Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về chim liên quan đến ngôi thứ trong dòng họ

Loading

CHIM TU HÚ

Ca dao tục ngữ có nhiều bài về chim tu hú

Nuôi con tu hú

Tu hú là con chim không đẻ trứng vào tổ của con khác và con chim tu hú non vừa nở, lập tức gồng mình đẩy những quả trứng “chính chủ” rơi xuống đất để độc chiếm cái tổ này, nói cách khác là giết con đẻ của bố mẹ nuôi, để bố mẹ nuôi chỉ nuôi riêng mình như con đẻ. Chim tu hú chọn tổ của những loài chim có kích thước, màu sắc tương đồng và chim bố mẹ mất cảnh giác để trống ổ trứng bay ra ngoài.

Loài bị tu hú lợi dụng nhiều nhất là chim cưỡng hay cà cưỡng, một loài sáo sậu. Cà cưỡng có đặc tính bắt chước các âm thanh mà nó hay nghe, gồm tiếng loài chim khác và tiếng người nuôi nó. Cà cưỡng cũng rất kém trong việc bảo vệ và giữ gìn tổ ấm của mình, mà cứ bạ đâu ở đấy, nên nếu được người nuôi một thời gian nó sẽ coi nhà chủ là nhà mình và có thả rong nó cũng không đi khỏi đó. Cho nên đây là loài chim tiêu biểu của việc loạn thanh âm, loạn tinh thần, loạn thân thể, loạn cha mẹ, loạn con cái, loạn ngôi nhà, loạn gia đình.

Khi bay đến một tổ chim khác loài, tu hú sẽ biết ổ trứng nào, có trứng loạn âm, có trứng ung, để đẻ trứng của nó vào đó, thì đảm bảo là quả trứng tu hú này sẽ thay thế được cho cái trứng ung, cái trứng loạn âm kia. Dù cho không có chim tu hú, những cái trứng loạn này sớm muộn cũng sẽ bị ung mà có nở ra con non cũng suy mà chết. Cho nên chim tu hú là loài chim thanh lọc cho loài chim sáo sậu, như một sự cân bằng âm dương.

Chim tu hú thường rất vững vàng trong việc biết mình là ai, ngôi lời của mình là gì, cho dù nó có được sinh ra trong bất kỳ cái tổ chim loạn âm nào. Bản năng của tu hú cực kỳ tốt, nên khi vừa ra đời, tu hú đã coi mình là chủ của cái tổ chim và việc đầu tiên nó làm là dọn tất cả các quả trứng khác âm khác máu với nó. Vì sao trứng chim tu hú thường luôn nở trước trứng của chim bố mẹ nuôi, bởi vì chim tu hú không bị ảnh hưởng bởi sự loạn âm của chim cha mẹ nuôi mà vẫn nở được, trong khi những quả trứng không chịu nở là một dạng trứng ung, cho nên nó sẽ tu hú non sẽ có bản năng đẩy các quả trứng ung này ra khỏi tổ.

Nhưng cũng có con chim tu hú đẻ trứng vào tổ chim mà chim bố mẹ vẫn tỉnh táo, nhận ra trứng lạ, tìm cách vứt bỏ, hoặc khi chim tu hú non nở, con chim bố mẹ mới nhận ra tu hú non không phải con mình và tìm cách bỏ đói con chim tú hú con hoặc tìm cách vứt bỏ nó. Đó là những tổ chim vẫn giữ được âm.

Tu hú kêu, chà là chín
Tu hú nín, chà là già

Phú quý tòa loa miệng tộ
Bần cùng tu hú miệng ve

Miệng ve kêu ra rả cả hè, còn tu hú thì hú cho bên ngoài cùng nghe, nghĩa là chả mang về kết quả gì, chả đưa lại giá trị bên trong gì.

Tu hú, sáo sậu và một số dòng chim có sự pha tiếng, trộn tổ, hoà âm và nuôi con lẫn lộn không đứng ngôi lời thứ nhất, ngôi tôi, ngôi tao, ngôi ta, mà đứng ngôi thứ hai, thứ ba. Cho nên có các bài vè về chim này là cô bác, chú dì của chim kia như sau

Tiếng con chim ri
Gọi dì, gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu, gọi cô
Tiếng con cồ cồ
Gọi cô, gọi chú
Tiếng con tu hú
Gọi chú, gọi dì
Mau mau tỉnh dậy
Mà đi ra đồng

Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em sáo đá
Sáo đá là má bồ nông
Bồ nông là ông ác là
Ác là là bà tu hú
Tu hú là chú chim ri
Chim ri là dì chim xanh
Chim xanh là anh cò bợ
Cò bợ là vợ thằng Ngô
Thằng Ngô là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen

Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri

Chú bé bắt được con công
Đem về biếu ông
Ông cho con gà
Đem về biếu bà
Bà cho quả thị
Đem về biếu chị
Chị cho quả chanh
Đem về biếu anh
Anh cho tu hú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Chú thím đánh nhau
Buồng cau trả chú
Tu hú trả anh
Quả chanh trả chị
Quả thị trả bà
Con gà trả ông
Con công phần tôi

 

Chia sẻ:
Scroll to Top