ÂN LÀ GÌ ?

Loading

ÂN MỆNH – ƠN SINH THÀNH
Ân mệnh là ân khởi nguồn, ân tuyệt đối, liên quan đến dòng máu xứ sở, đổ xuống cho một vận hành bắt đầu khởi phát trên xứ sở đó.
Một con người, một con vật, một cái cây, một ngôi sao … một bông hoa, một cái lá … một bước chân, một lời ca … tất cả chỉ có thể có được nhờ một ân khởi nguồn tương ứng. Bất kỳ việc gì chúng ta làm được trên đời này đều là nhờ ân có trước, khởi nguồn cho việc đó.
Sự kiện âm dương gặp nhau để hình thành nên ân khỏi nguồn này gọi là duyên khởi. Vận hành được bắt đầu là mệnh khởi.
Ân khởi nguồn là ân tuyệt đối không có cách nào báo đáp trọn vẹn. Ví dụ đứa con được cha mẹ sinh ra không thể dùng tiền kiếm được, dùng công sức bỏ ra, thậm chí dùng mạng sống để trả lại ân mạng hay công sinh thành của cha và mẹ, bởi vì bất kỳ cái gì đứa con làm ra được đều từ mạng sống mà ra.
Cha già là Phật Thích ca,
Mẹ già đích thị Phật bà Quan âm
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lên chùa lễ Phật, đền ơn sinh thành
Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành
Ân mệnh của cha mẹ ban cho con, con nhận gọi là ơn sinh thành trong đó ơn nhận từ mẹ là ơn sinh và ơn nhận từ cha là ơn thành,
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
ÂN CÓ CHỦ, NỢ CÓ ĐẦU
Người ban ân là chủ nợ, người nhận ân là con nợ.
Dù người ban ân không chờ đợi được trả ân, thì việc này sẽ luôn xảy ra bằng cách này hoặc bằng cách khác để cân bằng ân oán vào cuối chu kỳ.
Cân bằng oán ân đòi hỏi
– ai nhận nợ thì người đó phải trả.
– nợ của ai phải trả cho đúng người nó
Ân cha mẹ có bốn cấp theo cha mẹ
– Cha mẹ xứ sở
– Cha mẹ máu, hay cha mẹ trứng tinh trùng
– Cha mẹ mang thai hay cha mẹ sinh
– Cha mẹ nuôi dưỡng
Ân của cha mẹ nào phải trả cho cha mẹ đó.
Con cái không thể nói với cha mẹ rằng “Ông bà nuôi tôi thế này, thà ông bà không sinh ra tôi còn hơn”
– Ân sinh thành là dành cho cha mẹ mang thai và sinh. Sau khi sinh thì ân này chấm dứt.
– Ân nuôi dưỡng là dành cho cha mẹ nuôi dưỡng. Sau khi sinh thì ân này mới bắt đầu
Ban ân là trạng thái một chiều, không phải là sự mua bán mà chúng ta có thể trả giả hoặc báo nếu thì này thì thế kia.
– Ân sinh thành là ân một chiều, cha mẹ cho đến đâu con cái nhận được đến đó. Cha mẹ sinh chỉ sinh ra chúng ta, còn sau đó chúng ta sống thế nào, dùng sinh mệnh của mình ra sao là việc của chúng ta, cha mẹ sinh không có nghĩa vụ nào với việc đó. Dù cha mẹ sinh ra chúng ta như thế nào chăng nữa thì ân này vẫn là tuyệt đối. Nếu chúng ta không muốn sống thì không thay đổi cái nợ này với chúng ta. Ví dụ nếu chúng ta vay tiền của ngân hàng, rồi sau đó chúng ta phá sản và ân hận vì đã vay tiền ngân hàng thì không làm chúng ta giảm nợ với ngân hàng mà chỉ làm khả năng trả nợ khó khăn hơn.
– Ân dưỡng nuôi cũng là ân một chiều, cha mẹ dưỡng nuôi đến đâu thì nhận đến đó và sau đó chúng ta phải tự nuôi. Cha mẹ không muốn nuôi thì ân dừng ở đó, con cái không có quyền oán hận.
HỒNG ÂN
Hồng Ân là ân khởi thuỷ.
Ân của Chúa là hồng ân, vì Chúa sinh ra tất cả, ân chúa là tất cả khởi nguồn của tất cả. Hồng ân là ân của Chúa, mà tạo ra trạng thái mọi luồng vận hành.
Ân của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân với Bách Việt là hồng ân, và dòng máu Lạc Hồng chảy từ hồng ân này. Lạc Hồng là dòng máu gốc, là nước nguồn chảy ra.
Ân của của ông bà đầu nhau cũng là hồng ân, là dòng máu gốc khởi nguồn nên của cây dòng họ.
ÂN TỔ
Ân Tổ là người ban ân gốc, ân khởi thuỷ.
Cha Lạc Long Quân là Thuỷ Tổ và cũng là Ân Tổ của Bách Việt.
ÂN OÁN
Ân là dòng nước nguồn chảy xuôi. Oán là vận hành đi ngược cản trờ dòng chảy của ân. Ân và oán là âm dương của nhau.
LÀM ƠN MẮC OÁN
“Làm ơn mắc oán” không phải là tai nạn không may, mà là một sự mất cân bằng, thường xuyên xảy ra trong vận hành ân, cụ thể hoá trạng thái “quá âm hoá dương, quá dương hoá âm”.
“Làm ơn mắc oán” xảy ra trong các trường hợp sau
– Ân quá nhiều, quá lớn, khiến người nhận ân phải trả ân rất lâu, rất nhiều, gây ra oán từ phía người này về phía người ban ân
– Ân quá lớn so với khả năng của người ban ân, khiến cho người ban ân oán người nhận ân, vì cảm giác không được biết ơn và báo đáp đầy đủ so với sự hy sinh của mình VD cha mẹ hy sinh quá nhiều cho con cái, rồi oán thán con cái vô ơn
– Ân quá nhỏ so với khả năng của người ban ân hoặc quá khác so với kỳ vọng của người nhận ân, khiến cho người nhận ân oán người ban ân VD con cái cho rằng cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc hay cho mình hưởng thừa kế là chưa đủ hay chưa công bằng
– Ban ân cho người này bằng cách gây oán cho người kia, thường là do đổi luồng vận hành tự nhiên của mình, để can thiệp vào luồng vận hành của người khác, ví dụ làm anh hùng thấy chuyện bất bình không tha rồi bị trả thù
“Làm ơn mắc oán” xảy ra thường xuyên trong trường hợp bên ban ân và bên nhận ân biết rõ nhau và đồng hành nhiều với nhau.
LẤY OÁN TRẢ ÂN
“Lấy oán trả ân” là một vận hành thường xuyên xảy ra và có cùng nguồn gốc với “làm ơn mắc oán”.
– “Làm ơn mắc oán” là trạng thái của người ban ơn
– “Lấy oán trả ân” là trạng thái của người nhận ơn
Cho nợ nhiều thì tổn hại và gây oán thán, nhận nợ nhiều thì phải trả nợ nhiều, cũng gây ra oán thán. Quịt nợ là lấy oán trả ân và mà không quịt được nợ thì cũng oán. Khi oán quá nhiều thì có thể dẫn đến hành động trả thù, thay vì trả ân.
Truyện Giếng Việt : Huyền đưa Vỹ tới nhà Nhâm Ngao chữa bệnh, bướu liền tiêu tan. Ngao cả mừng, nuôi Vỹ làm con nuôi, mở trường cho Vỹ học. Vỹ là người thông minh, thích gảy đàn. Con gái Ngao là Phương Dung thấy Vỹ thì phải lòng, bèn cùng tư thông. Con trai Ngao là Nhâm Phu biết chuyện, muốn giết Vỹ, đem Vỹ tế thần Xương Cuồng, bèn dỗ rằng: “Cuối năm phải lễ thần Xương Cuồng mà chưa có người làm đồ lễ cúng. Hôm nay không nên đi ra ngoài, nên ẩn vào phòng để tránh”. Vỹ vô tình nghe theo, Nhâm Phu bèn khóa cửa buồng. Phương Dung biết ý, ngầm lấy dao đưa cho Vỹ, Vỹ đào ngạch mà ra.
BÁO ÂN
Luồng ân sau khi vận hành hết chu kỳ sẽ quay về khởi nguồn, tạo nên tuần hoàn ân, cân bằng ân oán cho người gia ân. Vận hành ân xuôi chiều và khép kín chu kỳ ân là cách báo ân tự nhiên nhất và do đó đúng đắn nhất, giảm thiểu oán liên quan.
Cách tốt nhất mà đứa con có thể báo hiểu cha mẹ, để sống và sinh con, sao cho dòng chảy của ân tiếp tục vận hành, như nước chảy xuôi.
ÂN PHÚC
Ân phúc liên quan đến vòng tuần hoàn của ân.
Truyện Giếng Việt : Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang.
– Lạc Long Quân là Ân Tổ
– Sóc Thiên Vương là Ân Thánh
– Vua cha Địa phủ là Ân Vương
Vì sao sau khi Sóc Thiên Vương đánh thắng Ân Vương, thì một người bay lên trời hoá Thánh, còn một người xuống đất hoá vua cha Địa Phủ ? Bởi vì hai người này gặp nhau để kết thúc một chu kỳ ân và mở ra một chu kỳ ân mới.
ÂN HUÊ
ÂN ĐỨC
ÂN NGHĨA
Ân nghĩa là một nhịp trong chu kỳ ân, khi mà luồng ân có thể đổi chiều, tách ra, nhập vào …
– GIÀ NHÂN NGÃI NON VỢ CHỒNG
ÂN TÌNH
Ân tình liên quan đến giao luồng ân và hoà chu kỳ ân.
ÂN MƯA MÓC
Ân mưa móc là những ân rất nhỏ sinh ra, lạc trôi từ một luồng ân chính rất lớn đang vận hành.
Ân mưa móc có thể rất nhỏ và nằm ở biên so với luồng ân nhưng có thể rất lớn và quan trọng với người nhân ân.
Ví dụ
– luồng ân chính là một trận mưa, thì những giọt mưa rơi xuống đâu thì nơi đó nhận được ân mưa,
– luồng ân là một dòng sông, chảy qua bãi bồi, đồng ruộng, làng mạc, sinh vật sống nào nhận được, dẫn được, móc được một phần của dòng nước về nuôi sống mình là ân móc.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Chia sẻ:
Scroll to Top