CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA THÁNG 10

Loading

TẾT CỦA THÁNG MƯỜI
– Tết Song Thập, Trùng thập, Tết Thường tân: 10/10
– Tết Hạ Nguyên : 15/10
– Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới : Tục sêu tết vào dịp Tết Cơm Mới thì thường biếu nhau gạo đầu mùa, chim ngói, và hồng chín
– Lễ cúng Bến nước, Tết Giọt nước, Tết bến nước : Tuỳ từng vùng sẽ tổ chức tết vào 15/10 hoặc cuối tháng 10
—o—o—o—
CÁC NGÀY LỄ CỦA THÁNG 10
5/10
Tháng chín đôi mươi
Tháng mười mùng năm
Vào ban đêm những ngày 20 tháng 9 và mùng 5 tháng 10 âm lịch, nước thủy triều dâng lên, rất nhiều rươi chui ra khỏi mặt đất (gọi là nứt lỗ rươi).
—o—
05/10
Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư tổ thiền tông)
—o—
10/10
Tết Song Thập, Trùng thập
Song Thập có một nghĩa là hai chữ thập xoay, chuyển vận và thay máu.
Song thập là ngày mở cổng, để chuẩn bị cho ngày Tết Hạ Nguyên là ngày hạ nguyên thần.
—o—
10/10 :
Ngày Tiên Chúa Liễu Hạnh ở lần đầu thai thứ ba tái hợp với người chồng ở lần đầu thai thứ hai.
– Thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650), bà vân du đến làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần, tái hợp với ông Trần Đào Lang lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm. Hai ông bà sinh được một con trai tên là Cổn.
Đây cũng là ngày mất của ông Phạm Huyền Viên, cha của Phạm Tiên Nga (mẫu Liễu Hạnh trong lần đầu thai thứ 2).
– Vào đầu thời nhà Hậu Lê, tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng, người ấp Nhuế Duệ, cũng xã Vỉ Nhuế (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu 1433, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga. Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462), cha của nàng qua đời. Hai năm sau mẹ của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn La Ngạn, ở đây có đền thờ cha và mẹ của Phạm Tiên Nga).
—o—
15/10
Rằm tháng mười, mười người mười quay
Rằm tháng bảy, người quảy người không
Rằm tháng bảy liên quan đến người đã khuất còn rằm tháng mười liên quan đến sự sống mới, mùa sinh mới. Tháng mười có năng lượng thập ngoặc hay chữ vạn xoay, cho nên “mười người, mười xoay”
—o—
15/10 : Tết Hạ Nguyên
Tháng mười là đầu mùa sinh mới, nên xảy ra hiện tượng hạ nguyên, nghĩa là hạ nguyên thần, hay linh hồn (nguyên thần) vào hợp tử (giáng hạ).
Tháng chín thì quít đỏ trôn
Tháng mười ngái mọc, cái con tìm về
Ngái là cây ngái hương hay cây ngải hương, cây toả hương ra để gọi hồn, bởi vì muốn sinh con thì hồn của con phải về nhập vào hợp tử của cha và mẹ tạo ra.
Đúc bầu, đúc bí
Bí cội, bí ngọn
Leo cây leo cối
Leo tới leo lui
Đến rằm tháng mười
Các anh các ả
Treo cả mi lên
Chặt tay chặt chân
Trái mô già thì rụng
Tháng mười có năng lượng bầu bí và sinh con đẻ. Trong bài ca dao trên “trai mô già thì rụng” là trái trứng trong buồng trứng.
Trâu đẻ tháng sáu, vợ đẻ tháng mười
Vì tháng mười là “tháng vợ đẻ”, nên mưa tháng mười được gọi là “mưa cữ”.
Tháng chín mưa rươi
Tháng mười mưa cữ
Mùa mới cũng là mùa máu mới, nên xảy ra hiện tượng thay máu. Phụ nữ sinh con trải qua việc thay máu, nhưng phụ nữ không sinh con, người nam và cả người trẻ cũng có thể thay máu, dẫn đến rụng tóc và ốm đau, không khác gì người ở cữ.
Khi thay máu mới thực sự biết ai yếu, ai mạnh.
Bà khen con bà tốt
Tháng mười, tháng một bà biết con bà
Vì tháng 10 và tháng 11 âm lịch, người dễ ốm, nên giữ gìn sức khoẻ, ở nhà chăm lo nhà cửa, không nên đi chơi xa, nếu có chỉ đi nên đi về quê cha đất tổ.
—o—
20/10
Hai mươi tháng chín mưa rấp trộ rươi
Hai mươi tháng mười mưa rấp trộ cá
—o—o—o—
CÁC NGÀY CỦA KỲ LŨ THỨ BA TRONG NĂM
3/10
Ông tha nhưng bà chẳng tha
Còn sợ cái bão mồng ba tháng mười
7/10
Ông tha nhưng bà chẳng tha
Lại còn mồng bảy mười ba tháng mười.
13/10
Ông tha nhưng bà chẳng tha
Lại còn mồng bảy mười ba tháng mười.
23/10
Ông tha mà bà không tha
Làm chi cũng lụt hăm ba tháng mười.
23/10
Ông tha mà bà chẳng tha,
Đánh nhau một trận hăm ba tháng mười.
Một năm lũ dâng lên ba kỳ, và tháng mười là kỳ cuối cùng nhưng đôi khi lại là kỳ khốc liệt nhất, đã nhiều lần trong lịch sử gây ra thảm hoạ, và ca dao đã ghi lại các ngày lũ lụt lịch sử tháng mười ấy.
—o—o—o—
Chia sẻ:
Scroll to Top