THIÊN THAI LÀ GÌ ?

Loading

THIÊN THAI – NGỌN NÚI HUYỀN BÍ

THIÊN THAI – NÚI TIÊN CẢNH & NÚI NƠI NGƯỜI GẶP TIÊN

Thiên Thai là tên một ngọn núi trong truyện Lưu Thần – Nguyễn Triệu. Đời nhà Hán (Trung Quốc), nhân tiết Đoan Dương (5-5 âm lịch), hai người vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc, gặp tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Khi về đến quê hương thì Lưu – Nguyễn thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa. Thiên Thai được dùng để chỉ cảnh tiên.

—o—

THIÊN THAI – NÚI TIÊN DU, NƠI TỪ THỨC GẶP TIÊN

Việt Nam ta cũng có một câu chuyện tương tự là Từ Thức gặp tiên. Nơi mà người trần gặp tiên nữ gọi là Thiên Thai.

Núi Thiên Thai nơi Từ Thức gặp Tiên chính là núi Tiên Du, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa mà Từ Thức gặp tiên là chùa Phật Tích. Nàng Tiên đi hội khán, là hội hoa xuân chùa Phật Tích.

—o—

THIÊN THAI – TRÁI NÚI NƠI LOAN PHƯƠNG ĂN XOÀI BIỂN ĐÔNG

Bắc Ninh là quê hương của Lý Thiên Thai

Trèo lên trái núi Thiên Thai.
Gặp hai con phượng ăn xoài chín cây.
Đôi ta được gặp nhau đây.
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng

Trèo lên ngọn núi Thiên Thai
Thấy chim Loan Phượng ăn Xoài biển đông

Xoài Biển Đông hay xoài chín cây mà con chim loan phương là gì mà chỉ có trẻo lên núi Thiên Thai thì mới thấy ?

—o—

THIÊN THAI – NÚI CHÍN RỒNG Ở LỤC ĐẦU GIANG

Trăm năm cũng chẳng có suy
Gia Bình ngũ hổ chầu về Thiên Thai

Thiên Thai là ngọn núi ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Núi nằm ở một góc của của Lục Đầu Giang, bên sông Đuống.

Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu, về đâu?
(Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm)

Núi Thiên Thai nằm sát sông Đuống, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, gần Lục Đầu Giang, cách thành phố Bắc Ninh 20 km về phía nam. Thiên Thai có hình con rồng uốn lượn 9 khúc là 9 ngọn núi liền nhau mà bây giờ ngọn mất ngọn còn.

 

—o—o—o—o—o—o—o—

THIÊN THAI – CÕI GIỚI TU HÀNH

THIÊN THAI – CÕI GIỚI TU HÀNH

Dốc lòng lên cõi Thiên Thai
Mũ rơm, áo vá, giày gai, tu trì

—o—

Dầu tu đến cõi Thiên Thai
Không bằng lượm một nhành gai bên đường

Thiên Thai Tự là nơi tu thiền mộc mạc

Các chùa Thiên Thai của nước ta đều là chùa nổi tiếng đặt ở các vùng núi rất linh thiêng.

– Chùa Thiên Thai (chùa Bảo Tháp), thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh : Chùa nằm ở trên Đông Cứu, thuộc dãy núi Thiên Thai, Gia Bình, Bắc Ninh
– Chùa Thiên Thai (chùa Đông Lâm), xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh : Chùa nằm ở trên Đông Cứu, thuộc dãy núi Thiên Thai, Gia Bình, Bắc Ninh
– Chùa Thiên Thai Thượng ở đỉnh đồi và chùa Thiên Thai Hạ ở chân đồi Nam Giao, Huế

– Chùa Thiên Thai, Sơn Thạch Thiên Thai Tự.hay Tổ đình Thiên Thai ở thôn Long Phước, xã Xuân Lâm, Thị xã Sông Cầu. Chùa nằm ở vùng chân núi Hòn Dù, tên dân gian là xứ Đá Bàn

– Chùa Thiên Thai, Trần Xuân Độ, Thắng Nhì, Bà Rịa Vũng Tàu. Chùa nằm ở chân núi Lớn, thành phố Vũng Tàu

– Tổ đình Thiên Thai, Tam Phước, Long Điền, Bà Ria Vũng Tàu. Chùa nằm ở chân núi Dinh Cố, hay núi Bà Rịa

CHÙA THIÊN THAI – ĐỒI NAM GIAO, HUẾ

Thiên Thai chùa dựng phía thành Đông.
Khó đến vì chưng cách bức sông…

Vọng Thiên Thai tự (cả bài)

Thiên Thai sơn tại đế thành đông
Cách nhất điều giang tự bất thông
Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
Tiên triều tăng lão bạch vân trung
Khả liên bạch phát cung khu dịch
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung.

Dịch nghĩa

Núi Thiên Thai nằm phía cuối thành đông
Cách một nhánh sông nhỏ, tưởng chừng chẳng có lối sang
Ngôi chùa cổ (ở đó) bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
Thương thay (cho mình) tóc đã bạc mà còn phải làm lụng vất vả
Chẳng thể cùng với non xanh giữ vẹn nghĩa thủy chung
Nhớ năm trước (ta) đã từng đến đấy
Còn trông thấy chiếc chuông cổ đúc từ thời Cảnh Hưng

Thiên Thai Tự theo bài thơ này là chùa Thuyền Tôn. Chùa Thuyền Tôn tọa lạc tại phường An Tây, thành phố Huế. Thuyền Tôn là tên gọi thông dụng của ngôi chùa cách Huế 7km, theo đường Nam Giao đi lên. Tên chính thức của chùa là Thiên Thai Thiền Tông Tự, còn gọi là Thiên Thai Nội để phân biệt với chùa Thiên Thai Ngoại trên ngọn đồi Nam Giao.

Chính điện của chùa Thiền Tôn thờ Phật ở gian giữa, gian tả tiền đường thờ thánh, gian hữu đặt quả đại hồng chung “Cảnh Hưng bát niên” (1747).

Đây là ngôi chùa Tổ đình do nhà sư Liễu Quán khai sơn trong khoảng từ 1712 – 1722. Ngoài nơi tu học ở chùa Viên Thông, sư Liễu Quán cũng còn an trú tại chùa Thuyền Tôn. Sau này, chùa Thuyền Tôn là nơi trú trì của Đại lão hòa thượng Thích Giác Nhiên, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở miền Nam đầu thập niên 1970. Mộ tháp của nhà sư Liễu Quán cũng được lập ở chân núi, trong vùng rừng thông gần chùa Thuyền Tôn với ngôi tháp Vô Lượng 7 tầng mái và tấm bia cổ cao 1,4m, diềm chạm mặt trời, rồng cách điệu và hoa lá. Chung quanh có la thành bao bọc, cổng vào khắc dòng chữ “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” (Hoa đàm rụng hết vẫn còn thơm).

—o—

TỔ ĐÌNH THIÊN THAI PHÚ YÊN

Chùa Thiên Thai (Tổ đình Thiên Thai) là tên gọi tắt của Sơn Thạch Thiên Thai Tự. Chùa được tọa lạc tại thôn Long Phước, xã Xuân Lâm, Thị xã Sông Cầu. Chùa nằm ở vùng chân núi Hòn Dù,

Hòn Dù là một quần thể núi non trùng điệp thuộc xã Khánh Trung, một phần xã Khánh Nam, xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Hòn Dù là tên dãy núi, đồng thời là tên ngọn núi cao nhất trong các đình của dãy núi, như Hòn Dù Đại là 1.292m, Hòn Nhọn 1.092m, Hòn Dù Tiểu 1.000m, Hòn Sả 216m và Hòn Mưa 602m. Các ngọn núi trên có nhiều hang động, gộp đá và còn là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ lớn. Trên sườn núi có nhiều dòng suối nhỏ chảy về các thôn A Xây, Suối Lách, Suối Cá … như Suối Ngang, Suối Ka Giang, Tà Kang, Suối Lao. Các con suối trên chảy ra hai con sông lớn của huyện Khánh Vĩnh là Sông Giang và Sông Cái.

Tên dân gian gọi vùng núi Hòn Dù là xứ Đá Bàn. Tên của vùng núi này trong ca dao là Thiên Thai. Chính vì thế chùa mang tên Sơn Thạch Thiên Thai Tự.

Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá,
Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm
Ðôi lứa ta như quế với trầm,
Trời xui đất khiến sắt cầm gặp nhau.

Vùng Thiên Thai Phú Yên nổi tiếng về quế, vùng Vạn Giã của Khánh Hoà nổi tiếng về trầm.

Rủ lên Đá Trắng ăn xoài
Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì
Thuốc nào ngon bằng thuốc lá Lỗ Quy
Nhơn cùng tắc biến phải đi lượm tàn

Phú Yên có hai ngôi chùa nổi tiếng được nhắc đến trong bài ca dao trên. Đó là chùa Đá Trắng và Sơn Thạch Thiên Thai Tự ở vùng núi Thiên Thai này. Đá Trắng nổi tiếng về Xoài, còn Thiên Thai nổi tiếng về tương

—o—

TỔ ĐÌNH THIÊN THAI VÙNG TÀU
Tổ đình Thiên Thai nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cốm ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; nay thành xã Tam Phước, huyện Long Điền
Chùa được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hòa Thượng Thích Huệ Đăng, nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay.
Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng công phu trên những khối đá lớn, tương truyền đó là miếu thờ một hiền nữ, còn gọi là Dinh Cố. Núi Dinh Cố xưa được gọi là núi Bà Rịa. Như vậy ở Bà Rịa Vũng Tàu có cả núi Bà Rịa và mộ Bà Rịa.

—o—o—o—o—o—o—o—

THIÊN THAI – CÕI GIỚI ÁI ÂN

CÓI THIÊN THAI CỦA NÀNG KIỀU

Bây giờ hỏi thật anh tài
Đào nguyên một cõi Thiên thai ai trồng?
– Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra

—o—

Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
– Thiên Thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra.

—o—

ĐỘNG THIÊN THAI

Mình chuông vuông vắn
Tay ngắn chân dài
Trèo qua hai hòn động Thiên Thai
Hai tay ôm lấy nàng tiên nữ

Là cái gì? Cái yếm
Động Thiên Thai trong câu đố dân gian này là đôi vú, bên trong có tiên nữ
—o—

THIÊN THAI – TIÊN KỲ HAY THIÊN KỲ CỦA THAI KỲ

Thời kỳ đầu tiên của chu kỳ thai nghén mà mang tính trời được gọi là Thiên Thai. Đây giai đoạn trước khi hình thành hợp tử. Giai đoạn bào thai là Địa Thai. Giữa hai giai đoạn này là giai đoạn Thụ Thai và Phôi Thai. Giai đoạn sau khi sinh gọi là Nhân Thai.

Mỗi giai đoạn thai kỳ có một tên riêng, một cặp cha mẹ riêng, một con riêng và một loại máu riêng
– Thiên Thai : Thai là đào nguyên. Sự kiện kết thúc Thiên Thai là Thụ Thai.

– Phôi Thai : Thai là phôi mầm (hợp tử) và phôi dâu. Sự kiện Thụ Thai tao ra hợp tử và phôi mầm. Phôi mầm phân bào thành Phôi dâu. Sự kiện kết thúc Thiên Thai là Làm Tổ.

– Bào Thai hay Mang Thai : Bào Thai gồm có nhân thai (thai nhi), nước thai (ối), rốn thai, màng thai. Sự kiện kết thúc thời kỳ Mang Thai là Sinh Thai.

Ba Thai Kỳ trên gọi chung là Tam Thai, mỗi giai đoạn ứng với một cõi. Cõi của giai đoạn Thiên Thai là cõi Thiên Thai.

Vì là cõi đầu tiên của Thai kỳ nên Thiên Thai cũng được gọi là Tiên kỳ thai.

Vì giai đoạn này có tính thiên liên quan đến Thiết kế cuộc đời bao gồm tất cả các thai kỳ tiếp theo nên cũng được gọi là Thiên kỳ thai.

Vì là giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thụ thai, Thiên Thai liên quan đến quan hệ tình dục giữa cha và mẹ để đưa tinh trùng vào trong âm đạo để gặp trứng, nên nhắc đến Thiên Thai là nhắc đến ái ân. Cõi Thiên Thai vì thế được gọi là Cõi ái ân.

Vì máu giai đoạn Thiên Thai gọi là đào nguyên, nên Thiên Thai cũng được gọi là cõi Đào Nguyên. Biểu tượng của cõi Thiên Thai là suối nguồn Đào Nguyên và đào tiên của vườn đào Tây Vương Mẫu.

 

Chia sẻ:
Scroll to Top