Đèn trong là một biểu tượng dân gian rất lớn, cho nên ca dao tục ngữ có rất nhiều bài về đèn, mà đọc xong chúng ta có thể thấy cả trời đất tối sầm vì quá khó hiểu, không biết bao giờ mới được đèn soi sáng.
CẤU TRÚC BÓNG & ĐÈN
Biểu tượng đèn nên được hiểu là một cặp âm dương
– Ngọn đèn là dương
– Bóng đèn là âm
Sau đó, trong từng phần lại có âm và dương
– Ngọn đèn là lửa tinh thần (dương) hoặc lửa vật lý (âm)
– Bóng đèn cũng có bóng vật lý bằng thuỷ tinh, bằng giấy (dương) … và bóng tinh thần hay bóng sáng (âm)
Ở cấp độ cơ thể, đèn là biểu tượng của tuyến tinh, điều hành vận hành tinh huyết và sinh sản cấp tế bào gốc trong đó
– Ngọn đèn là tinh nam, tinh cha
– Bóng đèn là huyết nữ, huyết mẹ
Ngọn đèn toạ đăng trên ban thờ là biểu tượng cho tinh huyết, cái gốc của vận hành dòng máu.
Gốc của đèn toạ đăng là đèn nhiên đăng. Đức Nhiên Đăng Cổ Phật giữ lửa Nhiên Đăng. Đền Hoả Thần ở phố Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thờ vị Thần lửa Nhiên Đăng. Nhiên Đăng là lửa dòng máu, lửa tinh huyết, lửa cha Trời, nhưng cho dân chúng thì hiểu rằng thờ Thần lửa để bảo vệ phố phường khỏi cháy nổ.
Đèn lồng là biểu tượng của đơn bào, dương lồng trong âm
– Ngọn đèn là nhân và ty thể chứa ADN, mang tính dương
– Lồng đèn, bóng đèn là vỏ và dịch bào, mang tính âm
Ở cấp độ lượng tử,
– Đèn ông sao có ngọn đèn là photon, bóng đèn là phonon
– Đèn ông sư có ngọn đèn là neutron, bóng đèn là votron
– Đèn kéo quân ngọn đèn là proton, bóng đèn là electron
Cờ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều là biểu tượng đèn trong đó
– Ngôi sao hay các biểu tượng tương tự ở trung tâm là ngọn đèn.
– Cả lá cờ hoặc vòng tròn quanh ngôi sao là biểu tượng của bóng đèn
Bóng đèn có hai quan hệ âm dương
– Với ngọn đèn : ngọn đèn là phần dương bên trong bóng đèn
– Với vật mà được ngọn đèn chiếu sáng và/hoặc chiếu bóng : vật là phần dương bên ngoài bóng đèn
VẬN HÀNH
Trạng thái “sau bóng đèn”, “ẩn bóng đèn”, “khuất bóng đèn” liên quan đến kỹ thuật chiếu sáng và chiếu bóng.
Chiếu sáng : Ánh đèn được chiếu từ ngọn đèn qua bóng đèn vào vật, làm cho vật được nhìn thấy, được định hình, khi ngọn đèn tắt thì vật sẽ chìm trong bóng tối. Vật được nhìn thấy luôn là vật được chiếu sáng, chứ không phải là nguồn sáng – ngọn đèn. Một số trường hợp, ta sẽ nhìn được ngọn đèn là vì có hiện tượng chiếu bóng. Ví dụ buổi đêm, chúng ta nhìn được trăng và sao, là do có hiện tượng chiếu sáng, nhưng chúng ta không nhìn được nguồn sáng. Trăng và sao không thực sự là nguồn sáng giúp chúng ta nhìn được, mà có một nguồn sáng gốc hơn là ngọn đèn – ông Trăng nằm trong bóng đèn – Cung trăng.
Chiếu bóng : Đề làm được đèn chiếu bóng trong trò chơi chiếu bóng cho trẻ con, cần có
– những bức hình được vẽ trên giấy
– một chiếc đèn, chiếu ánh sáng vào hình này
– tường hay vật nhận bóng của vật in lên khi vật được chiếu sáng
Vật gốc mà hất bóng lên tường được ca dao tục ngữ gọi là
– ẩn sau đèn
– khuất sau đèn
– núp sau đèn
Một loạt ca dao về bóng đèn nói về hiện tượng chiếu bóng hơn là chiếu sáng.
Biểu tượng bóng đèn khó hơn biểu tượng ngọn đèn vì nó mang tính chuyển hoá và lưỡng nghi của tính âm, nên bên dưới phân tích trước biểu tượng ngọn đèn trong ca dao, tục ngữ.
—o—o—o—o—o—
CA DAO TỤC NGỮ VỀ NGỌN ĐÈN
– Ngọn đèn cầy
Mau mau đốt ngọn đèn cầy
Đặng em xem thử thơ này của ai
Nghĩa đen của bài này hoàn toàn dễ hiểu.
Nghĩa bóng của bài ca dao này
– Mau mau đốt ngọn đèn cầy : Đèn cầy là nến sáp.
– Đặng em xem thử thơ này của ai : Thơ là tinh cha, chứa mật mã di truyền. Xem thư là giải mã. Như vậy nền sáp là bộ phận giải mã di truyền của trứng, mà gốc là tuyến tinh.
—o—
– Ngọn đèn chong
Ði ngang thấy ngọn đèn chong
Thấy em nho nhỏ muốn bồng mà ru
Đèn chong là là tuyến tinh nữ, ở tình trạng âm thiếu dương, âm đợi dương, biểu tượng của người thiếu nữ đến tuổi mà chưa có người yêu, người phụ nữ chưa có chồng.
—o—
– Ngọn đèn chong
Trước sơn thủy hai bên giáo đóng
Giữa lưng trời mấy ngọn đèn chong
Gia tài của cải cũng đều không
Mấy chú chệch ngồi trông chi đấy?
Là cây gì? Đáp án là cây bần
Trước sơn thủy hai bên giáo đóng : Cây bần mọc trong nước mặn (sơn thuỷ), thân và rễ đâm xuống nước (giáo đóng)
Giữa lưng trời mấy ngọn đèn chong : Hoa bần, bung nhuỵ và nhuỵ ra ngoài, còn quả bần nhao trôn đít ra ngoài, treo lủng lẳng giữa lưng chừng trời nước, trông rất là mong chờ, ngóng đợi (ngọn đèn chong)
Gia tài của cải cũng đều không : Bần nghĩa là bần cùng, nghèo khó
Mấy chú chệch ngồi trông chi đấy? Chú chệch chính là mấy cây bần, gia tài, của cải đều không nên đương nhiên phải trông ra ngoài
—o—
– Ngọn đèn chong hướng Tây
Cheo leo nước đỉnh non Bồng
Kìa am Vũ Khách, nọ vùng Mao Tiên
Bởi thấy thuyền quyên, khiến cho anh rầu rĩ
A, thôi đi nà, bực lắm nà, da diết lắm nà
Nuốt ức xong cái chung tình từ xưa cho đến nay
Kìa kìa, ngọn đèn ai thắp hướng tây
Một ngọn đèn chong
Hai ngọn đèn chong
Ba bốn ngọn đèn chong
Ngó vào trong lặng phắt ngó ngoài này xơ rơ
Tình bằng thì giữ trong cái ba ta
Lo bề quân lính kẻo mà nát lưng.
Cheo leo nước đỉnh non Bồng : Non Bồng hay Non Nước là biểu tượng của tuyến tinh
Kìa am Vũ Khách, nọ vùng Mao Tiên : Bộ phận sinh dục ngoài
Bởi thấy thuyền quyên, khiến cho anh rầu rĩ : Gái thuyền quyên là người con gái thuần khiết và trọn vẹn về huyết phách âm
Kìa kìa, ngọn đèn ai thắp hướng tây : hướng Tây là hướng của hình, đèn là tuyến tinh người nữ
Một ngọn đèn chong, hai ngọn đèn chong, ba bốn ngọn đèn chong : là sự chờ đợi về cả thân thể và tinh thần, trong không gian và thời gian của người nữ
Ngó vào trong lặng phắt ngó ngoài này xơ rơ : Bộ phận sinh dục ngoài và trong của người nữ
Tình bằng thì giữ trong cái ba ta, Lo bề quân lính kẻo mà nát lưng : Quân lính là tinh binh, tinh trùng. Hai câu này nói về bộ phận sinh dục nam và xuất tinh.
—o—
– Ngọn đèn cù
Ngọn đèn cù chạy quanh câu đối
Anh có vợ rồi anh nói dối rằng không
Ngọn đèn cù chạy quanh câu đối : Đèn cù là đèn xoay tròn quanh tâm khi chạy, chứ không chạy kiểu đối xứng như câu đối. Đèn cù chạy quanh câu đối là đèn cù bất thường, đèn cù chạy loanh quanh để đối phó với cái gì đó.
Anh có vợ rồi anh nói dối rằng không : Đèn cù là biểu tượng của người nam đã có vợ. “Đèn cù chạy quanh câu đối” là biểu tượng của người nam đã có vợ mà bắt cá hai tay.
—o—
– Ngọn đèn dầu
Với tay khêu ngọn đèn dầu
Đèn chai có nghĩa, khêu bầu đèn chai
Đèn dầu là đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn để điều chỉnh độ cao của sợi bấc.
Đèn chai không dùng dầu hoả mà dùng chai, là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước, người dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
Người ta thường kêu đèn dầu không có nghĩa bằng đèn chai vì bấc đèn dầu là bấc đôi, nên đèn dầu còn được gọi là đèn hai tim.
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ
Ai có vợ, nói vợ đừng ghen
Tới đây hò hát cho quen
Rạng ngày ai về nhà nấy, không dễ ngọn đèn hai tim
“Đèn hai tim” là biểu tượng tương đương với “đèn hai ngọn”.
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng.
Con sông nước chảy đôi dòng
Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào?
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba : Xuống thuyền là bắt đầu đi theo dòng nước, nhưng dòng nước lại có nhịp bảy nhịp ba, là nhịp vừa tán vừa tụ.
Con sông nước chảy đôi dòng : con sông là biểu tượng dòng máu, phân hai
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng.
Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào? : Ngọn đèn là biểu tượng của tinh cha, cho nên đi cùng huyết mẹ là trứng. Đèn khêu hai ngọn đi cùng với trứng hai lòng.
Sông Gianh nước chảy đôi dòng
Đèn chong đôi ngọn anh trông ngọn nào?
Sông Gianh nước chảy đôi dòng : Sông Gianh là địa giới phân đôi Nam Bắc thành Đàng trong và Đàng ngoài.
Người ta giàu thì đầu heo, mâm thịt
Hai đứa mình nghèo thì cặp vịt, đôi bông
Làm cho cha mẹ vui lòng
Đèn lên đôi ngọn, bá tòng xứng đôi
Người ta giàu thì đầu heo, mâm thịt : Sính lễ cưới hỏi của nhà giàu
Hai đứa mình nghèo thì cặp vịt, đôi bông : Sính lễ cưới hỏi của nhà nghèo
Làm cho cha mẹ vui lòng : Thắp hương tổ tiên và vái cha mẹ hai bên
Đèn lên đôi ngọn, bá tòng xứng đôi : Hai dòng máu kết hợp
—o—
– Ngọn đèn duyên
Tới đây trước lạ sau quen
Bóng trăng là nghĩa, ngọn đèn là duyên
Tới đây mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi
Trăng đèn là biểu tượng âm dương như là bóng đèn và ngọn đèn, trong đó trăng là bóng trùm lấy đèn hay ngọn đèn nằm ở trung tâm.
—o—
– Ngọn đèn gạt
Ngày thời ngậm búp hoa sen
Đêm thời em gạt ngọn đèn em trông
Ban ngày sen đóng, hay ngậm búp hoa sen, còn ban đêm thì đèn được bật lên. Cơ bản tuyến tinh của nữ sẽ hoạt động vào ban đêm trong bóng trăng. Búp hoa sen là biểu tượng của môi âm hộ khép. Ngọn đèn là mồng đốc, vận hành theo mồng trăng.
—o—
– Ngọn đèn gạt
Kim là vàng, kim là nay,
Phùng là gặp, phùng là may,
Tối hôm nay may gặp bạn tương phùng,
Kim vàng may tấm tình chung nỉ vàng.
– Đăng là đèn, đăng là lên,
Thành là thật, thành là nên,
Lập tâm thành chí mới nên,
Toan đem tay ngọc gạt thêm ngọn đèn.
Bài này là đối đáp nam nữ. Đăng là đèn, đăng là lên : Đăng đèn là thắp đèn lên, và đăng đèn cũng là đèn hoa đăng
—o—
– Ngọn đèn giữa gió
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Em thương anh cha mẹ không hay
Như ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm : Đất Quảng Nam là thân thể của người con gái, chưa mưa (từ người con trai) đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say : Rượu Hồng Đào là dòng máu đào, là huyết nữ, chưa nhấm (người con trai) đà say
Em thương anh cha mẹ không hay : Em thương anh là thương bóng, thương hình, thương về tinh thần, chứ chưa phải là vợ chồng
Như ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào : Đèn xoay giữa gió là đèn không có bóng, đèn chưa lồng với bóng, âm chưa khớp với dương
—o—
– Ngọn đèn giữa gió
Hột muối mặn, ba năm còn mặn
Lát gừng cay, sắc chín nước còn cay
Anh thương em cha mẹ không hay
Như ngọn đèn giữa gió, biết xoay phương nào?
Hột muối mặn, ba năm còn mặn : tinh huyết nam
Lát gừng cay, sắc chín nước còn cay : thân thể nam
Anh thương em cha mẹ không hay : Anh thương em về tinh thần, hai bên chưa là vợ chồng
Như ngọn đèn giữa gió, biết xoay phương nào? Đèn xoay giữa gió là đèn không có bóng, đèn chưa lồng với bóng, âm chưa khớp với dương
—o—
– Ngọn đèn hoa
Cái cỏ mà mọc bên đường
Con bò sáng sáng ra đường kiếm ăn
Cây cải lá nó quăn quăn
Con gà rúc rích ở sân tam tòa
Ngọn đèn tươi tốt bằng hoa
Mặt anh lại đỏ như hoa mặt trời
Ghế mây để xuống anh ngồi
Lòng anh thơ thẩn ra chơi vườn đào
Đèn hoa sen là biểu tượng âm hộ của nữ, thì bài này là biểu tượng của nam.
—o—
– Ngọn đèn khêu tỏ
Ðã nhuộm thì nhuộm cho đen
Ðã khêu, khêu tỏ ngọn đèn mới thôi
Ăn trầu thì phải đỏ môi
Thương nhau thì phải thắm đôi nghĩa tình
Đèn khêu cho tỏ là kết nối âm dương tinh huyết cho ra kết quả rõ ràng.
—o—
– Ngọn đèn khêu tỏ bóng huỳnh bay cao
Một duyên, hai nợ, ba tình,
Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh.
Ðêm nằm lại nghĩ một mình,
Ngọn đèn khêu tỏ bóng huỳnh bay cao.
Trông ra nào thấy đâu nào,
Ðám mây vơ vẩn, ngôi sao mập mờ.
Mong người, lòng những ngẩn ngơ.
Bài này nói về sự cô đơn trong tình duyên,
—o—
– Ngọn đèn khêu gợi tâm tình
Bồ câu bay thấp liệng cao
Bay ra cửa phủ bay vào trong dinh
Ngọn đèn khêu gợi tâm tình
Khêu lên cho tỏ ta mình với nhau
Nhìn nhau chẳng dám nhìn lâu
Nhìn qua cho bõ cơn sầu mà thôi
—o—
– Ngọn đèn khêu cao
Em còn ruột héo gan phiền
Sao anh tơ tưởng ngọn đèn khêu cao
Anh ơi đông liễu tây đào
Em như cành trúc lọt vào giàn mai
Xin chàng đừng có nghe ai
Chữ chung em quyết một bài cho xong
Một mai nên đạo vợ chồng
Làm chi đến nỗi má hồng chia đôi
—o—
– Ngọn đèn lánh mưa
Trách thân trách phận rằng hèn
Lánh mình như thể ngọn đèn lánh mưa
Cô gái trách bản thân chưa gặp được người đàn ông hợp duyên phận, đi đến hôn nhân.
—o—
– Ngọn đèn loan
Đêm đêm khêu ngọn đèn loan
Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời
Mong chàng chẳng thấy chàng ôi!
Thiếp tôi trằn trọc vội dời chân ra
Nhác trông lên, trăng đã xế tà
Đêm hôm khuya khoắt con gà đã gáy sang canh
Mong anh mà chẳng thấy anh
Thiếp tôi buồn bã khêu quanh ngọn đèn
Đèn loan là đèn loan phòng và đèn thắp vì loan thương nhớ phượng.
—o—
– Ngọn đèn loan
Canh một nổi ngọn đèn loan,
Chờ người thục nữ thở than đôi lời.
Canh hai nguyệt đổi sao dời,
Tính sao thì tính trọn đời thủy chung.
Canh ba cờ phất, trống rung,
Mặc cho ai thẳng, ai chùn mặc ai.
Canh tư hạc đậu cành mai,
Sương sa lác đác, biết ai mà tầm.
Canh năm không ngủ, không nằm,
Trông cho mau sáng đặng tầm người thương
—o—
– Ngọn đèn loan
Canh một thơ thẩn vào ra
Chờ trăng trăng lặn, chờ hoa hoa tàn,
Canh hai thắp ngọn đèn loan,
Chờ người quân tử thở than vài lời.
Canh ba đương nói đương cười
Còn hai canh nữa mỗi người một phương.
Canh tư cất bút thề nguyền
Khứ lai minh bạch cho tuyền thủy chung.
Canh năm cờ phất trống rung,
Anh gá tiếng cùng bậu chớ nghe ai.
—o—
– Ngọn đèn lồng
Đêm trăng thắp ngọn đèn lồng
Mình về có nhớ ta không hỡi mình?
Chiếc thuyền anh giậm thình thình
Anh thì cầm lái, cô mình phách ba
Có thương anh, em bẻ mái chèo ra
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời
Bài này nói về giao hoà âm dương. Phách chính là nhịp của vận hành tinh cha và huyết mẹ. Đèn lồng là biểu tượng cặp đôi nam nữ lồng vào nhau, nam là ngọn đèn ở giữa và nữ là lồng đèn.
—o—
– Ngọn đèn lồng
Dì thằng cu như cánh hoa nhài
Ba mươi sáu cánh tiếc tài nở đêm
Sáng trăng trong sáng cả ngoài thềm
Lại đây ta chắp áo mền đắp chung
Đêm đông thắp ngọn đèn lồng
Mình về có nhớ ta không hỡi mình
Chiếc thuyền nan anh giậm thình thình
Anh thì cầm lái cô mình phách ba
Có thương anh bẻ mái chèo ra
Sợ mẹ bằng biển sợ cha bằng trời
Anh thấy em anh cũng ưa đời
Biết rằng chốn cũ có rời ra chăng.
—o—
– Ngọn đèn lưu ly :
Chim kêu suối ngọt, ngọn đèn lưu ly
Thiếp chờ chàng đã bốn con trăng ni
Chàng không lai vãng, nên thiếp ra đi lấy chồng.
Đèn lưu ly là một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.
Bạc chi mà bạn kêu ra rằng bạc
—o—
– Ngọn đèn lờ
Em ơi đèn tọa đăng mà em thắp ở bàn thờ
Dầu phụ mẫu vặn lên, thì em vặn xuống cho ngọn đèn lờ anh vô
Em ơi đèn tọa đăng mà em thắp ở bàn thờ : Đèn toạ đăng là đèn thắp trên ban thờ.
Dầu phụ mẫu vặn lên, thì em vặn xuống cho ngọn đèn lờ anh vô : Ý là cha mẹ có không đồng ý về hôn phối giữa em và anh do các nguyên tắc như môn đăng hộ đối thì em vẫn cứ đến với anh.
Quan hệ đèn toạ đăng và đèn lờ giống như là tín hiệu đèn giao thông đỏ, vàng, xanh : Đèn toạ đăng tương đương với đèn đỏ cảnh báo dừng lại, để luồng đường cắt ngang được ưu tiên đi qua. Ngọn đèn lờ tương đương với đèn vàng, chuyển tiếp để đi qua được đèn xanh.
—o—
– Ngọn đèn màu
Dưới thu thủy muôn ngàn gươm giáo
Trên xuân sơn trăm ngọn đèn màu
Thấy em ốm ốm cao cao
Anh tưởng cào cào anh bắt anh câu
Đèn màu là loại đèn màu mè, chỉ có cái xác đèn. Đèn màu mạnh về hình, về thân thể, không mạnh cả ngọn lửa/ngọn đèn, cũng không mạnh bóng đèn. Đèn màu là đèn của Thị Màu lẳng lơ.
—o—
– Ngọn đèn mờ xanh
Chàng trẩy đi, kể đã mấy đông
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa
Tấm gan vàng dạ sắt thiếp ngẩn ngơ
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng
Nghĩa vợ chồng đồng tịch đồng sàng
Đồng sinh đồng tử cưu mang đồng lần
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên
Nữa mai bóng quế dãi thềm
Bóng trăng thấp thoáng ngọn đèn mờ xanh
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò
Bóng trăng thấp thoáng ngọn đèn mờ xanh : Bóng trăng là biểu tượng người phụ nữ. Đèn mờ xanh là đèn thiếu lửa.
—o—
– Ngọn đèn ngàn năm
Bạn ơi bạc nghĩa như vôi
Một trăm viên mực mà bồi không đen
Có trăng bạn nỡ phụ đèn
Trăng thì một thuở, ngọn đèn ngàn năm
Trăng thì một thuở, ngọn đèn ngàn năm : Ngọn đèn xuyên suốt, nhưng bóng đèn (trăng) thì thay đổi theo từng thời kỳ.
—o—
– Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa
Hôm qua dệt cửi thoi vàng
Sực nhớ đến chàng, cửi lại dừng thoi
Cửi rầu, cửi tủi chàng ơi
Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa
Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa : Trong em có hình bóng rõ ràng của anh, cho dù anh có đi xa, ở xa.
—o—
– Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao
Lấy chồng ghiền bằng ông tiên nho nhỏ
Trông vào ngọn đèn sáng tỏ hơn sao
Tay cầm tăm như Triệu Tử múa đao
Thân vắt vẻo như Khổng Minh xem sách
Tay luyện sái như Cao Biền luyện thạch
Hơn thở ra như Gia Cát cầu phong
Hết thuốc chạy rong như Tào Tháo bại trận Xích Bích!
Trông vào ngọn đèn sáng tỏ hơn sao : Đèn này là đèn bàn của ông nghiện, sương khói mơ màng như tiên cảnh, nên ông nghiện được ví là ông tiên nho nhỏ
—o—
– Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì sáng tỏ hơn sao trên trời?
Cái gì em trải anh ngồi?
Cái gì thơ thẩn ra chơi vườn đào?
Cái gì mà sắc hơn dao?
Cái gì phơn phớt lòng đào thì em bảo anh?
Cái gì trong trắng ngoài xanh?
Cái gì soi tỏ mặt anh, mặt nàng?
Cái gì xanh, đỏ, trắng, vàng?
Cái gì ăn phải dạ càng tương tư?
Cái gì năm đợi tháng chờ?
Cái gì em đội phất phơ trên đầu?
Cái gì sắc hơn dao cau?
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
Một quan là mấy trăm đồng?
Một mối tơ hồng là mấy trăm dây?
Một cây là mấy trăm cành?
Một cành là mấy trăm hoa?
Em ngồi em giảng cho ra,
Thì anh kết nghĩa giao hòa cùng em
– Đất thì thấp, trời thì cao
Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời
Chiếu hoa em trải anh ngồi
Khi buồn thơ thẩn ra chơi vườn đào
Con mắt em sắc hơn dao
Trứng gà phơn phớt lòng đào hỡi anh
Cau non trong trắng ngoài xanh
Gương tàu soi tỏ mặt anh, mặt nàng
Chỉ ngũ sắc xanh, đỏ, trắng, tím, vàng
Bùa yêu ăn phải dạ càng tương tư
Đôi ta năm đợi, tháng chờ
Cái khăn em đội phất phơ trên đầu
Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng
Một quan là sáu trăm đồng
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây
Một cây là sáu trăm cành
Một cành là sáu trăm hoa
Thưa anh em đã giải ra
Mong anh kết nghĩa giao hòa cùng em!
Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời : Đèn sáng hơn sao trên trời, vì sao là ánh sáng đi ra từ ngọn đèn
—o—
– Ngọn đèn tà
Cá dưới sông con trừng, con lội
Chim trên trời con hát, con ca
Đêm năm canh thắp ngọn đèn tà
Vấn vương tơ tóc để đôi ta thêm buồn
Đêm năm canh thắp ngọn đèn tà : Đèn tà là đèn sắp tắt, đèn thiếu lửa
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu : Giữ hình bóng người thương nhưng không có gì chắc chắn
—o—
– Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
Đêm qua vắng khách tri âm
Vắng hoa thiên lý âm thầm cội cây
Đêm qua rót đọi dầu đầy
Than thân với bóng, bóng rày chẳng thương
Suốt năm canh bế bóng lên giường
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
—o—
– Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
Em đi đâu đào liễu một mình
Để ai nặn khối chung tình trong tâm
Đêm qua vắng khách tri âm
Vắng hoa luống những âm thầm cỗi cây
Đêm đêm ngồi tựa cành cây
Than thân với bóng, bóng rày chẳng có thương ta
Đêm đêm rước bóng lên giường
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
—o—
– Ngọn đèn vàng
Bước qua canh một, anh đốt ngọn đèn vàng,
Chờ người bạn cũ thở than đôi lời.
Canh hai nguyệt đổi, sao dời,
Cùng nhau tính chuyện trọn đời thủy chung.
Canh ba cờ phất trống rung,
Mặc ai, ai thẳng, ai dùng, mặc ai.
Canh tư hạc đậu nhành mai,
Sương sa lác đác biết ai mà tầm.
Canh năm nằm dựa phòng loan,
Mỏi mòn chờ đợi người bạn vàng của anh.
Phòng loan là phòng ngủ nam nữ, đèn vàng là đèn thắp dài.
—o—o—o—o—o—
CA DAO TỤC NGỮ VỀ BÓNG ĐÈN
– Ẩn bóng đèn
Tiếc công anh ngồi ẩn bóng đèn
Kết duyên không đặng cứ trời anh kêu
Anh làm sao lên đặng ông trời
Mượn cái roi điện hại người bạc ơn
Ẩn bóng đèn là sự kiện người nam và người nữ kết nối về điện từ trường với nhau trong sự kiện dạy thì và kích hoạt tuyến tinh, bóng đèn của hai người. Lúc này người nam sẽ ẩn bóng đèn của người nữ.
Tuy nhiên, sau này vẫn có trường hợp người nữ sẽ gặp gỡ, yêu đương và kết hôn với người nam khác. Lúc này sẽ có hiện tượng mâu thuẫn và chồng chập về điện từ trường.
Trạng thái “sau bóng đèn”, “ẩn bóng đèn”, “khuất bóng đèn” liên quan đến kỹ thuật chiếu bóng. Đèn chiếu bóng gồm có những bức hình được vẽ trên giấy và một chiếu đèn vào hình này để hắt bóng lên tường.
—o—
– Khuất bóng đèn loan
Khuất bóng đèn loan, anh nhìn nàng không rõ
Thấy dạng em ngồi, nhỏ nhỏ anh thương
Đèn loan là biểu tượng của tuyến tinh. Đèn loan chính là đèn chuyên về tương tác âm dương loan phượng. Đây là sự kiện hai người mới tương tác về bóng hình, về năng lượng, theo lưới xứ sở mà chưa gặp mặt trên thực tế. Sự kiện này thường xảy ra tuổi dạy thì.
—o—
– Núp bóng đèn
Con bò vàng ăn hòn núi bạc,
Con chàng hương núp bóng cây đèn,
Trai nam nhơn chàng đối được, thiếp để tiếng khen muôn đời?
– Con ve ve kêu hòn núi Chén,
Dây bát bát leo núi Ngự Bình,
Trai nam nhơn đà đối được, thiếp phải gá nghĩa chung tình với anh
Con bò vàng ăn hòn núi bạc : Con bò vàng là biểu tượng của người nữ, nối xứ sở sang tuyến tinh của người nam, mà biểu tượng là hòn núi bạc.
Con chàng hương núp bóng cây đèn : Con chàng hương là biểu tượng của người nam, ẩn bóng sang tuyến tinh của người nữ, biểu tượng là bóng cây đèn.
Con ve ve kêu hòn núi Chén : Con ve ve là biểu tượng của người nam, hòn núi Chén là biểu tượng tuyến tinh của người nữ
Dây bát bát leo núi Ngự Bình : Dây bát bát là biểu tượng của người nữ, núi Ngự Bình là biểu tượng tuyến tinh của người nam.
—o—
– Sáng bóng đèn
Chồng em như cái bóng đèn
Treo đâu sáng đấy, biết ghen là gì
Chồng em như cái bóng đèn : Đây là người chồng vật lý, người chồng thể xác
Treo đâu sáng đấy, biết ghen là gì : Đây là hiện tượng chiếu sáng
Hầu hết ca dao về đèn không nói về hiện tượng chiếu sáng như bài này, mà nói về hiện tượng chiếu bóng, núp bóng, ẩn bóng, khuất bóng
—o—
– Sau bóng đèn
Yêu nhau trao một miếng trầu
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn
Anh ăn trầu ấy cho quen
Mai đây, em cứ sau đèn em đưa
Yêu nhau trao một miếng trầu : Nam nữ đã kết nối âm dương
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn : Hai bên chưa kết hôn, chưa ra mắt gia đình, nhưng tuyến tinh đã có liên kết ở trạng thái “sau bóng đèn”
—-o—
– Sau bóng đèn
Hai ta ăn một quả cau
Dối thầy, dối mẹ ăn sau bóng đèn
Ăn trầu cau sau bóng đèn là kết nối âm dương mà chưa ra mắt gia đình, chưa kết hôn.
—o—
– Thấp thoáng bóng đèn
Rau răm ngắt ngọn lại trồng
Em thương anh lắm, sợ lòng chị ghen
Anh về bảo chị đừng ghen
Để em thấp thoáng bóng đèn cho vui
Để em thấp thoáng bóng đèn cho vui : Kết nối thân thể âm dương về thân thể mà không có quan hệ vợ chồng chính thức.
Bài này có một nghĩa khác nói về lưỡng nghi của người nữ trong kết nối với người nam. Em giống như cô Tấm, còn chị giống như cô Cám, chính thức ở trong hoàng cung với hoàng tử nhưng lúc nào cũng có con chim vàng anh mang bóng hình Tấm thấp thoáng bên hoàng tử, vì về mặt tinh thần và âm dương, hoàng tử yêu Tấm và kết nối với Tấm chứ không yêu Cám, Cám chỉ là người mặc áo của Tấm vào cung thay Tấm mà thôi.
—o—
– Tựa bóng đèn
Ông trăng khuyết, ông trăng lại tròn
Gái tơ quá lứa, mất giòn, không xinh
Vẳng tai nghe lời nói hữu tình
Chim lồng không lẽ cất mình bay cao
Gớm ghê thay cái số huê đào
Cởi ra thời khó, buộc vào như chơi
Chàng Thúc sinh quen thói bốc trời
Trăm nghìn đổ một trận cười như không
Chường vô chăn gối loan phòng
Thiếp tôi ra tựa cái bóng đèn chong đêm dài
Vả thiếp tôi nay phận gái nữ hài
Thấy chàng quân tử tài trai anh hùng
Gương bạch nhật sánh với quạt thanh phong
Sao chàng chẳng tới cái tiết mùa đông lạnh lùng
Chường nằm đâu nhủ thiếp tôi cùng.
Thiếp tôi ra tựa cái bóng đèn chong đêm dài : Đèn chong dài là biểu tượng người phụ nữ thường xuyên vắng chồng, xa chồng.
—o—o—o—
CA DAO TỤC NGỮ VỀ ĐÈN & BÓNG
Đêm qua gió bấc mưa dầm
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với ai?
Đêm qua gió bấc mưa dầm : là hoàn cảnh quá âm thiếu dương
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với ai? mất cân bằng âm dương đến mức độ nào đó sẽ sẽ dẫn đến chuyển hoá kiểu “quá âm hoá dương”
Nếu giải thích câu này theo mô hình nguyên tử thì rất đơn giản
– Đèn là proton hạt dương nằm ở tâm nguyên tử
– Bóng là votron, hạt dương là vỏ nguyên tử
– Votron sau đó lại lại được nhầm với neutron, hạt dương nằm trong hạt nhân cùng proton
—o—
Đêm qua gió bấc mưa dầm
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với anh
Nếu giải thích câu này theo mô hình nguyên tử
– Đèn là proton hạt dương nằm ở tâm nguyên tử
– Bóng là votron, hạt dương vỏ nguyên tử
– Votron sau đó lại lại được nhầm với anh là photon ánh sáng
—o—
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng cây em ngỡ bóng thuyền anh sang.
Có một tên khác cho thể phách tinh anh là thể trăng đèn, trong đó
– trăng là cung điện của ông trăng (proton), mà cũng là trường sóng âm (electron)
– đèn là hào quang/âm cung, hay trường hạt ánh sáng/âm thanh (photon/phonon)
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn : Bóng trăng chính là bóng đèn của ngọn đèn điện từ trường Trái đất.
Bóng cây em ngỡ bóng thuyền anh sang : Bóng cây liên quan đến lưới điện từ, tạo nên bới các đường sức từ của Trái đất, mà di chuyển như luồng, hay bóng thuyền
—o—
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng nước em ngỡ bóng thuyền anh xuôi.
—o—
Trắng như giấy, giấy còn có cặn
Ngộ như sen, sen lại đóng phèn
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn
Bóng trăng trong một thuở, bóng đèn lờ ngàn năm
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn : Bóng trăng này rõ những ngày có trăng và bóng đèn rõ nhất vào đêm 30 và các ngày không trăng
Ca dao có rất nhiều bài về trăng và đèn, mà đều là để mô tả thể năng lượng này hoặc của người hoặc của Trái đất
Ví dầu đèn tỏ hơn trăng
Trăng soi chín huyện, đèn chong một nhà
Chín huyện chính là chín vía của nữ, nhà là hào quang của nam.
—o—
Anh ơi, đừng thấy tóc dài mà phụ tóc ngắn
Đừng thấy da trắng mà phụ da đen,
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn,
Bóng trăng một thuở, bóng đèn trăm năm.
—o—
Hỡi người con gái má hồng,
Sao cô chẳng kén chút chồng làm vui.
Một mình tựa bóng hôm mai,
Đèn khuya trong bóng lấy ai bạn cùng.
Thuyền quyên sánh với anh hùng,
Yêu nhau xin chớ đãi đùng nhau chi.
Một mình tựa bóng hôm mai : Hôm mai là bóng của sao kim, mang tinh nữ, bởi vì cô gái chưa có chồng
Đèn khuya trong bóng lấy ai bạn cùng : cô này không có bóng nam hiện hữu bên cạnh