Như tên của mình, Hải Phòng thuộc xứ Đông là đất trấn thủ cửa biển cho Thăng Long tứ xứ cũng như cho toàn bộ đất nước ta.
Hải Phòng có 6 cửa sông đổ ra biển. 6 cửa biển này đều là cửa ra của Lục Đầu Giang
– 2 cửa ra của Lục Đầu Giang là sông Kinh Thày và sông Thái Bình
– 4 cửa vào của Lục Đầu Giang là sông Lục Nam (Minh Đức), sông Thương (Nhật Đức), sông Cầu (Nguyệt Đức) và sông Đuống (Thiên Đức)
6 con sông đổ ra biển của Hải Phòng có những bến tàu nổi tiếng
– Cửa sông Thái Bình : Sông Thái Bình có các các luồng vận hành rất lắt léo phức tạp với ba cửa quan trọng đều được trấn giữ bởi đức thánh Trần Hưng Đạo
– – Cửa Tuần Vường : ở đây có đền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo
– – Bến Lẩu Khê ở ngã ba giữa sông Thái Bình và sông Kinh Thày, cực Nam của Lục Đầu Giang : ở Lục Đầu Giang có đền Kiếp Bạc
– – Cửa Đại Bàng là tên gọi xưa của cửa biển Thái Bình, đây là nơi hoá của Bạt Hải Đại Vương, tướng của Trần Hưng Đạo tên thật Vũ Hải
– Cửa sông Văn Úc : Sông Văn Úc bắt đầu từ ngã ba Cửa Dưa, là đoạn giao nhau sông Hương và sông Rạng tại địa phận xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, chảy theo hướng Đông Nam đổ ra Biển Đông tại cửa Văn Úc
– – Hòn Dấu là trung tâm của các cửa ngõ ra biển của hệ thống sông Thái Bình, ở phía Nam Hải Phòng. Hòn Dáu là mốc 0 quốc gia duy nhất của Việt Nam. Đây là cột mốc 0 để mở các luồng khởi hành xuống phía Nam. Trên hòn Dáu có đền thờ Nam Hải Đại Thần Vương, cũng là tướng của Trần Hưng Đạo và Bà Chúa Năm Phương của xứ Cảng
– – Bến Đồ Sơn : Bến Đồ Sơn ra đảo Hòn Dấu và Bến tàu không số Đồ Sơn là một ví dụ cho các luồng xuống phía Nam của đất Cảng.
– Cửa sông Lạch Tray : Cửa Lạch Tray và cửa sông Văn Úc đều liên quan đến hệ thống sông Thái Bình.
– Cửa sông Cấm : Cửa sông Cấm còn gọi là cửa Xả vì mang theo rất nhiều phù sa. Vì cửa sông Cấm bị lấp để làm cảng Đình Vũ, nên sông Cấm bây giờ đổ sang cửa sông Bạch Đằng, làm cho cửa biển này thường xuyên bị phù sa bồi đắp. Sông Cấm là cửa xả, cửa bồi lấp vì phù sa, không cho phép đi vào Lục Đầu Giang và Thăng Long. Khi cửa xả này bị lấp đi để xây dựng cảng Đình Vũ và sông Cấm bi bắt buộc phải hỗ trợ cho cửa nạp Bạch Đằng, sự cấm kỵ làm châp cheng hai luồng âm dương của sông Cấm và sông Bạch Đằng bị vi phạm. Lỗi này gọi là “phạm nhan”. Đình Cấm (Đình Gia Viên) thờ Đức Ngô Vương Thiên Tử (Ngô Quyền), Chúa bà Vũ Quận Quyến Hoa, Đức Nam Hải Đại Vương (Phạm Tử Nghi) và Đức Đông Hải Đại Vương.
– – Bến Ngự
– – Bến Bính
– Cửa sông Bạch Đằng hay còn gọi là cửa Nam Triệu là nơi diễn ra trận chiến oai hùng chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền, Lê Hoàn và Trần Hưng Đạo.
– – – Bến Rừng nằm ở giữa Thuỷ Nguyên, Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh là nơi chặn đứng quân xâm lược Phương Bắc, với chiến công chống giặc của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng. Sở dĩ ở đây xảy ra nhiều trận chiến vì đây là đường biển thuận lợi nhất để đi từ biển Đông vào Lục Đầu Giang và Thăng Long. Ở đây có 3 đền gốc thờ ba vị này là đình Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở phường Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
– Cửa Lạch Huyện nằm giữa đảo Cát Bà và Cát Hải : cửa này nằm ở Hải Phòng, là nối dài của sông Chanh của Quảng Yên, Quảng Ninh và không được tính vào danh sách các cửa biển chính thức của Việt Nam. Bến của Lạch Huyện rất đặc biệt vì là bến đảo. Ngoài ra ở phía nam Bến Rừng thuộc địa phận Quảng Yên có miếu Chính Phủ và đình làng Hưng Học thờ thần Đông Hải, nhân thần của làng Hưng Học, hoá thần ở sông Rút. Làng Hưng Học cũng nơi có tích của tướng giặc Phạm Nhan, bị Trần Hưng Đạo giết.
– – – Bến Gót (phía đảo Cát Hải)
– – – Cái Viềng (phía đảo Cát Bà)