TRẠNG THÁI LƯỠNG NGHI BẬT TẮT (ÂM DƯƠNG NGHỊCH LÝ) CỦA CAO BIỀN
Cao Biền ơi hỡi Cao Biền
Biền cao chi lắm cho phiền lòng ta
Bức tường giăng cách ly xa,
Chàng nam thiếp bắc kêu la thấu trời
Cao và Biền đối lập với nhau, có cao (cao, cứng, khô, nổi) thì không có biền (thấp, mềm, ướt và trũng). Biền mà lại cao, cao mà lại biền là trạng thái âm dương nghịch lý, âm dương phân ly, âm dương vô cực.
TRẠNG THÁI ÂM DƯƠNG CHUYỂN TIẾP (ÂM DƯƠNG NGHỊCH LÝ) CAO BIỀN
Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Dậy là trạng thái chuyển tiếp âm dương giữa ngủ (âm) sang thức (dương).
Dạy là trạng thái mộc – âm dương chuyển tiếp, trong khi cao biền là trạng thái kim âm dương bật tắt và phân ly, cho nên ai có trạng thái gốc là cao biền thì các trạng thái chuyển tiếp như dạy sẽ yếu kém, tạo ra tình trạng dạy non. Dạy non là trạng thái ngái ngủ, dạy mà chưa tỉnh hẳn, nên vận động không vững.
Chuyển tiếp từ âm sang dương cũng là trạng thái sinh, tạo nên trạng thái sinh non, và đứa trẻ sinh non sẽ lẩy bảy (vận động không vững).
TRẠNG THÁI ÂM DƯƠNG CHỒNG CHẬP (ÂM DƯƠNG NGHỊCH LÝ) CỦA CAO BIỀN
Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền
Chồng em lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Sớm có chồng sao em muộn có con
Hẩm duyên xấu số em còn đứng không
Trong ca dao, con nhạn là biểu tượng cho tin vui về âm dương giao hoà. Đó là trạng thái nam nữ gặp gỡ, yêu đương, sinh con.
Để tinh trùng người nam và trứng của nữ kết hợp tạo ra được hợp tử cần có trạng thái mộc của âm dương khớp mộng, âm dương chồng chập. Cao Biền là trạng thái kim của âm dương phân tách, âm dương nghịch lý, nên gây ra tình trạng khó có con.
TRẠNG THÁI ÂM DƯƠNG SINH TỬ (ÂM DƯƠNG NGHỊCH LÝ) CỦA CAO BIỀN
Cao Biền chết tại đầm Môn
Trên sơn dưới thủy, trời chôn Cao Biền
Cao Biền chết tại đầm Môn
Đầm Môn là tên một thôn nay thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm dưới chân đèo Cả. Theo truyền thuyết địa phương, Cao Biền cưỡi diều giấy đi yểm long mạch nước Nam, đến Phú Yên thì bị dân chúng bắn rơi xuống đất. Y định lội bộ về nước, nhưng tuổi cao sức yếu, chết tại đây.
Đầm là một ví dụ cụ thể của biền, nghĩa là thấp, mềm, ẩm, trũng; Môn là một ví dụ cụ thể của cao, nghĩa là cao, cứng, khô, nổi. Đầm Môn tạo nên trạng thái âm dương nghịch lý tương tự như Cao Biền.
Trên sơn dưới thủy, trời chôn Cao Biền
Cao Biền âm dương nghịch lý, còn trên sơn dươí thuỷ là âm dương thuận lý. Chôn dưới đất, không ai chôn trên trời và đầm Môn cũng là vị trí thấp, dưới thuỷ, dưới chân đèo Cả là trên sơn.
Cho nên Cao Biền chết mà không chết được, chết mà như sống.
Bước lên đèo Cả
Thấy mả ông Cao Biền
Có đôi chim hạc đang chuyền nhành mai.
Bước lên đèo Cả
Đèo Cả là đèo thuộc dãy núi Đại Lãnh, ngăn giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đèo có nhiều vòng cua nguy hiểm, một bên là tảng đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Trước kia, khu vực này là một nơi sản xuất trầm hương và kỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát.
Thấy mả ông Cao Biền
Đầm Môn nằm dưới chân đèo Cả. Mả Cao Biền trong bài ca dao này, lại không nằm ở Đầm Môn mà nằm ở Đèo Cả. Đèo là vị trí trũng như là biền nhưng lại khô, cho nên ứng với Biền Cao. Cả là cao lớn nhưng đèo Cả lại trũng dài, cho nên ứng với Cao Biền.
Điều vô lý ở đây là đèo là giao thông đi lại, vừa không an vừa lộ liễu, thường không ai để mộ ở đó, nhất là với thày phong thuỷ như Cao Biền, hoặc mộ ở đó thì cũng chẳng trụ được.
Có đôi chim hạc đang chuyền nhành mai.
Chim hạc là chim nước, cỡ lớn, nhành mai là cây trên rừng, kích thước khá nhỏ. Nghe qua câu này thì thấy phong thuỷ rất đẹp, nhưng thực ra chim hạc đứng trên thân cây mai còn khó đừng nói chuyền nhành mai. Nói chung chim hạc sẽ sống ở Biền, còn nhành mai sẽ thấy ở Cao. Có chim hạc thì không có nhành mai và ngược lại.
Cho nên trèo lên đèo Cả, thấy mả Cao Biền mà chẳng thấy gì cả, như là thấy chim hạc chuyền nhành mai vậy. Cho nên nếu chúng ta có lên đèo Cả thì đương nhiên chả tìm được mộ Cao Biền.
TRẠNG THÁI MỘT MẤT MỘT CÒN CỦA CAO BIỀN & SƠN TINH THUỶ TINH
Cái gốc của trạng thái mâu thuẫn 1 mất 1 còn của Cao Biền đi từ sự kiện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh cùng thi tài trong sự kiện kén rể của vua Hùng Vương thứ 18. Trạng thái Cao là của Sơn Tinh và trạng thái Biền là của Thuỷ Tinh.
Trong bọc trăm trứng hai trạng thái này là đồng sinh, âm dương thuận lý, sơn thuỷ hữu tình. Nhưng sau đó, âm dương trở nên phân lý thì 50 người con lên rừng là nhánh Sơn Tinh, trong đó có Cao Sơn và 50 người con xuống biển, trong đó có Quý Minh, nhưng đây vẫn là trạng thái đồng sinh, đồng phân ly. Âm dương tiếp tục vận hành qua nhiều chu kỳ cho đến thời Hùng Vương 18, thì với sự kiện Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh, thì âm dương trở nên một mất một còn, âm dương nghịch lý, sơn khắc chế thuỷ, thuỷ phá sơn.
Sơn Tinh là dòng máu của ông Công và Thuỷ Tinh là dòng máu của ông Táo.
Dãy núi ba vì có Tản Viên đứng giữa, Cao Sơn một bên và Quý Minh một bên. Tản là phân ly âm dương, chính là sự kiện 50 người con lên rừng và 50 người con xuống biển. Viên là cả 100 người con trong boc trăm trứng.
Sơn Thuỷ đã đồng sinh thì sẽ cùng đồng tử nhờ có trạng thái Tản Viên.
Trạng thái Tản Viên đối xứng với trạng thái Cao Biền là trạng thái bật tắt âm dương, một mất một còn, âm dương nghịch lý.
TRẠNG THÁI SƠN THUỶ
Ở đây sơn thủy hữu tình
Có thuyền có bến có mình có ta
Ở đây sơn thủy bao la
Có thuyền có bến có ta có mình
Ông Núi đi đâu
Bỏ bầu sơn thủy
Đủ nhân đủ trí
Thêm vĩ thêm kì
Chùa xưa nhạt bóng tà huy
Xuôi lòng non nước nặng vì nước non
Con thỏ giỡn trăng, sơn băng thủy kiệt
Ai ở hai lòng, nhật nguyệt xét soi
Tay cầm cái dao
Tay trao cái rổ
Cắt cổ con gà
Tiếng tăm tôi chịu, thịt thà ai ăn?
Lời nguyền thủy kiệt sơn băng
Lên non cao tạc đá, xuống đất bằng đề thơ
Lời nguyền thuỷ kiệt sơn băng tương tự như lời nguyền sông cạn đá mòn.
Khó chẳng than, giàu chẳng lụy
Rượu một bầu, du thủy du sơn
Mạnh về Sơn Thuỷ Hữu Tình là xứ Nghệ
Đường vô xứ Nghê quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
TRẠNG THÁI NƯỚC NON
Trạng thái nước non không hẳn tương đồng với trạng thái sơn thuỷ. Sơn Thuỷ mạnh về cấu trúc mà nước non mạnh về vận hành.
Còn trời còn nước còn non
Còn cô Chức Nữ hãy còn chàng Ngưu
Ra về giã nước giã non,
Giã người, giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung
Ai về nhắn gởi đôi lời
Thuyền rời xa bến, chẳng dời nước non
Nước non là nước non trời
Ai phân được nước, ai dời được non.
Nước non ai trót hẹn hò
Chữ tình giữ mãi bo bo làm gì
Yêu nhau chữ vị là vì
Gió tuôn mạch nhớ người chi ái tình.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Nước non vẫn nước non này
Nước non quanh quất, cỏ cây xanh rì
Rừng hoang cỏ rậm thiếu chi
Phen này ta quét sạch đi cho rồi
Gái trai cất giọng đêm hè
Tình ta trăng gió nghiêng về nước non
Sông sâu nước chảy đá mòn
Lòng ta sau trước sắt son không rời
Trót lời hẹn với nước non,
Kíp xe bối chỉ cho tròn bối tơ,
Quay tơ phải giữ mối tơ,
Quay dăm ba bối đợi chờ bấy lâu.
Chè non nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh
Giang sơn thiếp gánh một mình
Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp chăng
Mạnh về Non Nước là Xứ Quảng
Nước chảy lờ đờ, đôi bờ xuôi ngược
Đường đi Non Nước rộng bước thênh thang
Ta vui khắp xóm khắp làng
Mặc cho chớp bể mưa ngàn vẫn vui
Đường đi xa lắm em ơi
Nước non ngàn dặm bể trời mênh mông
Đi qua muôn chợ ngàn sông
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng bể khơi
Bao giờ cạn nước Thu Bồn
Ngập chùa Non Nước, lời đồn em mới tin.
Quảng Nam có núi Ngũ Hành
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương
Quê ta có dải sông Hàn
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà
Cao Bằng là nơi xảy ra phân tách âm dương nhưng đỡ hơn Cao Biền vì vẫn có sự kết nối về tinh thần giữa âm và dương, như vợ chồng xa cách nhưng có nhớ có thương.
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non
Nàng ơi trở lại cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Chân đi đá lại dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng nửa nhớ vợ con
Đi thời nhớ vợ cùng con
Khi về nhớ củ khoai môn trên rừng
LỜI THỀ NƯỚC NON
Lời thề nước non liên quan đến trạng thái Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đồng sinh đồng tử, nghĩa là sau khi phân ly sau đồng sinh, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh sẽ hội ngộ, qua chuyển hoá sinh tử.
Thề Non Nước của Tản Đà
Nước non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non.
Nhớ nhời nguyện nước thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Sương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương!
Giời tây chiếu bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non?
Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi nhời thề.
SƠN TINH THUỶ TINH ĐỒNG SINH ĐỒNG TỬ – CAO BIỀN CHẾT
Hoá giải được trạng thái Cao Biền một mất một còn giữa ông Công ông Táo, chính là Khánh Hoà, với năng lượng của bà Po Nagar Thiên Y A Na, hay bà Thị của người Chăm, đó là lý do Cao Biền mất tại ranh giới Phú Yên Khánh Hoà.
Thương chi bằng nỗi thương con
Nhớ chi bằng nhớ nước non quê nhà
Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non
Thơm Vạn Giã ngọt đà quá ngọt
Mía Phú Ân cái đọt cũng ngon
Hỡi người chưa vợ chưa con
Vào đây chung gánh nước non với mình
Quản bao lên thác xuống gành
Mía ngon thơm ngọt đượm tình nước non
Khánh Hoà chính là nơi xảy ra trạng thái đồng tử của Sơn và Thuỷ, ứng với sự kiện ông Công, Bà Thi và ông Táo cùng nhảy vào lửa chết, trong sự tích Táo Quân lên trời.