CÁC KẺ CỦA ĐẠI LA
—o—o—-
Kẻ, xứ là các từ cổ để chỉ con người (kẻ) và vùng đất mà họ sính sống (xứ). Nếu như đứng đầu các xứ là các bà chúa Xứ thì đứng đầu các kẻ chính là dân các Kẻ, và các vị thánh thần mà họ thờ phụng.
Hình dung trong một điện từ trường của một cái nam châm, một cơ thể sống hay của Trái đất, có các đường sức từ và trường điện từ. Kẻ liên quan đến các đường sức từ và xứ liên quan đến trường điện từ. Kẻ chia cắt cả thời gian và thời gian nhưng hiện thời gian, ẩn không gian, xứ thì ngược lại. Kẻ mang tính kim xứ mang tính mộc.
Kinh tuyến và vĩ tuyến của Trái đất được xây dựng dựa trên sự kết hợp của hệ điện từ trường mà mang tính Kim Hoả Khí và hệ Trái đất mà mang tính Đất Nước Mộc. Vận hành của hệ Kim hỏa khí gọi là điện, vận hành của hệ đất nước mộc gọi là dầu.
Kinh tuyến và vĩ tuyến là một lưới không thời gian, giống như các lưới không thời gian mô tả trong thuyết tương đối về không gian và thời gian cong của Einstein. Khi dịch chuyển giữa các lưới này sẽ có sự thay đổi về không thời gian ví dụ thay đổi địa điểm và múi giờ. Ngược lại muốn dịch chuyển không thời gian thì cần đổi lưới.
Kết hợp kẻ và xứ, có một từ cổ chỉ địa danh và con người thứ ba là Bang : Bang vừa để chỉ vùng đất và con người sinh sống trên vùng đất, cho nên có liên bang, thành bang, cái bang, bang phái…. Có một kẻ rất đặc biệt của xứ Ngũ Quảng vì nó pha trộn cả xứ và bang là Kẻ Bàng, một địa danh mới “sống dạy” gần đây nhờ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bảng.
Địa danh Kẻ phổ biến trong dân gian từ Hà Nội đến Quảng Trị.
Bà chúa Xứ được thờ phổ biến từ xứ Ngũ Quảng đổ xuống phía Nam. Như vậy vùng đất có nhiều địa danh kẻ chính là Giao chỉ xưa (phía Nam của Giao Chỉ là Nhật Nam). Người ta có câu “Thẳng như kẻ chỉ”, Kẻ cũng là đường mà Chỉ cũng vẫn là đường.
Người ta cho rằng các Kẻ của Hà Nội phải có từ trước Công Nguyên. Bởi vì sự tích liên quan đến Hai Bà Trưng có nhắc đến các kẻ và sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, nhà Hán đã yêu cầu đặt tên Hán cho các làng có tên Nôm là Kẻ để tiện ghi chép, ví dụ kẻ Láng có tên chữ là Yên Lãng. Kẻ là tên Nôm gốc hơn và cổ hơn rất nhiều của các địa danh này.
Địa giới các kẻ cũng lớn nhỏ rất khác nhau. Có kẻ tương ứng với một thôn, có kẻ tương ứng với môt làng như Kẻ Láng, có kẻ rất lớn tương ứng với một tổng như Kẻ Bưởi gồm nhiều làng như Yên Thái, Võng Thị, Hồ Khẩu…, Kẻ Nưa gồm 5 làng mà mỗi làng có nhiều thôn, kẻ La gồm 7 làng La và mỗi làng La cũng gồm nhiều thôn.
Nhiều kẻ đã mất dấu và mất cả tên, nhưng một số kẻ vẫn giữ được tên và cả địa giới xưa thông qua đình, đền, lễ hội và văn hoá dân gian, văn hoá truyền miệng, và qua các địa danh.
Kẻ thường là các làng nghề nằm dọc theo các con sông, tạo thành hệ thống thành luỹ bao bọc, nuôi dưỡng và bảo vê một trong tâm đô thị, dành cho vua quan ở. Theo cấu trúc này có thể phân các kẻ của Tống Bình – Vạn Xuân – Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội thành các vòng cung thành luỹ men theo các lớp sông bọc lấy trung tâm Thăng Long xưa
– Vòng cung sông Tô Lịch – sông Hồng (Đại La)
– Vòng cung sông Nhuệ – sông Hồng
– Vòng cung sông Đáy – sông Hồng
Hoàng Thành Thăng Long với tứ trấn thuộc về vòng cung sông Tô Lịch – Đại La có các kẻ tương ứng với tứ trấn
– Đông có kẻ Chợ ở cửa sông Tô Lịch,
– Bắc có kẻ Bưởi ở ngã ba sông Tô Lịch – Thiên Phù,
– Tây có kẻ Láng, kẻ Cót, kẻ Vòng, kẻ Canh, kẻ Mọc, kẻ Lủ
– Nam có kẻ Mơ, kẻ Vọng, kẻ Giả, kẻ Quang …
Mỗi trấn lại có lễ hội nổi tiếng của các kẻ
– Đông có kẻ Chợ ở cửa sông Tô Lịch : Lễ hội đền Bạch Mã (trấn Đông), lễ hội đền Thái Cam, lễ hội thần Câu Mang mà có rước nước và đi về núi Nùng (sau này ở đó có điện Kính Thiên)
– Bắc có kẻ Bưởi ở ngã ba sông Tô Lịch – Thiên Phù : Lễ hội đền Quan Thánh (trấn Bắc), lễ hội đình An Thái của ông Dầu, bà Dầu, hội thề đền Đồng Cổ.
– Tây có kẻ Láng, kẻ Cót, kẻ Vòng, kẻ Canh, kẻ Mọc, kẻ Lủ : Lễ hội Láng, lễ hội Thập Tam Trại, lễ hội đền Voi Phục (trấn Tây), lễ hội Mọc
– Trấn Nam có kẻ Mơ, kẻ Vọng, kẻ Giả, kẻ Quang… : Lễ hội đền Kim Liên (trấn Nam)
KẺ CHỢ
Khéo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ
—o—
Giàu thú quê không bằng ngồi lê kẻ chợ
—o—
Đói vào kẻ chợ, đừng có vào rợ mà chết
(Đói thì ra kẻ chợ, đừng lên rợ mà chết)
—o—
Nghĩ em đáng lạng vàng mười
Đem ra kẻ chợ đáng người trăm phân
—o—
Con cá he vảy tròn, đuôi đỏ
Vợ chồng bất hòa nói nhỏ nhau nghe
Phải đâu kẻ chợ, bến xe
Thiên hạ nghe được người chê kẻ cười
—o—
Mình ơi mình có thương ta
Ta ra kẻ chợ họa ba cái hình
Phòng khi ta nhớ tới mình
Thì ta lại giở cái hình ra xem
—o—
Em nay như tấm lụa đào
Đem ra Kẻ Chợ thước nào dám đo
– Thước anh thước ngọc, thước ngà
Vóc còn dám đọ nữa là lụa em!
—o—
Ngày ngày ra đứng cửa chùa
Trông lên Kẻ Chợ mà mua lấy sầu
Chợ Cót có bốn cái cầu
Để cho làng xóm mua rau, bán hàng
—o—
Cô kia con cái nhà ai,
Mà cô ăn nói dông dài hử cô.
Cô điên cô dại cô rồ,
Cô ra Kẻ Chợ cô vồ lấy giai.
—o—
Đường ra Kẻ Chợ xem voi
Voi thì chẳng thấy thấy ngôi nhà lầu
Thấy cô chúa tàu bán gương cùng lược
Mặc áo màu chàm bán thuốc nhân sâm
Cái áo tứ thân là năm gấu tách
Anh gửi thư về nửa trách nửa mong
Trách người làm mối không xong.
—o—
Cái bống mặc xống ngang chân
Lấy chồng kẻ chợ cho gần, xem voi
Trèo lên trái núi mà coi
Thấy ông quản tượng cưỡi voi đánh cồng
Túi vóc mà thêu chỉ hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng đi thi
Một mai chồng đỗ, vinh quy
Võng anh đi trước, em thì võng sau
Tàn quạt, hương án theo hầu
Vinh quy bái tổ, giết trâu ăn mừng
—o—
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang.
Bốn góc thời anh bịt vàng,
Bốn chân bịt bạc, tám thang chạm rồng.
Bây giờ phải bỏ giường không,
Em đi lấy chồng phí cả công anh.
—o—
Em về Kẻ Chợ em coi
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sương
—o—
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường kim phong
Giường anh kim phong
Bốn bên bịt bạc
Anh hỏi thật lòng
Có lấy anh không
Để anh mua nón thượng quai thâm
Về cho mà đội
Anh mà nói dối
Đã có quỷ thần
Một trăm việc mần
Anh chăm lo cả
Ngoài đồng ngoài xá
Cỏ rả mặc anh
Em có siêng có lanh
Cuốc cho anh dăm ba đồi cỏ
Mệt em cứ bỏ
Em cứ đi nằm
Đôi ta duyên nặng ngàn năm
Ân tình hai chữ sắt cầm đẹp đôi
—o—o—
KẺ BƯỞI
—o—o—
KẺ GIÀN
Đất kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ
Trung Kính Hạ Tên Nôm là kẻ Giàn, một làng nay thuộc địa phận quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một làng thuần nông, nhiều ruộng đất, giỏi thâm canh.
—o—o—
KẺ VẼ
Chơi với quan viên Kẻ Vẽ
Không còn cái bát mẻ mà ăn
Đông Ngạc Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là “làng tiến sĩ” do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
—o—o—
KẺ LÁNG
Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm rau húng rau mùi
Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa
Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên kinh kì
Gánh lên chợ Mới một khi
Mong cho đến chợ anh thì nghỉ chân!
—o—o—
KẺ CÓT
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa
Kìa giấy Yên Thái như kia
Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh
Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ
Cổng chợ có miếu thờ vua
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên
Chùa Thiên Niên có cây vọng cách
Chùa Bà Sách có cây đa lông
Cổng làng Đông có cây khế ngọt
Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề
Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa
An Phú nấu kẹo mạch nha
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Họ Lại làm giấy sắc vua
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng ghê.
—o—o—
KẺ NỦA, KẺ NOI
Có của chớ cho Nủa coi
Có thoi chớ cho Noi thấy
Kẻ Nủa Một địa danh thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Thời Pháp thuộc, Kẻ Nủa thuộc tổng Thạch Xá. Hiện nay, Kẻ Nủa gồm 5 xã: Chàng Sơn, Thạch Xá, Hữu Bằng, Bình Phú và Phùng Xá.
Đây là vùng có nhiều đình, đền, chùa, quán… Tất cả có 12 chùa, 15 đình, đền, quán, miếu. Trong đó có những công trình rất có giá trị về văn hóa và nghệ thuật, như: Chùa Tây Phương ở Thạch Xá, đình Hữu Bằng, đình làng Gia, đền thờ và lăng mộ Phùng Khắc Khoan ở Phùng Xá… Kẻ Nủa còn là cái nôi của 3 phường rối nước có từ lâu đời, nay vẫn còn hoạt động: Rối nước làng Gia, rối nước làng Yên và rối nước làng Chàng.
Kẻ Noi, một làng thuộc Thăng Long xưa, nay là xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Cổ Nhuế ngày xưa có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi, đồng thời có nghề may từ đầu thế kỉ 20. Làng cũng có nghề hót phân rất độc đáo, tới mức trong đền thờ Thành Hoàng, người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay (những công cụ hót phân).
—o—o—
KẺ MƠ
Em là con gái Kẻ Mơ,
Em đi bán rượu tình cờ gặp anh
—o—
Sống thì canh cửa Tràng Tiền,
Chết thì bộ hạ Trung Hiền kẻ Mơ
—o—
Thứ nhất làm lính Tràng Tiền
Thứ nhì được cúng quan hiền Kẻ Mơ
—o—o—
KẺ MUI
Kẻ Mui anh đã biết chưa
Đàn ông vác nặng be bờ, đắp truông
Mẹ em đẻ em trong buồng
Về sau em lớn quay guồng ươm tơ
—o—o—
KẺ GIẢ, KẺ VỌNG, KẺ LỦ
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây.
—o—o—