CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA TẾT SONG THẬP

Loading

Tết Song thập hay là Tết Trùng thập, Tết Thường tân, Tết Cơm mới, Tết Mùa mới.
Tết Cơm mới và Tết Mùa mới vì lúc này vừa gặt lúa. Các món ăn chính trong ngày Tết này và cơm và đồ ăn được làm từ gạo. Tết này cúng Thần Nông.
Tết Thường Tân, chữ Thường trong tên Việt Thường và vô thường. Thường Tân nghĩa là đổi mới và chuyển hoá liên tục theo chu kỳ.
Tết Mùa Mới liên quan sâu sắc đến Tết bến nước (Giang Tân) bởi vì mùa mới liên quan đến nước mới, máu mới, mà nước tới bến sẽ là nước bến mới, nước vào chu kỳ mới.
Các biểu tượng liên quan đến Tết Song Thập
– Chữ thập đỏ trong vòng tròn trắng : biểu tượng gần giống với biểu tượng của hội chữ Thập đỏ. Mỗi đường gạch đỏ là một giang, ghép lại lên tùng hoành ngang doc và vòng tròn trắng là hồ. Đây là biểu tượng của máu, song chữ thập là máu âm dương và vòng tròn là máu nền.
– Cánh chim và cây kiếm : biểu tượng này gần giống biểu tượng ngành y và biểu tượng chữ thập đó nhưng mộc hơn, và hai con rắn cũng là biểu tượng của máu mà mang tính âm dương, và hình vòng tròn là biểu tượng của máu gốc và máu nền
– Biểu tượng thập giá trong ánh trăng : Biểu tượng này khác biểu tượng thánh giá vì có vòng tròn và cần tiếp đất nhưng vẫn liên quan đến Chúa, người sinh ra tất cả, là cội nguồn dòng máu sự sống của tất cả
– Con rùa cõng hạc : Rùa ngang, hạc dọc chính là biểu tượng về đất nước và phong thuỷ, và đối xứng với biểu tượng cánh chim cây kiếm.
– Kim Liên : Hoa sen có trục trời đất và nhị vàng kim (tính kim, phương doc chéo), các cánh hoa màu hồng nở ra theo phương chéo giống như cánh chim giang (tính mộc, phượng ngang chéo). Củ sen dưới bùn giống như con rùa
– Chim giang sen hay chim hạc tiên hay chim lạc : chim giang sen bay có hình giống chữ thập, với hai cánh giang ngang ra và trục từ chân chim đến mỏ chim chính là vận hành và cấu trúc kiểu giang. Chim Giang sen, hạc tiên hay chim lạc là biểu tượng lớn của văn minh Việt. Chim Giang sen xuất hiện trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường
– Thánh Tam Giang : Bất kỳ khi nào có hai luồng giang, giao nhau sẽ có một cổng Tam giang, do thánh Tam Giang giữ. Ví dụ
– – – Hai luồng máu động mạch (thổ huyết) hay hai luồng kinh lạc (khí huyết) giao nhau hợp về một dòng chung sinh ra từ dòng thứ ba và trong dòng chung vẫn có hai dòng riêng tạo thành trạng thái thứ ba hoặc để khôi phục được trạng thái âm dương gốc trong các chu kỳ vận hành tiếp theo
– – – Ngã ba sông có tính Giang ví dụ ngã ba Bạch Hạc nơi Đà Giang, Lô Giang và Thao Giang gặp nhau
– – – Điểm mở cổng sinh nơi giao dòng máu của ba ông bà Đầu nhau, ông Công, ông Táo và bà Thị
– Ông mãnh Tổ : Ông mãnh Tổ liên quan đến Ban ngũ hổ Sơn Trang được mô tả trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống. Ông mãnh Tổ là Ngũ vị Tôn Ông trong đạo Mẫu. Điểm mở cổng sinh của ông bà Đầu nhau do ông Mãnh Tổ và bà Tổ cô cùng giữ.
Ca dao, tục ngữ không trực tiếp nói nhiều về Tết Song Thập nhưng lại nói về tất cả các biểu tượng này
TAM GIANG
Nước ròng chảy thấu Tam Giang
Sầu đâu chín đỏ, sao chàng còn đây?
—o—
Đêm nằm bàng bạc ánh trăng,
Ngân Sơn bên đó, Mằng Lăng bên này
Thuyền xao bóng nước gió lay
Lòng em xáo động chàng hay chăng chàng?
Một dòng nước chảy Tam Giang
Bởi lời cha mẹ phụ phàng tình anh.
—o—
Tam Giang rộng lắm ai ơi
Có ai về Sịa với tôi thì về
Đất Sịa có lịch có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm ăn
—o—
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
– Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan
Đường vô muôn dặm quan san
Anh vô anh được bình an em mừng
—o—
Đại giang Đông Giàng,
Tiểu giang Lai Hạ
—o—
Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng
Dòng sông Côn lênh láng mùa mưa
Đã bao tháng đợi năm chờ
Duyên em đục chịu, trong nhờ biết sao!
—o—
Cơm hai bát, bát ăn bát để
Nước hai bình, bình uống bình mang
Anh đưa em về chốn Lại Giang
Lui chân trở lại, nước mắt tràn như mưa
GIANG TÂN
Lật đật cũng đến bến giang
Anh nay thong thả cũng sang chuyến đò
—o—
Vội vàng cũng tới bến giang
Tôi đây đủng đỉnh cũng sang bến đò.
—o—
Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò
Giả như Tiên Bửu đưa đò giang tân
—o—
Từ phen ra tới giang tân
Sớm theo dặm tuyết đêm lần ngàn mưa
Tiếc công anh chứa nước đan lờ
Để cho con cá vượt bờ nó đi
—o—
Anh về, anh lại sang ngay,
Em đừng tưởng gió, trông mây mà phiền
Anh về, anh lại sang liền,
Em đừng đi lại tốn tiền đò giang
RÙA CÕNG HẠC
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
Chàng gặp thiếp như hạc đỗ lưng quy
Cứ lời anh dặn em ri
Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng
—o—
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia
—o—
Thân ai khổ như thân con rùa,
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia,
Ngày đi cuốc bãi, tối về nằm suông.
—o—
Cảm thương con hạc ở chùa
Muốn bay da diết có rùa giữ chân
—o—
Trăm năm cúc rụi còn mai
Rùa đeo chân hạc, thiếp chớ nghe ai bỏ chàng
—o—
Hạc chầu thần, hạc đứng dựa lưng quy
Tôi sầu anh, tôi đứng dựa ghế nghi khóc ròng
—o—
Chia sẻ:
Scroll to Top