Ca dao, tục ngữ về thân thể qua ẩn dụ trâu, bò

Loading

MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG ?

=== === ===
– Mất bò mới lo làm chuồng
Ở trường chúng ta được học về câu “Mất bò mới lo làm chuồng”, là có của quý mà không biết giữ, như con bò, đến lúc mất mới lo làm chuồng cho nó, thì có khi muộn rồi.
Trong những ngày mưa xối xả của tháng sáu âm lịch, ngồi hết từ ca cá nhân này đến ca cá nhân khác về vấn đề mất thân, lo kiết giới thân, tôi mới hiểu ra rằng câu tục ngữ này nói về kiết giới để giữ thân, bởi vì trâu bò được ví với thân thể, trong đó “trâu” là thân thể nam, còn “bò” là thân thể nữ.
Trong tất cả tài sản, thì thân thể là quý nhất. Người ta có câu, “sức khoẻ là vàng”, nhưng thân thể quý hơn vàng. Mất thân thể là mất sức khoẻ, mất tâm trí, mất xúc cảm, mất ý chí, mất gia đình, mất nhà cửa, mất tiền bạc, mất công việc, mất cuộc đời. Mất thân thể là mất mạng hoặc sống như ma ngơ, sống kiểu nửa đã chết.
Chúng ta sinh ra thường coi thân thể là đương nhiên, cứ dùng thôi, mà không lo giữ gìn, nó đang ở trạng thái nào, nó còn hay mất nhiều khi chẳng biết, cho nên luôn luôn xảy ra tình trạng “Mất bò mới lo làm chuồng”. Con bò to đùng, ngỡ mất bò là chủ biết ngay, nhưng sự việc không hề đơn giản như vậy. Để xảy ra tình trạng “Mất bò mới lo làm chuồng”, thì con người cũng phải thức tỉnh về con bò, thức tỉnh về việc mình mất con bò. Thức tỉnh về việc mình đã có con bò và mình đã mất con bò đã là thách thức lớn với mỗi cá nhân, đừng nói đến việc cá nhân đó biết lo làm chuồng.
—o—
– Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu
nghĩa là thân ai người nấy lo, nam lo thân nam – trâu, nữ lo thân nữ – bò, đừng nghĩ là vợ có thể lo cho thân chồng, cha mẹ có thể lo cho thân con.
– Nam nữ thụ thụ bất thân
không đơn giản là nam nữ không được đụng chạm, mà nghĩa chính xác là thân nam và thân nữ bao gồm thân nam bên trong người nữ và thân nữ bên trong người nam phải được phân tách rõ ràng, không được chập cheng tiếp xúc, chập cheng giới tính. Rõ ràng, thân ai người nấy tự lo, thì mới phân tách được.
—o—
– Đo bò làm chuồng
Câu này giống câu “đóng giầy đo ni”, có nghĩa chuồng của ai, dành cho thân người nấy, quần áo, giầy dép, mũ nón, đồ dùng, nhà cửa, ban thờ … của ai phải theo thực tế thân thể của người ấy.
Thân thể là thước đo, là cơ sở cho chuồng, cho những thứ sinh ra để thân thể dùng và để bảo vệ thân thể.
—o—
– Ngu như bò
Câu này không phải vì con bò ngu, mà bò là thân, trong khi ngu khôn là nói về tâm trí. Đứng từ góc độ của tâm trí, thì thân thể vận hành bằng bản năng … dường như rất ngu, còn tâm trí thì tính toán khôn ngoan.
Tâm trí cứ việc ngu với khôn, còn thân là thân, bò là bò. Nước sông không phạm nước giếng. Chuyện “Trí khôn của ta đây” có con hổ thắc mắc sao con trâu ngu thế, làm nô lệ cho người, con hổ bị con người trói lại đốt, còn con trâu cười con hổ mà gãy hết răng. Con trâu đại diện cho thân thể đất, mang tính bản năng và bị động, con hổ đại diện cho thân thể lý trí và ý chí, mang tính chủ động. Cái thông minh của thân thể không nằm ở cách tính toán của cái đầu, nên cơ bản cái đầu mù tịt về cái thân, cho nên nó thắc mắc vì sao người và trâu đi với nhau. Con người đích thực phải là tổng hoà của cả con trâu và con hổ. Việc người trói hổ lại, nhưng để trâu tự do, thể hiện việc con người cần hoà hợp với thân thể của mình và kiểm soát sự hợp nhất với một tâm trí có xu hướng phân tách khỏi con người ra sao.
Tâm trí chả làm nổi việc của thân, mà thân chả làm việc của tâm trí. Người làm việc tâm trí nhiều khi rất vụng về tay chân, bản năng thui chột, đưa ra nhiều quyết đinh tưởng thông minh nhưng có khi ngu dại. Đấy là còn chưa kể
– tâm trí có biết yêu đương không ?
– tâm trí có biết sinh con không ?
Cái thân mà đói mà đau, thì cái đầu cũng đơ đơ, ngơ ngơ. Thân thể khoẻ mạnh thì tâm trí mới bình thường, thân thể loạn, thì tâm trí cũng đờ đẫn thần kinh.
Những người quá tâm trí rất dễ tách tâm trí khỏi thân thể, rồi mất cả thân thể và tâm trí. Hoặc là là tâm trí dễ bay ra khỏi thân. Hoặc là tâm trí quay về thân để điều khiển thân, đàn áp thân, lý giải thân, làm mất bản năng, mất cảm nhận, mất xúc cảm của thân và của con người tổng thể. Người quá tâm trí và tâm trí tách khỏi rất hay làm các việc ngây dại và đưa ra các quyết định không đem lại kết quả thiết thực, như người chắc thân. Người tâm trí hay làm các việc thiệt thân và không biết giữ thân. Cứ như vậy, đến một lúc nào đó, tâm trí sẽ tự giết mình vì sự phân tách khỏi thân thể và hiện thực thân thể, và nó cũng giết chết tổng hoà con người luôn.
Người đến lớp thiền mà bảo không thiền được hoặc thiền sai là do mất thân thì không thể hiểu nổi thế nào là mất thân, không tin rằng mình mất thân và thắc mắc vì sao lại mất thân, dù thực tế đã rành rành là như vậy. Tâm trí họ hoàn toàn xa lạ với thân thể của chính họ và không chấp nhận việc mình phải giữ thân và không chấp nhận việc mất thân mà mình không thiền được.
—o—
– Chậm như bò
Bò ở đây hiểu là con bò hoặc vận hành bò đều đúng. Nếu bò là vận hành bò thì còn có câu
– Chậm như rùa bò
Đứng từ góc độ của tâm trí thì thân rất chậm. Tâm trí thì nhanh như điện giật, nay nghĩ ra ý tưởng này, mai đổi sang ước mơ nọ, nhưng đụng tay đụng chân, lê thân ra làm thì có khi mãi không làm nổi.
—o—
– Lo bò trắng răng
Tâm trí nào tính toán, nào lo lắng, rằng làm cách này, sửa cách kia, nhưng một khi đã thất bại, thì cứ thất bại mãi vì đã đụng đến địa phận của thân.
Người có thân tự thân làm việc cần làm, chứ không phải làm việc biết làm như người tâm trí, mà nhiều cái biết làm kiểu tâm trí thì chỉ là cái biết rất ngơ ngẩn, lý thuyết, không hiệu quả trong thực tế.
Người chắc thân có thực tế nên tâm trí của họ có chiều sâu và thân thể của họ có hành động tự thân, không bị phụ thuộc vào tâm trí như người yếu thân cả nghĩ, nên họ sớm trưởng thành và cân bằng hơn người yếu thân.
Người tâm trí mất thân có tính “lo bò trắng răng”, bởi vì tâm trí của họ lo tranh việc của thân vì lo cái thân không làm được việc của cái thân, mà thực tế nó không thể làm được.
Dạy thiền mà ai ám ảnh về cách làm và cứ hỏi “Làm thế nào”, “Làm cách nào” mà không chủ động làm là người tâm trí quá kích động dẫn thân thể vốn luôn ở tình trạng bị động bị áp chế, nên hành động tự thân bị tê liệt. Người tâm trí tưởng không biết a, b, c nên không làm được, còn nếu biết hết từ a đến z sẽ làm được, nhưng nhiều khi càng được giảng giải nhiều, tâm trí càng bị kích động, thất bại sẽ nặng nề hơn.
Người mà khi thất bại chủ động đổi cách làm là người mà tâm trí bám sát thân. Người mà khi thất bại liên tục lý giải thất bại từ đâu đó ngoài thân và ham muốn phân tích tâm trí các trải nghiệm hơn là tập trung vào hành động để đạt kết quả thì chắc chắn là người tâm trí mất thân, tâm trí đạp thân, tâm trí bay khỏi mặt đất 300km rồi.
Người tâm trí thích học trong đó có học thiền nhưng người có bản năng tốt và thân tốt mới là người thiền được an toàn, nên việc đầu tiên của người tâm trí giết thân là phải hợp nhất tâm trí và thân, hướng tâm trí về thân, đằm tâm trí xuống thân.
Tâm trí mất thân có quán tính cứng nhắc rất kinh khủng, dù 10 buổi thiền thất bại cùng một kiểu và thấy người khác làm được, thì lại càng dùng đầu phân tích đủ kiểu, và quán tính tâm trí sẽ càng làm thất bại nặng nề hơn. Cái người thiền được thì chả có gì để giải thích hay lý giải cả, mà cứ như là thần kỳ xảy ra trước mắt người tâm trí. Tâm trí không có thân trong thiền có thể dẫn người thiền mù quáng, suy diễn, hoang tưởng về các trải nghiệm thân thể. Cảm giác bất lực sẽ là rất kinh khủng, khi thấy người khác trong cùng hoàn cảnh đơn giản làm được các việc mà mình không làm được. Đó cũng là một sự thức tỉnh của thân thể dành cho tâm trí.
—o—
Em khôn em ở trong bồ,
Chị dại chị ở kinh đô chị về
Câu này liên quan đến mấy câu trên nên phân tích luôn ở đây.
Em khôn em ở trong bồ : em khôn em giữ thân trong chuồng của em, em khôn em ở trong bồ của em, em là thân thể mà đặc biệt là thân dưới.
Chị dại chị ở kinh đô chị về : kinh đô ở trên đầu, chị ở kinh đô thì chị là tâm trí, là thân trên, chị dại vì chị ở kinh đô chị về, chị làm cái gì cũng xuất phát từ trên đầu, chứ không dựa trên thực tế.
Trong chuyện Tấm Cám
– Chị sống ở kinh đô, sống trên đầu, suốt ngày phân tích, lý giải, tính toán, để hành động nhắm đạt kết quả nào đó. Chị là một người đồng hoá mình với tâm trí và ý chí chủ động. Đó là Cám
– Em sống trong bồ, bản năng, xúc cảm, bị động. Em thường xuyên vì quá bị động so với chị, chả tính toán, suy nghĩ gì nên bị chị dẫn dắt đến những hành động đúng là ngu như bò là Tấm
Sống như Cám – Chị dại chị ở kinh đô chị về thì
– Đời có mà ra Cám
Sống như Tấm – Em khôn em ở trong bồ,
– Đời sẽ ra Tấm ra miếng
Cuối cùng thì Cám mất thân, mất mạng, chỉ còn cái đầu để làm mắm mà thôi. Lúc này thì Tấm và Cám hợp nhất được thành một con người, với cái đầu quay về đúng vị trí của nó, thay vì chủ đông làm loạn kiểm soát cái thân. Đó là ý nghĩa của cái kết câu chuyện cổ tích Tấm Cám mà chúng ta thường thắc mắc là không hợp lý.
—o—
CON BÒ & MẪU ĐỊA
Ở Phương Tây, nàng Vệ Nữ, sinh ra từ bọt biển với thân thể trần truồng là sao Kim, tinh chủ của chòm sao Taurus, con bò đại diện cho thân thể và tính nữ. Chòm sao này có tính Đất.
Ở Phương Đông, các con bò của thần Zeus cưỡi chính là Europa hay đất mẹ châu Âu, và con bò Nandin của thân Shiva cưỡi là “Mẹ của quá khứ và tương lai”.
Ở đạo Mẫu, con bò thần thánh chính là biểu tượng Mẫu Địa, của tính nữ cung đất.
Các con bò này không ngu, không chậm, nó đơn giản là chính nó.
Chúng ta, đặc biệt là phụ nữ mà mất mất con bò này, là chúng ta mất quá khứ, tương lai, mất đất mẹ, mất bản thân, mất nhau và chúng ta không chỉ ngu, mà chúng ta tuyệt đường sống.
=== === ===

NGƯU LANG & CÂU CHUYỆN HOÀ HỢP THÂN TÂM TRONG MỘT CON NGƯỜI TRỌN VẸN

THÂN TRÂU – THÂN BÒ
Sửu vừa là con trâu, vừa là con bò. Trâu có con đực con nái, và bò cũng có bò đực, bò cái.
– Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng
Trâu và bò là biểu tượng của thân thể.
– Sao mày trâu bò thế
Câu cảm thán trên ám chỉ rằng sao mày dùng quá nhiều sức thân thể thế
– Đầu trâu mặt ngựa
Trâu đại diện cho thân nam, đầu trâu là bọn dùng thân để tương tác kiểu quá dương, kiểu bạo lực, không suy nghĩ như là du côn, trộm, cướp … “Mặt ngựa” biểu tượng tương tác mang tính nữ.
– Xoài giòn, mít dẻo, thị dai
Làm thân trâu ngựa chẳng nài gian lao
“Làm thân trâu ngựa” là dùng sức thân, không ngại dùng sức thân. Làm thân trâu là dùng sức dương và làm sức ngựa là dùng sức âm.
THÂN NAM – THÂN NỮ
Xếp theo âm dương thì trâu dương hơn bò cho nên
– dương nhất là trâu đực
– âm nhất là bò cái
– chưa phân biệt âm dương là con bê nhưng con bê có thể xếp chung vào nhóm bò, tạo nên “bò bê” vì nữ có tính lưỡng nghi
– con trâu non là con nghé
Trong thân nam của người nam lại có thân nữ, ở tình trạng bị động, tình trạng ẩn, còn trong thân nữ của người nữ lại có thân nam, cũng ở tình trạng bị động, tình trạng ẩn. Tính nữ thì vốn bị động và tính nam vốn chủ động thì nữ mới đúng là nữ và nam mới đúng là nam. Thân nam trong người nữ sẽ cân bằng cho người nữ và thân nữ trong người nam tạo ra tính bị động cho người nam, và cũng chính vì vậy mà trong một con người mới đủ âm dương.
Quan hệ giữa các thân nam và nữ
– Thân nam và thân nữ này nên ở tình trạng mạnh về phân tách hơn là kết hợp
– Nếu khoá phân tách này hỏng, nhẹ thì rối loạn âm dương, rối loạn giới tính, mà nặng thì chết vì không còn khả năng sinh sản tế bào và vận hành cơ thể.
Dù kết hợp hay phân tách, thì đầu tiên nam nên đúng là nam và nữ nên đúng là nữ, dương nên đúng là dương và âm nên đúng là âm, cho nên có câu
– Nam nữ thụ thụ bất thân
– Thân trâu, trâu lo, thân bò bò liệu
Thân trâu, trâu lo, thì trâu sẽ lo đúng theo cách của trâu. Thân bò, bò liệu, thì bò sẽ liệu đúng theo cách của bò. Lúc này thì mọi việc tự nó sẽ vận hành thông suốt và cân bằng.
Còn chập cheng thân âm dương, là trạng thái con người chưa trưởng thành, là con bê.
THÂN ÂM – THÂN DƯƠNG
Trong một người nam
– Phần linh hồn, tinh thần, lý trí, ý chí và cảm xúc là Ngưu hay Ngưu Lang là dương
– Phần thân thể bản năng, cảm giác, xúc giác là Trâu, là âm
Kết hợp lại sẽ được ông Ngâu với Ngâu = Ngưu + Trâu.
Trong một người nữ
– Phần linh hồn, tinh thần, lý trí, ý chí và cảm xúc là Chức Nữ
– Phần thân thể là Bò
Kết hợp lại sẽ được bà Ngâu.
Quan hệ giữa thân và hồn
– Phần thân thể và tinh thần thì nên ở trong trạng thái mạnh về kết hợp hơn là phân tách
– Nếu khoá kết hợp này bị hỏng, thì con người bị xé nhỏ ra, từng phần bị suy và tổng thể bị suy, gây ra tình trạng vong thân, vong ma ở mọi cấp độ của con người
Như vây Sửu cũng là Ngâu
– Sửu có tính thống nhất, tính dương
– Ngâu có tính phân tách âm dương, tính lương nghi, tính âm
NGƯU LANG & THÂN TRÂU, THÂN NAM, THÂN DƯƠNG
Trong tích Ngưu Lang – Chức Nữ có ba phiên bản về con trâu
– Con trâu được Ngưu Lang chăn bị lạc vì Ngưu Lang mải yêu đương Chức Nữ, nên Ngưu Lang bị Ngọc Hoàng phạt, chia cắt ở hai đầu dải Ngân Hà với Chức Nữ
– Con trâu là bạn thân của Ngưu Lang, giúp Ngưu Lang lấy được Chức Nữ khi Chức Nữ xuống hạ giới tắm. Hai người thành một đôi vợ chồng chung sống hạnh phúc. Sau này khị Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu chia cắt ở hai đầu dải Ngân Hà thì cuối cùng Ngưu Lang, Chức Nữ vẫn được đàn quạ giúp để gặp được nhau
– Đàn trâu 9 con được Ngưu Lang chăn nhưng Ngưu Lang bị bắt mang về 10 con nên phải đi tìm thêm con thứ 10, có gốc là một Tiên xám. Con trâu này sau chết và đưa da cho Ngưu Lang làm giầy đuổi theo Chức Nữ, khi Chức Nữ bị cha bắt đi.
Vậy ba phiên bản này có điểm chung là
– Ngưu Lang giữ được trâu, có đủ trâu, và hợp nhất với trâu tinh thần hoặc thân thể với trâu thì có Chức Nữ
– Ngưu Lang mất trâu, không có đủ trâu, và phân tách cả tinh thần và thân thể với trâu thì mất Chức Nữ
Rõ ràng với Ngưu Lang
– Con trâu là đầu cơ nghiệp
Và quan hệ của Ngưu Lang và con trâu được mô tả trong bài ca dao
Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
NGHÉ – THÂN THỂ NON NỚT
Thân còn non là nghé, chủ nhân cơ thể là Chúa
Con nghé nhà ta
Chúa mới thả ra
Ăn đâu ăn đấy
Ăn mấy cho no
Chúa bắt thì cho
Khách bắt thì chạy
Nghe lời chúa dạy
Mới ra trâu bò
Bờ lúa thì qua
Bờ mạ thì tránh
Ăn no thẳng cánh
Tối lại rong về
Đồng lúa nhà quê
Chớ hề động đến
Ăn cho có nết
—o—
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chả theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt
Nó cắt mất tai
Nó nhai mất đầu
Còn đâu theo mẹ
—o—
Huơ con nghé nhỏ
Lạc đàng theo chó
Lạc ngõ theo trâu
Nghe mẹ rống đâu
Đâm đầu mà nhảy
—o—
Nghé ọ nghé ơ
Con nghé nhà ta
Như bông như hoa
Như gà trong trứng
Mẹ nuôi mẹ nấng
Cho vững đường cày
Cho ngay đường bừa
Đi sớm về trưa
Cày bừa khó nhọc
Ta săn ta sóc
Là nghé nghé ơ…
—o—
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?
—o—
Trâu anh con cỡi con dòng
Lại thêm con nghé, cực lòng thằng chăn
—o—
Nghé ơ nghé ọ
Ta nuôi nghé lớn
Ai mua nỏ bán
Ai mượn nỏ cho
Cỏ đã bứt cho nghé ăn no
Nghé cày thay mẹ
Một buổi hai đường
Hai buổi bốn đường
Cày dọc bừa ngang
Cày xong ruộng toóc
Cày nốt ruộng khoai
Cày hai nương đỗ
Nghé ọ nghé ơ…
—o—
Con nghé nhà ta
Bốn ba bốn bảy
Nước chảy một chiều
Một niêu nước mắm
Một nắm củ hành
Một giành củ tỏi
Bán gọi chợ Đông
Ba đồng một cặp
Ai gặp thì mua
Ai mua thì bán
Đi trưa thì nhịn
Nghé ơi…
—0—
Ơ nghé ơi, nghé à…
Nghé bông nghé hoa
Nghé gà trong trứng
Mẹ nuôi mẹ nứng
Mẹ nựng con so
Cỏ đã bứt về
Cho nghé ăn no
Cày thay cho mẹ
Ơ nghé ơi, nghé à…
—o—
Ơ ọ…
Ơ ọ…
Nghé ọ…
Nghé ra đồng lúa
Nghé chạy đồng bông
Nghé chớ đi rông
Hư bông gãy lúa
Ơ ọ…
Nghé ọ…
Nghé đi tập võ
Nghé đi tập cày
Tươi cây tốt cội
Nghé lội đồng sâu
Nghênh đầu nghé ọ
=== === ===

CÁC VỊ THÂN NÀO CƯỠI TRÂU ?

Nếu thần Zeus cưỡi con trâu vàng Europa hay đất mẹ châu Âu, và thần Shiva cưỡi con bò Nandin “Mẹ của quá khứ và tương lai”, thì các vị nào cưỡi trâu và chăn trâu ?

– Chú Cuội cưỡi trâu là Trẻ trâu

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thời cầm bút cầm nghiên

Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa

Thằng Cuội chết tối hôm qua

Đánh trống, đánh phách đưa ma ra đồng

– Ngưu Lang cưỡi trâu là Đàn ông đích thực

Vô tình chi bấy Ngưu Lang
Nỡ xui cho trẻ dở dang thêm sầu

—o—
Đêm khuya lác đác sao thưa
Sâm, Thương ngán nỗi còn chưa chữ tòng
– Từ ngày thước bắc cầu Ngân
Chức, Ngưu còn độ tới gần lo chi
—o—
Ai làm Ngưu Chức đôi đàng
Để cho quân tử đa mang nặng tình
Thuyền quyên lấp ló dạng hình
Em đành chẳng chịu gởi mình cho anh
Trách ai nỡ phụ lòng thành
Đêm nằm thổn thức tam canh ưu sầu
Ai làm ra cuộc biển dâu
Gối luông chẳng đặng giao đầu từ đây
—o—
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
Chàng gặp thiếp như hạc đỗ lưng quy
Cứ lời anh dặn em ri
Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng
—o—
Còn trời còn nước còn non
Còn cô Chức Nữ hãy còn chàng Ngưu
– Lão Tử cưỡi trâu là Lão Trâu.
Cả bò, trâu và bê đều xếp vào cung đất, chỉ là đất dương, đất âm hay đất trung tính mà thôi. Con trâu đại diện cho cung khôn, tính đất, đối xứng với cung càn, tính trời trong bát quái. Bản chất của đất là thuận theo trời. Đó chính là sự khôn ngoan của đất.
“Người thuận theo Đất,
Đất thuận theo Trời,
Trời thuận theo Đạo,
Đạo thuận theo tự nhiên”.
Lão Tử đại diện cho trời, và con trâu đại diện cho Đất.
Chia sẻ:
Scroll to Top