Bà tổ cô & Ông mãnh

Loading

BÀ TỔ CÔ & ÔNG MÃNH LÀ AI ?
Ông mãnh và bà tổ cô là những người có sứ mệnh đỡ cho các dòng họ. Ông mãnh và bà tổ cô đều là người được chọn trước rồi, nên khi đầu thai họ sẽ có cuộc đời cực kỳ đặc biệt.
– Bà tổ cô là ai ? Bà tổ cô thường là các bà cô chết trẻ, thường không có con hoặc có con nhưng con mất sớm và rất thiêng, vì dụ thường về báo mộng cho con cháu … Không phải vì bản thân chết sớm hay con chết sớm mà một người phụ nữ thành bà tổ cô, mà vì họ là bà tổ cô của dòng họ và vì bà tổ cô đỡ các đứa trẻ sẩy hay mất sớm, nên đời đầu thai của bà tổ cô của dòng họ sẽ thường diễn ra theo kịch bản này. Con của bà tổ cô chết trẻ không phải vì bà tổ cô vụng sinh và vụng nuôi, mà vì đứa trẻ ấy cần đi qua sống và chết rất nhanh do kiếp trước nó còn một số bước sống chết chưa hoàn thành đúng, nên đời này nhờ đời đầu thai của bà tổ cô để thực hiện việc này.
– Ông mãnh cũng có thể là người nam chết trẻ có vợ chưa có con trong dòng họ.
Trạng thái chung của cả bà tổ cô và ông mãnh là XUẤT GIA, có nghĩa là không thực sự ở trong gia đình mình và những đứa con của họ sinh ra cũng như vậy.  Không phải ai chết trẻ hay có con chết trẻ cũng là bà tổ cô, tương tự không phải ai xuất gia đi tu cũng là ông mãnh.
Ngày xưa, bà tổ cô khi đầu thai có thể làm các nghề như bà mụ, bà đỡ đẻ, thày mo nữ, thày cúng nữ …Ông mãnh có thể làm đạo sĩ hoặc xuất gia đi tu ẩn, hoặc xuất gia ở chùa. Trong các gia tộc người Chăm, sẽ luôn có một thày cúng nữ cúng cho cả gia tộc, và một số vai trò của người này vô cùng giống với bà tổ cô của người Kinh.
Bà tổ cô và ông mãnh là người giữ các không gian đệm của các ngôi nhà và các trạng thái chuyển tiếp của mọi gia đình dòng họ
– vừa ở trong nhà vừa ở ngoài nhà, ví dụ thường xuyên bà tổ cô ở không gian đệm của nhà
– vừa ở trong gia đình vừa ở ngoài gia đình, ví dụ thường xuyên bà tổ cô lấy chồng nhưng lại xin ra khỏi nhà chồng về nhà mình, bà tổ cô lập gia đình và có con nhưng lại như chưa có gia đình và chưa có con
– vừa ở trong xứ sở vừa ở trong dòng họ
BÁT HƯƠNG CỦA BÀ TỔ CÔ ÔNG MÃNH
Trong ban thờ có ba bát hương thì bát hương bà tổ cô thường nằm bên tay trái của bát hương trung tâm dành cho thần linh thổ địa và đối xứng với bát hương bên phải dành cho gia tiên.
Ai sẽ đứng bát hương bà tổ cô ? Đương nhiên là bà tổ cô. Bàn thờ gia đình thường thì chỉ có một bà tổ cô. Bàn thờ liên kết nhiều chi họ và dòng họ thì có nhiều bà tổ cô. Có một số nhà bát hương bà tổ cô yếu và gần như vô hiệu. Có một số nhà bát hương bà tổ mạnh và bên nào mạnh sẽ đỡ được cho bên yếu cùng trong dòng họ đó, ví dụ nhà vợ mạnh về bà tổ cô, sẽ đỡ cho nhà chồng.
Tại sao các ban thờ thường có bát hương bà tổ cô mà không có bát hương ông mãnh ? Bời vì bên gia tiên cũng thường xuyên chỉ thờ theo dòng họ cha, dòng họ chồng, mà không thờ dòng họ bên mẹ, bên vợ. Bên gia tiên bị mất âm, còn bên bà tổ cô thì thiếu dương, cho nên cân lại là đối xứng với nhau.
Do đó có hiện tượng
– Gia tiên bên ngoại, con dâu, con rể, con đỏ … về bát hương bà tổ cô
– Ông mãnh của một số dòng họ đi bát hương thổ địa hoặc bát hương gia tiên
Vì sao bà tổ cô và ông mãnh không đứng trong bát hương gia tiên ? Bởi vì bà tổ cô và ông mãnh là các gia tiên đặc biệt mà thường đứng liên dòng họ, ở cổng giữa cây dòng họ và xứ sở. Bà tổ cô và ông mãnh cực kỳ giống với những người xuất gia nghĩa là bà tổ cô không còn thuộc về trật tự của gia đình, mà thuộc về trật tư dòng họ và liên dòng họ, nhưng bà tổ cô và ông mãnh cũng không về hẳn xứ sở và được thờ riêng ở ban tổ ở chùa như các vị sư.
Thờ cúng chuẩn là phải thờ đầy đủ
– Thần linh gồm cả thần tài và thổ địa : thờ ở bát hương trung tâm
– Bà tổ cô và ông mãnh :
– – – thờ chung bát hương với thần linh (1 bát hương)
– – – thờ chung bát hương với nhau, đối xứng với bát hương gia tiên (3 bát hương)
– – – thở ở hai bát hương đối xứng trái phải qua bát hương thần linh ở trung tâm (5 bát hương)
– Gia tiên hai họ chung :
– – – thờ chung bát hương với thần linh (1 bát hương)
– – – thờ ở một bát hương, đối xứng với bát hương bà tổ cô ông mãnh (3 bát hương)
– – – thở ở hai bát hương đối xứng trái phải qua bát hương thần linh ở trung tâm (3 bát hương)
Một số dòng họ chỉ có bà tổ cô, một số dòng họ chỉ có ông mãnh, một số dòng họ có cả hai. Một số dòng họ biết ai là bà tổ cô, ông mãnh, nhưng một số dòng họ không biết. Không phải chi họ nào cũng có đủ cả bà tổ cô và ông mạnh, lại càng rất ít chi họ mạnh cả bà tổ cô và ông mãnh, cho nên ông mãnh và bà tổ cô nói chung thường đỡ liên chi họ hoặc một dòng họ gốc lớn mà đã chia thành nhiều dòng họ nhỏ.
Gia tiên hai họ thì nhà nào cũng có, nhưng bà tổ cô và ông mãnh thì không phải chi họ não cũng có đầy đủ. Ngoài ra dù có bát hương bà tổ cô và ông mãnh thì chưa chắc đã biết họ là ai để thờ và không mời được họ về ban thờ, bát hương.
SỨ MỆNH CỦA BÀ TỔ CÔ VÀ ÔNG MÃNH
Sinh tử của những người trong dòng họ, bao gồm các trường hợp sẩy hầu hết đều có mặt ông mãnh và bà tổ cô.
– Bà tổ cô thường đỡ đầu sinh
– Ông mãnh thường đỡ đầu tử
Ai được bà tổ cô đỡ ? Các đứa trẻ trong dòng họ, đặc biệt là trẻ bị sẩy, trẻ bị chết sớm.
Nếu bà tổ cô không đỡ thì chuyện gì xảy ra ?
– những đứa trẻ trong dòng họ sẽ không siêu thoát và tái đầu thai được, và nghiệp quả gắn với bọn trẻ con sẽ bị lặp lại
– những đứa trẻ bị phá, bị sẩy vì là con riêng, con ngoài dã thú, con không được thừa nhận sẽ cần được đỡ đặc biệt bởi bà tổ cô, nếu không các dòng có nhiều trẻ như vậy sẽ suy vì mất máu
Một số trường hợp bà tổ cô trong các ca gần đây
Ca an ban thờ (ban thờ ở nhà bố mẹ vợ) ngày 16/5/2024
– Trên ban thờ ở nhà bố mẹ vợ : Bát hương bà tổ cô yếu, cho nên trẻ con sẩy và mất của gia đình này hiện nay phải đi theo gia tiên mà trẻ con không vào được bát hương gia tiên và không thể được thờ như gia tiên bình thường. Kết quả là dòng nghiệp quả này bị tắc.
– Xuất hiện 3 bà tổ cô :
– – – Dòng bà ngoại của chồng
– – – Dòng bà nội của chồng
– – – Dòng bà ngoại của vợ
– Ba bà tổ cô trên phải kết hợp lại để đỡ ban thờ, phần bát hương gia tiên. Họ sẽ đi từ đất gốc của các dòng họ, theo đường đất về ban thờ, mở cổng đất ban thờ, sau đó mở cổng trời ban thờ, và đón các em bé bị sẩy và bị mất vào cổng.
– Cổng bà tổ cô sử dụng chân nhang chứ không sử dụng nhang và một loại lửa xanh trắng đặc biệt, chứ không phải lửa hương hoả của hương đốt bình thường như bên ban thờ gia tiên. Gia chủ vẫn cắm hương bình thường trên bát thờ bà tổ cô và không nhìn thấy ngọn lửa của bà tổ cô này vào lễ an ban thờ.
Mãnh trong ngôn ngữ
– mãnh thú, mãnh cầm, mãnh sư, mảnh hổ
– mãnh sĩ, mãnh tướng
– mãnh lực
– dũng mãnh, mãnh liệt
– ranh mãnh
– ma mãnh : ma hường hiểu là người âm, còn mãnh là ma dương, có thân cực kỳ dương cho nên có thể hoá đã hoặc có dạng xá ly khi được hoả thiêu.
Mãnh trong tục ngữ, thành ngữ
– Bói ma bói mãnh
– Không mãnh nào nó qua, không ma nào nó nhìn
– Ông mãnh lúa ngô, bà cô đậu nành
– Mãnh hổ nan địch quần hồ (quần hồ là đàn chồn, đàn hồ ly, đàn cáo)
– Mãnh hổ bất như quần hồ
Chia sẻ:
Scroll to Top