Ca dao tục ngữ nói gì về ăn tiêu ?

Loading

ĂN ĐỀU – TIÊU SÒNG 

– Ăn đều tiêu sòng

– Ăn tiêu sòng phẳng

Hai câu trên đều nói về tính đều đặn và sự cân bằng giữa ăn và tiêu. Câu hỏi là “tiêu” ở đây là gì ?

  • Tiêu tiền/tiêu xài để mua thức ăn : mình ăn bao nhiêu của người khác, mình trả tiền cho người khác bấy nhiêu, mình trả tiền cho người khác bao nhiêu, mình ăn của người ta bấy nhiêu
  • Tiêu dùng/tiêu pha thức ăn : mình ăn bao nhiêu, mình mua thức ăn bấy nhiêu, mình mua thức ăn bao nhiêu, mình ăn bấy nhiêu
  • Tiêu hoá/tiêu biến thức ăn : mình ăn bao nhiêu, mình tiêu hoá bấy nhiêu, mình tiêu hoá bao nhiêu, mình ăn bấy nhiêu

ĂN TIÊU – MÙI HÀNH 

– Tay bưng dĩa muối, chén tương
Tương chua muối chát, nhớ thương nghĩa chàng
Bạn có gặp nhà ngói, nhà sàn
Nhớ hồi áo rách lang thang chưa tề
Bạn có gặp nơi hàng lụa phủ phê
Nhớ hồi áo rách xưa tê không mình
Ăn tiêu nhớ tới mùi hành
Bạn có ăn nem gà, chả vịt, cũng nhớ rau canh thuở nào

Bài ca dao này đưa ra hàng loạt đối xứng âm dương như tình nghĩa của chàng và em

  • “Đĩa muối vị chát, đối xứng với chén tương vị chua” và cả cụm này lại đối xứng với “nghĩa chàng” mà chắc chắn là ngọt bùi chứ không chua chát
  • “Nhà ngói nhà sàn” đối xứng với “áo rách lang thang”
  • “Găp nơi hàng lụa phủ phê” đối xứng với “áo rách xưa tê không mình”
  • “Ăn vị tiêu” đối xứng với “nhớ mùi hành” : Tiêu là một vị cay, hành cũng là vị cây. Nhưng tiêu là vị cay mộc quả có tính hoả thổ trời, còn hành là vị cay lá, cay củ, có tính hoả khí đất. Như vậy tiêu đối xứng với hành, như trời đối xứng với đất.
  • “Ăn nem gà, chả vịt” đối xứng với “nhớ rau canh thủa nào”

ĂN BÚN RIÊU – LỌT CẦU TIÊU 

Có bài về cầu tiêu siêu siêu … đánh đố

– Bà chằn lửa
Sửa cầu tiêu
Ba giờ chiều
Đứt dây thiều
Lọt cầu tiêu
Ăn bún riêu
Nhớ người yêu

KÉT VÔ VƯỜN – BUÔNG CHUỐI TIÊU 

– Ai đem con két vô vườn
Cho nên con két ăn buồng chuối tiêu
Câu này cũng không hề dễ đơn giản
Két là gì ?
  • – Két là vật dụng để chứa cái gì đó mà khi nó ra ngoài két thì sẽ có luồng luân chuyển vận hành, ví dụ
    • – – – két nước,
    • – – – két xăng, két dầu,
    • – – – két bạc, két tiền ….
    • – – – két sắt chứa nước hay xăng hay tiền,
  • – Két cũng là cặn của dịch đọng lại, đóng vào các vật dụng chứa nước hoặc có nước chảy qua. Ví dụ
    • – – – két vôi của nước trong bể chứa,
    • – – – vết máu khô két,
    • – – – quần áo két dầu mỡ
  • – Két là chim két, chim mòng két
Như vậy chúng ta thấy rõ ràng Két đối xứng với Tiêu
“Con két vô vườn” đối xứng với “ăn buồng chuối tiêu”. Vô là không mà tiêu cũng là không. Két vô vườn là vườn có chim két, két ăn chuối tiêu thì người mất chuối tiêu.
ĂN TIÊU & TIÊU PHA
Phong thuỷ nhà cửa cũng liên quan đến chuyện ăn tiêu
– Nền nhà nước đổ chảy vào
Làm ăn phát đạt đón chào ngợi ca
Nền nhà nước đổ chảy ra
Làm ăn kha khá tiêu pha bội phần
Nền nhà bằng phẳng như cân
Đề phòng con cháu ái ân tư tình
“Nền nhà nước đổ chảy ra. Làm ăn kha khá tiêu pha bội phần” là cái nhà làm ăn và ăn chơi, đều mạnh, nghĩa là cái nhà ăn tiêu. Vận hành vật chất ra vào đều mạnh, nhưng không cân bằng, ra nhiều hơn vào, ăn tiêu nhiều hơn làm ra. Nghĩa là không ăn đều tiêu sòng.
ĂN TIÊU : ĂN UỐNG & TIÊU HOÁ
Chúng ta hãy cùng đọc câu ca dao nghe cứ như ca ngợi bốn khu chợ nổi tiếng của đất nước ta mà đúng là có thật ở Bình Định
Muốn ăn đi xuống
Muốn uống đi lên
Dạo khắp bốn bên
Chợ Thành, chợ Giã
Chợ Dinh bán chả
Chợ Huyện bán nem
“Muốn ăn đi xuống” & “Muốn uống đi lên” cần được hiểu chính xác theo vận hành thức ăn và nước uống trong cơ thể chúng ta
– Muốn ăn thì phải tự đi xuống theo đường tiêu hoá từ miệng về hậu môn theo luồng tiêu hoá thức ăn.
– Muốn uống thì đi lên vì nước chảy xuống đường tiêu hoá sẽ không đi một mạch xuống hậu môn mà ngấm vào ruột, rồi đi vào máu và theo dòng máu chảy đi lên tim.
Muốn ăn chả, ăn nem phải đi chợ Thành, chợ Giã, chợ Dinh, chợ Huyện.
– Chợ Huyện, chợ Dinh là chợ lớn, chợ đầu mối, chợ tổng, nơi thường xuyên có bán đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt dùng cho mâm cỗ vào các ngày lễ tết, như nem hay chả. Chợ Dinh ở Bình Định nổi tiếng về chả, chợ Huyện ở Bình Định nổi tiếng về nem.
– Chợ Thành là chợ mà đóng gói hết mọi thứ, chợ bán đồ ăn chín, đồ ăn sẵn đã đóng thành gói, đóng thành hộp, đóng thành khối chặt như nem hay chả.
– Chợ Giã, là chợ bán đồ chế biến sẵn, vì muốn có chả và nem là phải giã thịt. Giã là hành động chế biến thức ăn như giã lạc, vừng, tiêu, thịt, của … Giã hay rã cũng là hành động làm tơi xốp, làm rời rạc từng phần của một tảng hay một khối thực phẩm như rã đông hay rã mớ rau trước khi nhặt. Chặt, thái bản chất cũng là làm thức ăn rã ra. Giã do đó đại diện cho hành động chế biến thực phẩm, nên chợ Giã là chợ bán đồ ăn chế biến sẵn.
Bài ca dao nói về những người muốn mua đồ ăn ngon, có sẵn, mà không phải tự làm, thì đi chợ lớn, chợ đầu mối, thì một bữa ăn đi bốn cái chợ. Người muốn mua đồ ăn thức tươi sống về, để tự chế biến hàng ngày cho gia đình thì chỉ đi một cái chợ vừa vừa phải phải, tự nhiên, bình thường ở gần nhà mình thôi.
Siêu thị hiện đại và siêu thị online chính xác là sự tổng hợp của chợ Thành, chợ Giã, chợ Dinh, chợ Huyện, mà người đi chợ mua thức ăn đóng gói sẵn, chế biến sẵn như mua buôn, cho vào tủ lạnh, ăn dần cả tuần. Cho nên, các bạn cũng đừng bảo các cụ ngày xưa không cảnh báo về việc đi siêu thị hoặc mua đồ ăn đóng gói sẵn online rồi để tủ lạnh cả tuần nhé. Các cụ ngày xưa sâu cay lắm các bạn ạ, các cụ biết trước hết vấn nạn của xã hội hiện đại mà con cháu sẽ vưỡng phải từ cả trăm năm trước rồi 🙂
Chợ Thành, chợ Giã, chợ Dinh bán nem, chợ Huyện bán chả về tinh thần là gì ?
– Chợ Thành là thành hôn, thành công, thành tựu, thành quách, thành trì. Chợ Giã là giã từ, giã biệt, giã đám, giã gạo, giã cua, giã tôm, giã thịt, giã đông ….
– Chợ Dinh bán chả, chợ Huyện bán nem chả liên quan đến chuyện ông ăn chả, bà ăn nem.
– – – Quan hệ vợ chồng là bữa cơm ăn hàng ngày, trong khi đó người tình của ông là chả, người tình của bà là nem, lâu lâu ông bà ăn đổi bữa, ăn nem, ăn chả, thay cho cơm nhà mình, thì ông bà cũng bỏ chợ thường ngày vẫn đi ở gần nhà, sang chợ Dinh, chợ Huyện.
– – – Chợ Dinh là chợ đầu mối, tập trung mọi thứ về đó, không bán lẻ, mà đi chợ Dinh là rinh cả đống đồ về dinh. Chợ Huyện là chợ tổng, chợ trấn, rất đông người đến, cho nên người ta nói cả huyện người.
– – – Chợ Dinh bán chả, chợ Huyện bán nem không phải nơi để đi chợ cho bữa cơm hàng ngày, mà là chốn đông người, dành cho các bữa ăn xã hội và quan hệ kiểu ông ăn chả và bà ăn nem mà thôi.
Cả bài ca dao có ý nghĩa rằng người muốn cái gì sẽ tự tìm đến nơi chốn và các quan hệ cho họ thoả mãn điều đó, cụ thể là
– muốn ăn đi xuống, muốn uống đi lên
– muốn thành hôn, thành công, thành tựu, thành quách, thành trì … thì đi chợ Thành
– muốn giã từ, giã biệt, giã đám, giã gạo, giã cua, giã tôm, giã thịt, giã đông … thì đi chợ Giã
– muốn ông ăn chả thì đi chợ Dinh bán chả,
– muốn bà ăn nem đi chợ Huyện bán nem
Tổng hợp tất cả các ý trên, bài ca dao nói rằng
– Người ăn uống, tiêu hoá kiểu nào, sẽ chế biến và đi chợ kiểu nấy.
– Người ăn uống và đi chợ kiểu nào sẽ gia đình và cuộc đời như thế nấy.
Chia sẻ:
Scroll to Top