Trong Thất Tịch, Ngưu Lang & Chức Nữ gặp được nhau qua cầu Ô Thước hoặc cầu Thước Kiều tuỳ dị bản. Thực tế trong bất kỳ sự sống nào cũng có cầu Ô thước, bởi vì mọi sự sống đều tạo nên từ âm dương, nhưng không phải lúc nào cầu Ô Thước cũng vận hành.
Cầu Ô Thước là một trong các loại cầu xứ sở của ông bà Đầu nhau
– Cầu ô : của ông Công
– Cầu thước : của ông Táo
– Cầu kiều : của bà Thị
– Cầu ô kiều : của ông Công & bà Thị
– Cầu thước kiều : của ông Táo & bà Thị
– Cầu ô thước : của ông Công, ông Táo & bà Thị
Nếu theo mưa Ngâu để đoán về lúc xuất hiện cầu Ô Thước vào Thất Tịch, thì mưa Ngâu chỉ có ở các địa phương ở miền Bắc, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Nếu như tất cả các ngày Lễ Tết của sáu tháng đầu năm đều liên quan đến sự thống nhất âm dương mà biểu tượng về hình là ngọn lửa ông Công ông Táo và biểu tượng về âm tiếng pháo đêm Giao thừa, thì có thể nói tất cả các Lể Tết của sáu tháng cuối năm, tính từ Thất Tịch đều xoay quanh các cây cầu âm dương gồm
– Lễ Thất tịch 7/7
– Lễ vía Đại Thế Chí 13/7
– Lễ Vu Lan 15/7
– Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà 8/8
– Lễ Trung thu 15/8
– Lễ giỗ Cha 20-8
– Lễ Trùng Cửu 9/9
– Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia 19/9
– Ngày vía Dược Sư thành đạo 29/9
– Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư 5/10
– Ngày Phóng sanh 8/10
– Lễ Mùa Mới 10/10, 15/10 hoặc 23/10
– Ngày lễ Hạ Nguyên : 15/10 nằm trong giai đoạn Lễ Mùa Mới
– Ngày vía Phật A Di Đà 17/11
– Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo 8/12
– Lễ cúng Ông Công Ông Táo 23/12
Ca dao tục ngữ nói rất nhiều về từng loại cầu này
CẦU Ô
Bậu đừng dứt nghĩa cầu Ô
Chớ anh không phụ Hớn Hồ như ai
Nếu anh chưa rõ, em tỏ anh tường
Bởi cầu Ô lỗi nhịp, mới chán chường yêu anh
Ai làm cho quạt long nhài,
Cầu Ô long nhịp, cửa cài long then.
Cầu Ô gặp lúc long vân
Cá xa mặt biển cận gần chân mây
Tơ hồng xe kéo múi dây
Bầm gan tím ruột không khuây dạ chàng
– Đố anh con rết mấy chân
Cầu Ô mấy nhịp, nước Tần ở đâu?
– Em ơi, con rết trăm chân
Cầu Ô mười hai nhịp, nước Tần ở bên Ngô
Đố ai con rít mấy chưn (chân)
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán áo con trai
Chợ Trong bán chỉ, chợ Ngoài bán kim
Đố anh con rết mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Năm tiền một giạ đỗ xanh,
Một cân đường cát, đưa anh lên đường.
– Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.
CẦU THƯỚC
Năm voi anh đúc năm chuông
Năm cô anh đóng năm giường bình phong
Còn một cô bé chửa chồng
Lại đây anh kén cho bằng lòng cô
Một là ông Cống, ông Đồ
Hai là ông Bát, ông Đô cũng vừa
Giả tên bà Nguyệt, ông Tơ
Sớm đi cầu Thước, tối mơ mộng hùng
Rồi ra, cửa lại treo cung
Để cho cô đẻ, cô bồng cô ru
Ru rằng: con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Ngày sau con lớn kịp thì
Con học, con viết, con thi cùng người
Cô bé chửa có chồng có thể kén. một trong bốn ông chồng mang dòng máu của 4 vị vua cha
– Ông Cống : Diêm Vương Địa Phủ
– Ông Đồ : Tản Viên Nhạc Phủ
– Ông Bát : Long Vương Bát Hải Động Đình
– Ông Đô : Ngọc Hoàng Thương Đế Thiên Đình
Ông Tơ bà Nguyệt là người kết nối âm dương bằng sợi tơ hồng, mà ở đây chính là cầu Thước, thước dây, thước tơ hồng.
CẦU KIỀU
Cầu kiều ván mỏng gió rung
Bạn về sửa lại cho ta đi chung một cầu
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Sông sâu nước chảy ngập kiều
Dầu anh có phụ, còn nhiều nơi thương
CẦU Ô THƯỚC
Quạ đen lông kêu bằng con ô thước
Thấy em có chồng vô phước anh thương
Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn
Sông Ngân Hà mãi mãi không phai
Sợ em ham chốn tiền tài
Dứt đường nhân nghĩa lâu dài bỏ anh
Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu
Ngó lên Thương chánh thấy mấy nhịp cầu
Lá lay vì con ô thước khéo để sầu cho ta
Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu
Ngó lên Thương chánh thấy mấy nhịp cầu
Lá lay vì con ô thước khéo để sầu cho ta
CHỢ DINH
Hầu hết các bài ca dao về cầu Ô Thước không chỉ rõ cầu nằm ở đâu. Địa danh được nêu tên duy nhất trong các bài ca dao trên là chợ Dinh, liên quan đến cầu Ô.
Có hai chợ Dinh rất nổi tiếng ở nước ta là
– Chợ Dinh ở Quy Nhơn, Bình Định
– Chợ Dinh ở Huế còn gọi là chợ Dinh Ông, một cái chợ ở đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho đào kênh Đông Ba biến vùng đất ở phía bên kia bao bọc bởi một nhánh của sông Hương thành ốc đảo là đảo Chợ Dinh. Vua Gia Long cũng cho bắc cây cầu gỗ An Hội, đến năm 1837 vua Minh Mạng đổi thành Gia Hội. Đây là cơ sở cho sự ra đời của phố Chợ Dinh xưa, bắt đầu từ cầu Gia Hội (đường Chi Lăng hiện nay). Và khi quan Thượng thư Trần Tiễn Thành đến xây dựng tư dinh ở phía bên kia đường đối diện thì chợ được đặt tên Chợ Dinh.
Muốn ăn đi xuống
Muốn uống đi lên
Dạo khắp bốn bên
Chợ Thành, chợ Giã
Chợ Dinh bán chả
Chợ Huyện bán nem
Bài này về chơ Dinh Bình Định, vì các địa danh chợ Giã, chợ Thành, chợ Dinh, chợ Huyện đều nằm ở Bình Định.
Gió đưa ông Đội lên Dinh
Mụ Đội thương tình xách nón chạy theo
Ông Đội đòi cưới ba heo
Mụ Đội đòi cưới con mèo cụt đuôi
Bài này về chợ Dinh Huế vì chợ Dinh Huế còn gọi là chợ Dinh Ông. Chợ được gọi như thế vì lúc trước vùng này có nhiều dinh thự các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn.
Chợ Dinh là tên gọi cho một nơi chốn có tương tác âm hình, cầu trúc và vận hành, một điều kiện để có cầu Ô. Chợ Dinh để làm nên cầu Ô được mô tả rõ ràng bán nón quai thao, vì ô cũng là nón.
Chợ Dinh bán nón quan hai
Bộ tua quan mốt, bộ quai năm tiền
Chợ Dinh trong bài ca dao này không phải là chợ Dinh Huế hay chợ Dinh Bình Định. Chợ Dinh bán buôn theo lố nón, tua và quai thao. Lúc này âm dương ở tình trạng chia cắt, cầu Ô không không xuất hiện.
Đố anh con rết mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Năm tiền một giạ đỗ xanh,
Một cân đường cát, đưa anh lên đường.
– Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.
Trong bài này cầu ô xuất hiện, nhưng mà nếu mà nhiều nhịp quá thì không biết có qua nổi không. Có cầu Ô mà không qua nổi thì không khác gì là không có cầu Ô.
Bồng em mà bỏ vô nôi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán nón quan hai
Bán thao quan mốt, bán quai năm tiền
Trầu cau, ăn với vôi là biểu tượng của tình yêu, của kết nối âm dương, thế mà ở đây phải đi 2 chợ để mua vôi, 1 chợ mua cau và 1 chợ mua trầu. Tuy các chợ dù đều nằm ở Huế nhưng xa nhau tít tắp. Thực trạng này cho biết là âm dương của vôi, âm dương của trầu cau đều đang bị tách rời. Cầu Ô cũng không xuất hiện.
Đố ai con rít mấy chưn (chân)
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán áo con trai
Chợ Trong bán chỉ, chợ Ngoài bán kim
Ở Bến Tre, có chợ Trong, chợ Ngoài nhưng không có chợ Dinh
– Nguyên đời Lê Cảnh Hưng, có ông Thái Hữu Xưa từ phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) vào ven rạch Ba Tri lập trại, lập làng, sinh cơ dựng nghiệp, mở đường nối rạch này với những con sông khác, dựng chợ gọi là chợ Ba Tri (thời ấy gọi là chợ Trong). Khách thương hồ từ các nơi giong buồm tìm đến. Làng xã phát triển ngày càng phồn thịnh.
– Trước đó phía đầu rạch Ba Tri, ông Xã Hạc đã lập chợ Ngoài. Từ khi có chợ Trong, chợ Ngoài vắng khách. Ông Xã Hạc đắp đập trên rạch Ba Tri, không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vào chợ Trong nữa. Lần này đến lượt chợ Trong ế khách. Cháu nội ông Xưa bất bình, đâm đơn kiện. Quan phủ xử “Mỗi làng đều có quyền đắp đập trong địa phận làng mình”. Chợ Trong coi như thua.
Người xưa có câu ca dao trên để nói về sự tranh chấp ấy.
Chợ Trong bán chỉ, chợ Ngoài bán kim, bao giờ mới may lên chưa lên được cái áo mà chợ Dinh bán. Vì có chợ Trong, chợ Ngoài mà không có kết nối, thế là Bến Tre không có chợ Dinh trong thực tế, còn trong bài ca dao, chợ Dinh chẳng có người, nên đương nhiên là không có cầu Ô.
Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
Chợ Dinh cùng tất cả các địa danh trong bài này đều nằm ở xứ Huế, nhưng cũng tương tự các trường hợp trên, mỗi chợ bán một thứ đồ không có sự liên kết về cầu trúc, nên không có cầu Ô.