CHU KỲ TRĂNG : MÙNG & MỒNG

Loading

CHU KỲ TRĂNG MÙNG & MỒNG

Chu kỳ trăng là nền tảng tạo nên lịch âm, thời tiết, khí tiết, mùa vụ, và ảnh hưởng đến tất cả các chuyển hoá tinh thần và khí huyết của vạn vật trong đó có con người.
Chu kỳ trăng được tính theo
– Ngày trăng – mùng (đất nước) hoặc mồng (khí lửa) : Bộ các bài đồng dao về mồng trăng và mùng trăng
– Tuần trăng – trăng xuống và trăng lên : Bộ các bài đồng dao “Ông trăng xuống chơi”
– Tháng trăng – tháng trăng cơ bản là trạng thái mùng ẩn mà chỉ hiện lên vài ngày mùng, ngày mồng mà thôi
Ngày là một khoảng thời gian tính theo trường ánh sáng, còn mùng và mồng tính theo trường hình và bóng. Ban ngày là khi vạn vật ở trong trường sáng của mặt trời, còn ban đêm trạng thái mồng và mùng rõ nét hơn.
Mồng và mồng chỉ để gọi ghép với mười ngày đầu tiên của tháng âm lịch : mùng/mồng một, mùng/mồng hai, mùng/mồng ba …. đến mùng/mồng mười, sau đó mùng hay mồng chỉ được gọi theo số đếm.
Mồng và mùng là hai trạng thái âm dương của nhau :
– Mùng là một trường sóng (votron), có tính đất nước
– Mồng là một hạt (neutron), có tính khí hoả.
Mồng có 2 trạng thái so với mùng
– Mồng bật ra khỏi trường mùng thì thành mống và mổng:
– – – Mồng hiện ra thì đếm được dù rất ít (một vài mống) hoặc rất bé, rất non trẻ (mầm mống),
– – – Mùng ẩn trong tình trạng rộng lớn, mung lung và mịt mùng.
– Mồng ẩn trong trường mùng thì thành mộng, mỗng :
– – – Mồng ẩn bên trong mùng thành mông, mộng, mông lung và mênh mông.
– – – Mồng hiện hữu bao trùm ở dàng thúng mủng, mùng màn,
– Mỗng là trạng thái của mùng định âm, còn mồng cứ đi ra đi vào để khớp với mùng, nên trạng thái chung là ẩn và chuyển đổi
– Mông là trạng thái mồng đinh hiện, và mùng cứ đi ra và đi vào để khớp với mồng, mông cơ bản là trạng thái hiện và khá ổn định
Mùng có các trạng thái so với mồng
– Mùng đẩy mồng dần ra khỏi mùng
– Mùng đẩy hết mồng khỏi mùng
– Mùng thu mồng dần vào trong mùng
– Mồng thu hết và trùm hoàn toàn lấy mồng
Ví dụ : củ khoai là mùng và cái mầm là mống
– khoai mọc mầm, là mầm mống, mống hiện ra và mống vận hành, còn củ khoai là mùng thì ẩn và tĩnh
– khoai chưa hay không mọc mầm là mồng sẽ ẩn bên trong củ khoai, mùng hiện so với mồng
Ví dụ : người là mống và cái màn là mùng
– người ngủ trong mùng, người ở trạng thái mông và mộng
– người thức dạy ra khỏi màn là mống nảy ra, mống trổ ra, mầm mống
– người thức bên ngoài màn và gấp màn lại, mùng ẩn, thu lại, còn mống hiện hữu, vận hành
– người đi ngủ, là mống chui vào màn, mống cụt dần, mống thu lại, mống biến mất, trong khi mùng tích hợp được mống bên trong lại bao trùm và mạnh lên
Ví dụ : mống mắt là mống và toàn bộ cầu mắt là mùng
– mở mắt : mống mắt hiện ra, còn cầu mắt là mùng ẩn đi
– khép mi mắt lại
– nhắm mắt : mồng mắt ẩn đi, nhưng cầu mắt là mùng lại hiện
– mở mi mắt ra
Ví dụ : mặt trời là mống dương và bóng đêm là mùng âm
– Bình minh là mống hiện ra khỏi mùng
– Chính ngọ là mống hiện ra nhất, trọn vẹn nhất
– Hoàng hôn là mống chìm dần vào mùng
– Mặt trời ban đêm là mống ẩn trong mùng
– Mặt trời ban ngày là mống hiện, mùng ẩn
Ví dụ mặt trăng là mồng âm và cung trăng là mùng dương
– từ mùng 1 đến 14 là mồng được đẩy ra khỏi mùng
– 15 mồng hiện ra trọn vẹn nhất
– từ 16 đến 29 là mồng dần thu lại bên trong mùng
– đêm 30 sẽ lúc lúc mùng hoàn toàn trùm mồng
Thái bạch là hai khoảnh khắc đặc biệt của sao Kim
– Ban mai trùng với bình minh : mống âm ẩn đi và mống dương hiện ra, và trùng khớp nhau
– Hoàng hôn trùng với tịch dương : mống dương ẩn đi và mống âm hiện ra, và trùng khớp nhau
Ngoài ra còn có trạng thái chồng chập hoặc phân tách giữa mặt trăng và mặt trời, được mô tả bởi
– mồng tơi : phân tách
– mùng tơi : chồng chập
Đó là lý do có hàng loạt bài ca dao về bắc cầu dải yếm, bắc cầu mồng tơi
Chàng về ngắt ngọn mồng tơi
Bắc cầu sông Cái thiếp thời nên chăng?
—o—
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Ví dụ : cánh hoa là mùng và nhuỵ hoa là mống
– Hoa chưa nở (nụ) là nhuỵ mống trong cánh mùng
– Hoa nở dần là mống hiện dần ra khỏi mùng
– Hoa rụng cánh là mùng ẩn đi và mống càng ngày càng rõ
– Nhuỵ thành quả là mống lại chuyển thành mùng, mà mồng lúc này lại là hạt
– Hạt nảy mầm thì hạt lại là mùng, mầm lại là mống
Cứ như vậy sự sống xoay vòng
Ví dụ :
– Trứng là mùng, tinh trùng là mống, khi tinh trùng đi gặp trứng và vào bên trong trứng, là lúc mống vào mùng, thụ thai
– Phôi là mống, tử cung là mùng, khi phôi làm tổ ở thành tử cung, cũng là mống vào trong mùng
– Thai nhi là mống và bào thai là mùng, trong bào thai mống trong mùng
– Em bé ra đời là mống ra khỏi mùng, em bé sẽ cần ra dần dần khỏi các lớp mùng tính từ lúc tao thành hợp tử, đó là các lễ trưởng thành
– Khi chết đi nếu thực sự siêu thoát là phải về lại được trạng thái trước khi hình thành hơp tử, còn làm ma là trạng thái không ra được khỏi các lớp mùng này
Tấm Cám là câu chuyện mô tả chi tiết nhất quá trình ra khỏi các lớp mùng từ khi ra đời qua các chuyển hoá sinh tử này, câu chuyện Tấm Cám kết thúc thì Tấm Cám vẫn chưa hoàn thành được quá trình chui ra khỏi các lớp mùng của hạt thóc ban đầu.
—o—o—o—o—o—o—o—o—

CA DAO VỀ LỄ TẾT – MÙNG

TẾT NGUYÊN ĐÁN

– Tết : 23 tháng Chạp, 26 tháng Chạp, 30 Tết, mùng Một, mùng Hai

Hạ lợi bước qua
Chánh ngày hăm ba
Lễ đưa ông Táo
Hai là lễ đáo
Tảo mộ ông bà
Cổ tích bày ra
Truyền cho con cháu
Từ ngày hăm sáu
Dĩ chí ba mươi
Cá thịt tốt tươi
Ông bà tiếp rước
Phải dùng cây trước
Lấy nó làm nêu
Thiên hạ cũng đều
Lo chưng đồ đạc
Sơ tam chánh ngoạt
Canh giữ thường lai
Quần rộng áo dài
Ăn chơi ba bữa
Bịt khăn sắm sửa
Làm tuổi mẹ cha
Đèn đốt vậy mà
Tứ cung tứ bái
Trai thời giữ đạo
Gái phải dằn lòng
Xuân nhật ngày đêm
Đèn chong hương đốt
Chơi bời mùng Một
Chí những mùng Hai
Liên gia trong ngoài
Ăn mừng năm mới.
Chữ An, chữ Thới
Dán trước hàng ba
Phú quý vinh hoa
Dán vô trước cửa
Tài lợi lộc phước
Dán trước hàng nhì
Vạn trực duy tân
Dán vô cửa giữa
Dán thời phải lựa
Cột cái định tường mà dán
Trên trang ông Táo
Đề chữ “Hiển Linh”
Lấy câu “Thái Bình”
Dán ngoài cửa ngõ
Quần điều áo đỏ
Quần rộng vãng lai
Chánh ngoạt sơ khai
Tháng Giêng duy thỉ
Canh ba giờ tí
Thức dậy làm gà
Lễ vật bày ra:
Nhang, đèn, trà, nước
Tiên sư giáng trước
Ứng biện vô dò
Rượu rót liên do
Kim ngân tiếp đốt
Giờ này thiệt tốt
Thạnh lợi chủ gia
Giờ đặng kế ba,
Làm ăn phú quý

—o—o—o—

TẾT ĐOAN NGỌ

– Mùng 5 tháng Năm
Ai lên Trung Phước, Đèo Le
Làm ơn cho gởi nắm chè mùng năm

—o—o—o—

LỄ TẾT KHÁC

– Mùng 4 tháng Giêng
Ai về thăm lại Trà Ôn
Tháng giêng mùng bốn giỗ ông Ngọc Hầu
—o—
– Mùng 5, 10
Phủ Bà mở hội hôm rằm
Còn như hội vật mồng năm mồng mười
—o—
– Mùng 5 tháng Mười
Tháng chín đôi mươi
Tháng mười mùng năm
—o—
– Mùng 8 tháng Tư
Muốn ăn lúa tháng mười,
Trông trăng mùng tám tháng tư.
—o—
– Mùng 10 tháng Ba
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm.
—o—
– 26 tháng Chạp

Bỏ con, bỏ cháu chớ bỏ hai mươi sáu chợ Trôi

Chợ Trôi : Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.

—o—

Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu chợ Dưng

—o—o—o—o—o—

CA DAO VỀ NGÀY LỄ TẾT – MỒNG

TẾT NGUYÊN ĐÁN

– Mồng 1 Tết

Hễ ai mà nói dối ai,
Thì mồng một Tết, Ba Giai đến nhà.

– Mồng 1, 2 Tết
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy
—o—
– Mồng 3
Làm thân con gái Lại Đà,
Sáng mồng ba Tết đã sà xuống ao
—o—
– Mồng 3, 4
Mồng ba ăn rốn
Mồng bốn ngồi trơ
—o—
– Mồng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Tết
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua
—o—
– 30 Tết, mồng Một

Ba mươi anh không đi tết
Rạng ngày mồng Một, anh không đi đến lạy bàn thờ
Hiếu trung mô nữa mà biểu em chờ uổng công
– Hôm Ba mươi anh mắc lo việc họ
Sáng mồng Một anh bận việc làng
Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi!

—o—

– 30 Tết, mồng Một

– Tối ba mươi anh không về lễ tết
Sáng mùng một anh không lạy giường thờ
Hiếu trung chi anh nữa mà khiến em đợi chờ uổng công
– Anh làm trai nam nhơn chi chí
Em làm gái thục nữ chi trinh
Em với anh nghĩa nghĩa tình tình
Phụ mẫu nhà chưa định, hai đứa mình dám đâu

—o—

– 30 Tết, mồng Một

Ba mươi súc miệng ăn chay
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc đài
Lâm râm khấn vái Phật Trời
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng
Ai ơi, hãy hoãn lấy chồng
Để cho trai gái dốc lòng đi tu
Chùa này chẳng có Bụt ru
Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ Sen
Thấy cô yếm đỏ răng đen
Nam mô Di Phật lại quên mất chùa
Ai mua tiu cảnh thì mua
Thanh la, não bạt, thầy chùa bán cho
Hộ Pháp thì một quan ba
Long Thần chín rưỡi, Thích Ca ba tiền
Còn hai mụ Thiện hai bên
Ai mua bán nốt lấy tiền nộp cheo
Lệ làng thiếu thốn bao nhiêu
Đẵn cây tre cộc cắm nêu sân chùa

—o—o—o—

TẾT NGÂU

– Mồng 3, 7 tháng Bảy – Tết Ngâu

Vào mồng 3, ra mồng bảy

– Mồng 3, 7 tháng Bảy – Tết Ngâu

Tháng một là tiết mưa xuân
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra
Đàn bà như hạt mưa sa
Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn
Tháng năm tháng sáu trong trận mưa cơn
Bước sang tháng bảy rợp rờn mưa ngâu
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần
Nữa là ta ở dưới trần
Cũng mong kết nghĩa Tấn Tần cùng nhau
Nữa là mưa nắng dãi dầu
Cũng mong cho vợ chồng Ngâu hợp hòa
Gặp nhau từ ngày mồng ba
Đến ngày mồng bảy là ra bơ phờ
Đã đành kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời
Mưa thì em đã họa rồi
Nắng đâu anh họa một bài cùng nghe

—o—o—o—

LỄ TẾT KHÁC

– Mồng 4, mồng 7

Mồng bốn có hội đua ghe
Rối đến mồng bảy bắt phe dội bòng

—o—

– Mồng 5, 10, Rằm

Phủ Bà mở hội hôm rằm
Còn như hội vật mồng năm mồng mười

Đền Bà Áo The Cũng gọi là Phủ Bà, một ngôi đền thờ ở làng Liễu Đôi, Hà Nam. Theo thần phả của làng, bà Áo The chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.

—o—

– Mồng 5

Mồng năm chợ Ó
Quan họ dồn về
Hội vui lắm lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Trầu chửa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành, miếng sổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Thì người cầm lấy
Các anh đứng đấy
Thầy mẹ đứng đâu?
Mời lại xơi trầu
Mừng cho dâu mới
Mặt trời đã tối
Đám hội đã tàn
Ai có hồng nhan
Mang ra chơi hội
Dưới sông múa rối
Trên bãi trồng vừng
Một đấu, một thưng
Bằng nhau như tiện
Như tiện như tề
Kẻo thế gian chê
Chồng cao vợ thấp!

—o—

– Mồng 6 tháng Ba

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La
Ấy ngày mồng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây

—o—

– Mồng 6 tháng Giêng

Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mồng sáu tháng giêng

Lễ hội Cổ Loa Hay còn gọi lễ hội An Dương Vương, được tổ chức từ mồng sáu tháng giêng hàng năm ở đền thờ An Dương Vương (đền Thượng) thuộc xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội). Nhiều hoạt động vui chơi, biểu diễn nghệ thuật truyền thống diễn ra trong suốt thời gian lễ hội như hát ca trù, hát tuồng, đánh cờ, đánh đu, đấu vật, đánh đáo đánh mẹt, chọi gà, cờ người, bắn cung…

—o—

– Mồng 7 tháng Ba

Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy

—o—

– Mồng 7, 8, 9 tháng Tư

Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng

—o—

– Mồng 7, mồng 10

Mồng bảy rước hội Quán La
Mồng mười hội Gạ kéo qua làng Sù

—o—

– Mồng 8 tháng Tư

Mồng bốn cá đi ăn thề
Mồng tám cá về cá vượt vũ môn

—o—

Mồng tám tháng tư không mưa
Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi
Mồng tám tháng tư có mưa
Mẹ con sắm sửa cày bừa làm ăn

—o—

– Mồng 9 tháng Tư

Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

—o—

–  Mồng 9 tháng Chín

Mồng chín tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

—o—

– Mồng 10 tháng Ba

Đu tiên mới dựng năm nay
Cô nào hay hát kỳ này hát lên
Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
Dạo xem phong cảnh trời mây
, Ðà, Tam Ðảo cũng quay đầu về
Khắp nơi con cháu ba kỳ
Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài
Sở cầu như ý ai ơi
Xin rằng nhớ lấy mồng mười tháng ba

—o—o—o—o—o—

CA DAO VỀ TRĂNG – MÙNG

MÙNG 1

– Mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Ngày rằm, mùng một ăn chay
Ghét con mỏ nhọn tưởng hoài chả nem
Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất
—o—
– Mùng 1 và ba mươi hàng tháng
Trăng kia chớ ỷ mình tròn
Ba mươi mùng một trăng luồn dưới mây
—o—
– Mùng 1, 15, 16, 21, 30 hàng tháng

Mười lăm mười sáu đang xinh
Đến hai mươi mốt ra hình xấu xa
Ba mươi số chết đã qua
Duyên còn mùng một lại ra người thường

Là gì?
—o—
MÙNG 4
– Mùng 4 của 12 tháng
– Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng giêng
Trông hoài không thấy bạn hiền vãng lai
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng hai
Tiết xuân con én đưa thoi đã rồi
Tháng ba, tháng tư ta không thấy bạn thời thôi
Chim kêu thỏ thẻ trước nơi sân hòe
Tháng năm, tháng sáu ta chẳng thấy nhắn nhe
Chim kêu nhỏ nhẻ, mùa hè sang thu
Chim kêu, vượn hú, cu gù
Cây khô lá rụng, mịt mù tang thương
Tháng bảy, tháng tám, tháng chín mưa trường
Đến khi ta nhắn gửi, hết lời ta lại qua
Tháng mười, tháng mười một, nước chảy mưa sa
Đương khi tiết lạnh bạn với ta xa vời
Còn mình tháng chạp bạn ơi
Niên tàn nguyệt tận, bạn phải tính cho rồi mưu chi?
Về nhà ngửa bàn tay tính lại đính đi
Tháng thời mười hai tháng, mùa y bốn mùa
Chuỗi sầu ai khéo thêu thùa
Đớn đau dạ ngọc, xót chua gan vàng!
– Bớ em ơi, một năm mười hai tháng, một tháng ba mươi ngày
Mắc lo canh cửi, hết ngày tháng giêng
Tháng hai khoai sắn liên thiên
Ta cam tâm nhớ bạn, còn phiền về tháng ba
Tháng ba anh mắc dọn dẹp việc nhà
Lo gặt lo hái nên không qua thăm nường
Tháng tư mắc lo việc lí hương
Mắc lo tạ tế, chay trường, công ngân
Tháng năm anh lo việc trăm phần
Lo sạ, lo cấy, gánh phân, đi cày
Tháng sáu anh nghĩ đã thậm gay
Mắc lo dựng xe đạp nước, không ngày nào ở không
Tháng bảy thiên não địa nùng
Ngày cơ tháng thiết, anh sợ em bậu có chồng chứ phải chơi!
Tháng tám ngó bộ thảnh thơi
Cha mẹ nhà trói buộc không cho anh đi, anh phiền
Tháng chín nước chảy khỏa biên
Mưa to gió lớn, anh sợ chiếc thuyền không bơi
Tháng mười chân rảnh tay rời
Đêm nằm nhớ bạn, ngày thời trông mong
Tháng mười một hết ngõ hết đường
Anh đau liệt giường, ới hỡi thuyền quyên!
Tháng chạp ngày tổ ngày tiên
Mắc lo dẫy mả tổ tiên cho rồi
Một năm mười hai tháng, em bậu ơi
Mong có ngày rảnh, để em bậu ngồi trách qua!
—o—

Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng giêng
Trông hoài không thấy bạn hiền vãng lai
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng hai
Tiết xuân con én đưa thoi mãn rồi
Tháng ba, tháng tư bạn không nhe nhắn nữa thì thôi
Để cho con chim oanh thỏ thẻ trước nơi sân hòe
Tháng năm, tháng sáu bạn chẳng nhắn nhe
Để cho chim én mùa hè sang thu,
Tháng bảy, tháng tám vượn hú cu gù
Mưa sa nước lũ mịt mù tối tăm.
Tháng chín, tháng mười lụy nhỏ mưa dầm
Hết cơn nhắn gởi hết lần lại qua
Tháng mười một, tháng chạp trở ra
Niên cùng nguyệt tận bạn với ta xa rồi
Không tin, bạn lần tay tính thử mà coi
Năm thời mười hai tháng, mùa y bốn mùa
Chuỗi sầu ai khéo thêu thùa
Đớn đau tấc dạ xót chua lòng này.

—o—

MÙNG 5

Len lét như rắn mùng năm

—o—

MÙNG 9

Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất
—o—
MÙNG 10
– Mùng 10 hàng tháng
Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất
—o—
– Mùng 10, 30 hàng tháng
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Trên núi đặt lờ
Dưới sông bửa củi
Gà cồ hay ủi
Heo nái hay bươi
Nước kém mùng mười
Ba mươi nước lớn

—o—o—o—o—o—

CA DAO VỀ TRĂNG – MỒNG

MƯỜI MỒNG

Ba chục mà nhốt một lồng
Một chục có mồng, hai chục không

Là gì? Ngày trăng của tháng trăng
—o—

Mười lăm mười sáu tốt bông
Đến ba mươi tuổi không chồng chết queo

Là gì? Mặt trăng
—o—
MỒNG 1

– Mồng một hàng tháng, rằm hàng tháng

Trai mồng một, gái hôm rằm
Nuôi thì nuôi vậy trong lòng vẫn căm

—o—

– Mồng một hàng tháng, rằm hàng tháng

Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên

—o—

– Mồng một hàng tháng, 14, 15 hàng tháng

Sáng trăng sáng cả đêm rằm
Nửa đêm về sáng trăng nằm ngọn cây
Nhớ ngày mồng một ăn chay
Cộng thêm mười bốn trọn ngày mười lăm

—o—

– Mồng 1 hàng tháng, 30 hàng tháng

Có trăng thì phụ lòng đèn
Ba mươi, mồng một đi tìm lấy trăng

—o—

– Mồng 1 hàng tháng, 30 hàng tháng

Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến

—o—

– Mồng 1 hàng tháng, 30 hàng tháng

Ba mươi súc miệng ăn chay
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc đài
Lâm râm khấn vái Phật Trời
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng
Ai ơi, hãy hoãn lấy chồng
Để cho trai gái dốc lòng đi tu
Chùa này chẳng có Bụt ru
Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ Sen
Thấy cô yếm đỏ răng đen
Nam mô Di Phật lại quên mất chùa
Ai mua tiu cảnh thì mua
Thanh la, não bạt, thầy chùa bán cho
Hộ Pháp thì một quan ba
Long Thần chín rưỡi, Thích Ca ba tiền
Còn hai mụ Thiện hai bên
Ai mua bán nốt lấy tiền nộp cheo
Lệ làng thiếu thốn bao nhiêu
Đẵn cây tre cộc cắm nêu sân chùa

—o—

– Mồng 1 hàng tháng, 30 hàng tháng

Sáng trăng vằng vặc
Vác cặc đi chơi
Gặp con vịt trời
Giương cung định bắn
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Giơ tay bóp vú
Khoan khoan tay chú
Đổ thúng gạo tôi
Hôm nay ba mươi
Ngày mai mồng một
Để tôi đội gạo
Lên chùa cúng Bụt
Bụt ngoảnh mặt đi
Đức Thích Ca mở miệng cười khì,
“Của tam bảo, để làm gì chẳng bóp.”

—o—

MỒNG 5

– Mồng 5, 14, 23

Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn.

—o—

Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn—o—Mồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không

—o—

MỒNG 9

– Mồng 9, 10 hàng tháng
Mồng chín trăng mới nửa vòng
Mồng mười trăng đã ra lòng tốt tươi
—o—o—o—
THÁNG TRĂNG
Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh phù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em có bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng
Mười một thương em hãy còn son
Mười hai thương vú dậy đã tròn như vung
Mười ba thương em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ trai
Mười lăm sinh đặng con trai
Sang năm mười sáu đặng hai đời chồng
Mười bảy em còn ở không
Đến năm mười tám lấy chồng căn duyên
Mười chín lấy thợ đóng thuyền
Hai mươi lấy lính quan quyền thờ vua
Hai mốt lấy chàng câu cua
Hăm hai lên chùa mê mệt thầy tu
Hai ba lấy thợ đóng dù
Bước qua hăm bốn lấy phu đi đàng
Lỡ duyên em bậu ngỡ ngàng
Trở về em lấy dân làng cho xong.
—o—
THÁNG TRĂNG
Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong!
—o—
MỒNG 10
Mồng chín trăng mới nửa vòng
Mồng mười trăng đã ra lòng tốt tươi
—o—
MƯỜI BA, TƯ, RẰM,

Nay mười tư, mai lại mười rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa
Lên chùa thấy tiểu mười ba,
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm,
Mong sao một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.

—o—

THÁNG TRĂNG

– Mồng 1-6, 15-30
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bẩy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu
Sắc thái của mồng trăng được mô tả trong mười bốn câu, ứng với 4 tuần trăng
1-6 (6 ngày) : Mồng
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
7-14 (8 ngày) : Mịt mùng
15-22 (8 ngày) : Mồng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
23-30 (8 ngày) : Mung lung
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bẩy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu
—o—
THÁNG TRĂNG

Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
Mồng bảy tỏ trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy trải giường chiếu
Mười tám giương cạm
Mười chín bịn rịn
Hai mươi giấc tốt
Hai mốt nửa đêm

—o—

THÁNG TRĂNG

Mồng một cho tới mồng năm
Giăng còn thơ ấu, tối tăm biết gì
Mồng sáu, mồng bảy trở đi
Đến ngày mồng tám giăng thì lên cao
Mồng chín giăng ánh vườn đào
Mồng mười giăng mọc đã cao hơn đầu
Mười một sáng cả vườn dâu
Mười hai giăng ở địa cầu trung thiên
Mười ba giăng gió giữ duyên
Đến ngày mười bốn giăng lên giữa trời
Gặp giăng em hỏi em chơi
Liệu giăng sáng cả trần đời được chăng?
Đến rằm giăng đã lên cao
Tới ngày mười sáu giăng treo tỏ tường
Mười bảy giăng sẩy chiếu giường
Mười tám dọn dẹp cương thường anh đi
Mười chín em định em ngồi
Hai mươi giấc tết, em thì ra trông
Kể từ hăm mốt nửa đêm
Giăng già thì cũng có phen bạc đầu
Cuối tháng giăng xuống biển sâu
Ba mươi mồng một ai cầu được giăng
—o—
Chia sẻ:
Scroll to Top