NÚI TIÊN, ĐỘNG TIÊN, HANG TIÊN, GIẾNG TIÊN, AM TIÊN, SUỐI TIÊN

Loading

NÚI CÓ ĐỘNG TIÊN

– Động Tiên Sơn, ở núi Hàm Rồng, làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tinh Thanh Hoá

– Động Tiên nằm ở trong núi Chân Quỳ, chen giữa núi Đá Đen và núi Bạch Mã, thuộc thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Quần thể này gồm 7 hang động khác nhau, gồm: Động Tiên, động Đàn Đá, động Thiên Đình, động Thiên Cung, động Thạch Sanh, động Tam Cung, động Âm Phủ.

– Động Tiên Cảnh nằm trên núi Thẻ ở bản Thâu 1, xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

– Động Am Tiên, xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

Hai vai gồng gánh hai Vua
Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên
Theo chồng đánh Tống bình Chiêm
Có công với nước, vô duyên với đời.

– Động Tiên Sơn, Phong Nha, Quảng Bình

NÚI CÓ HANG TIÊN

– Hang Tiên Ông nằm ở trung tâm hòn Cái Tai, thuộc dãy đảo hang Trai phía Nam Vịnh Hạ Long

NÚI CÓ TÊN TIÊN & TÍCH TIÊN

– Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội là một quần thể có
– – – Động Tiên
– – – Chùa Tiên
– – – Tiên Mai là 1 trong 6 thôn làng của xã Hương Sơn (Hội Xá, Yến Vĩ, Đục Khê, Tiên Mai, Phú Yên, Hà Đoạn)

– Kim Bảng, Hà Nam
– – – Núi Tượng Lĩnh : Đền Tiên Ông, chùa Tiên Ông
– – – Núi Tiên, Non Tiên : Chùa Non Tiên

– Dãy Hồng Lĩnh
– – – Núi Tiên Sơn : Đền Tiên, Chùa Tiên Sơn, Miếu Tiên, Giếng Tiên
– – – Núi Tiên An : Chùa Chân Tiên
– – – Suối Tiên

– Dãy núi Tam Đảo : sự tích bàn cờ tiên, Tiên Mẫu Tây Thiên

– Núi Tiên Du, huyện Tiên Du (trước là huyện Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh : Sự tích Từ Thức gặp Tiên trong hội Khán ở chùa Tiên Du

– Dãy núi Tiên Hương (tức núi An Thái khi xưa) : nơi có phủ Tiên Hương, nơi mẫu Liễu Hạnh (Tiên Hương giáng hoá lần 2)

– Núi Tiên Du, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh : Sự tích Từ Thức Gặp Tiên trông hội Khán ở chùa Tiên Du

– Núi Tiên, Nghĩa Đàn, Nghệ An

– Non Tiên, Tân Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

– Núi Tiên Thân, Tượng Sơn, Nông Cống, Thanh Hoá
– Núi Cánh Tiên, tinh Thanh Hoá
– Núi Tiên, Dinh Xá, Thiệu Khánh, Thạnh Hoá, Thanh Hoá

– Núi Tiên Lữ, Tân Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội : chùa Tiên Lữ

– Núi Tiên Phương : xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

NÚI CÓ BÀN CỜ TIÊN

– Núi Bàn Cờ phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng : sự tích tiên đánh cờ

– Núi Lạn Kha (núi Tiên Du) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du : Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, trên núi có muông thú đá, ao rồng và nhà đá; đỉnh núi có bàn cờ bằng đá. Tương truyền Vương Chất là người hái củi, vào núi này, thấy hai ông già đánh cờ ở dưới gốc cây thông. Chất dựa búa đứng xem, đến khi tan cuộc thì cái cán búa đã mục lúc nào không biết, vì thế gọi là núi Lạn Kha.

– Núi Thạch Bàn, một trong ba đỉnh núi của dãy núi thiêng Tam Đảo, Vĩnh Phúc : sự tích tiên đánh cờ, vua gặp Tiên, tiên Mẫu

– Núi Côn Sơn, thuộc dãy Yên Tử, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương : có bàn cờ tiên

– Núi Tiên Sơn, dãy Hồng Lĩnh : Miếu Tiên

– Núi Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam : Đền Tiên Ông

NÚI CÓ DẤU CHÂN TIÊN

– Núi Chân Tiên, Bà Rịa, Vũng Tàu
– Núi An Tiên, dãy Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh : Chùa Chân Tiên
– Núi Sam – Linh Sơn Tự, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang : Dấu chân tiên :
– Núi Trà Sư – điện Huỳnh Long, tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
– Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
– Núi Cô Tô (huyện Tri Tôn), tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
– Núi Ba Thê – Sơn Tiên Tự, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang : Dấu chân tiên

NÚI TU TIÊN

– Núi Nam Giới hay Quỳnh Viên Sơn, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh : Trên núi còn có ngôi cổ tự là chùa Quỳnh Viên, tương truyền đời Hùng Vương là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã tu tiên đắc đạo.
– Núi Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam

NÚI CÓ AM TIÊN

– Động Am Tiên Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình

– Am Tiêm, núi Nưa, phố Cổ Định, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa : Am Tiên là một ngôi đền nằm ở núi Nưa, Nơi này là nơi khởi điểm dấy binh của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) cùng với anh trai là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống Đông Ngô.

NÚI CÓ CHÙA TIÊN

– Núi Đầu Voi, Dãy Trường Lệ Thanh Hoá : Chùa/Đền Cô Tiên
– Núi Hương Sơn, Hà Nội : Chùa Tiên
– Núi Tiên Sơn, Hồng Lĩnh : Chùa Tiên Sơn
– Núi An Sơn, Hồng Lĩnh : Chùa Chân Tiên
– Núi Voi, thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng : Đền thờ Đức thánh Tiên ông
– Núi Non Tiên, Kim Bảng, Hà Nam : Chùa Non Tiên

MỘ TIÊN

– Mộ tiên ở khu vực sân tiên Thủy Đài Sơn (thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn).

NÚI CÓ GIẾNG TIÊN

– Núi Dài Năm Giếng tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang : Dấu tích 5 giếng tiên trên đỉnh

– Núi Chân Tiên & Giếng Tiên, tỉnh Vũng Tàu : Tên Núi Chân Tiên là một truyền thuyết ly kỳ, theo truyền ngôn dân gian: thuở xa xưa khi đất trời còn giao hòa với nhau, nơi đây núi non cao đẹp, cây xanh bóng mát, cảnh hạ giới mà chẳng khác gì chốn bồng lai. Từ trên trời cao sau khi xin phép Mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới. Họ đã chọn núi đá này làm nơi dừng chân. Các Tiên Ông dắt các Tiên Đồng, Tiên Cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên Ông ngồi trên tảng đá đàm đạo và đánh cờ, các Tiên Cô thì chạy nhảy tung tăng vui đùa, nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác. Một số Tiên nữ khác vì say mê hoa thơm cỏ lạ, cảnh vật hiền hòa nên chẳng chịu rời. Rồi có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng sáu cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi được nên phải dùng ngựa để về trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước Giếng Ngọc (Giếng Tiên) ở dưới chân núi để rửa chân cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá. Bởi thế, ngày nay ở núi này vẫn còn in hai dấu chân, một dấu chân lớn gọi là dấu chân Tiên Ông, dấu chân nhỏ gọi là dấu chân Tiên Cô và bàn Cờ Tiên trên đá cho đến ngày nay. Cũng chính vì thế nên người ta gọi núi này là núi Chân Tiên hay Tiên Cước.

NÚI CÓ SUỐI TIÊN

– Suối Tiên, Ba Vì, Hà Nội
– Suối Tiên, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
– Suối Tiên, Thuỷ Yên, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
– Suối Tiên, Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam
– Suối Tiên, Diên Khánh, Khánh Hoà
– Suối TIên, Phan Thiết, Bình Thuận
– Suối Tiên, Suối Đá ở chân ngọn núi Dinh, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 7 – 8 km về phía Bắc.
– Suối Tiên thuộc thôn Suối Giếng, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận.

Suối Tiên nước chảy lững lờ
Tiên đi đâu, để bàn cờ rêu phong
Nước mây vắng vẻ tăm mòng
Bền gan ta vẫn rày mong mai chờ

CỒN TIÊN

– Cồn Tiên, Châu Đốc, An Giang
– Cồn Tiên Cồn Tiên – Dốc Miếu, xã Gio Phong, huyện Gio Linh, Quảng Trị
– Cồn Tiên ở trên sông Hàm Luông thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
– Cồn Tiên, Phong Hoà, Lai Vung, Đồng Tháp

Chớp ngã Cồn Tiên, mưa liền một trộ

BÃI TIÊN

– Bãi biển Cồn Tiên, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
– Bãi biển Tiên Trang, huyên Quảng Xương Thanh Hoá
– Bãi biển Tiên Sa, Đà Nẵng
Thà làm hạt cát Tiên Sa
Còn hơn làm mảnh đá hoa trong chùa
– Bãi Ghềnh Ráng – Tiên Sa, Quy Nhơn
– Bãi Tiên, Đèo Lương Sơn, Nha Trang
– Bãi biển Nhũ Tiên, Nha Trang
– Bãi Tiên thuộc khu vực Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Phú Yên

Sừng sững Đá Chồng mọc lên
Bia tạc để truyền nối đức Hùng Vương
Hướng lên một đỗi dặm trường
Vũng Rô núi tấn bốn phương như nhà
Đầu gành Mũi Nạy xê ra
Bên trên có bãi hiệu là Bãi Môn
Bãi Tiên, Bãi Xép kề bên
Hòn Khô nằm trước ấy miền Trà Nông
Biển bờ lai láng mênh mông
Ngó vô thấy tháp Dinh Ông, Đà Rằng
Chóp Chài, Ma Liên, Mây Nứt chừng ngằn
Hòn Chùa, Hòn Dứa nằm giăng kia là
Hòn Yến, Cát Xối đã qua
Mồ xây mả đắp đồn xa ông Cao Biền
Vốn là người ở Đại Niên
Tìm long điểm huyệt, dựng nên chốn này
Bàn Thang lum lúp lá, cây
Anh em cố nhớ, kẻo rày dễ quên

CỬA BIỂN TIÊN

– Cửa biển Tiên Châu : một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.

Thôn Tiên Châu nối liền Gành Đỏ
Lỡ thương nhau rồi, anh bỏ sao nên?

Tiên Châu có bãi cát vàng
Có cầu Vạn Củi, có hàng dừa xanh

Mặn mà nước mắm Tiên Châu
Khoai lang Bàu Súng, rau câu Xuân Đài

Mặn mà nước mắm Tiên Châu
Khoai lang Bàu Súng, Sông Cầu dừa tươi

BÃI ĐÁ TIÊN

– Bãi Tiên : một bãi đá nằm trên vùng đất thiêng của đồng bào S’tiêng ở ấp 2, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

NÚI CÔ TIÊN

– Núi Cô Tiên, thị trấn Mường Khương, Lào Cai
– Núi Đôi Cô Tiên thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, Hà Giang
– Núi Cô Tiên (hay gọi là núi Bạch Tuyết) xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội
– Núi Cô Tiên Nha Trang là quần thể 3 ngọn núi kề nhau nằm về phía Bắc của thành phố Nha Trang.

NÚI MA CÔ TIÊN NỮ
– Núi Ma Cô, Quảng Bình : Trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (NXB Thế Giới, Hà Nội, 1997), mục Ma Cô Sơn có đoạn: ‘Mé bên trái của biển Di Luân thuộc châu Bố Chính, Nghệ An có núi Ma Cô, cách châu Bố Chính một tháng đường đất, tục gọi là núi Lễ Đệ. Tương truyền tiên nữ Ma Cô đã từng đến đây, cho nên gọi tên là núi Ma Cô” (tr. 367). Có lẽ đây là núi Ma Cô ở Quảng Bình ngày nay, còn được gọi là núi Lệ Đệ, Lễ Đễ, Đệ Thê. Tương truyền vào năm Minh Đạo thứ 2, Lý Thái Tông đem quân đánh Chiêm Thành, lúc đi đến núi Ma Cô thấy trên đỉnh có nhiều tiên nữ bay xuống trần gian, vui đùa múa hát. Nhà vua còn thấy đám mây tía đỡ mặt trời, vầng mây đẹp che thuyền ngự… Nghĩ là điềm lành vua lập đàn khấn vái, sau này khi chiến thắng trở về, vua cho lập Chùa Hang dưới chân núi Lệ Đệ để nhớ ngày tiên giáng trần.

CẦU TIÊN (KIỀU TIÊN)
– Cầu Tiên Dung, Việt Trì, Phú Thọ
– Cầu Tiên Đài, tỉnh Vĩnh Phúc
– Cầu Tiên : Đường thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, gần quốc lộ 1.
Chè vối Cầu Tiên,
Bún sen Tứ Kỳ
– Cầu Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh
– Cầu Vân Tiên là một cây cầu bắc qua sông Voi Lớn trên tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, nối liền hai huyện Vân Đồn và Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
– Cầu Tiên Thanh vượt sông Thái Bình nối các huyện Vĩnh Bảo – Tiên Lãng, Hải Phòng.
– Cầu Tiên Cựu, Hải Phòng nối An Lão và Tiên Lãng
– Cầu Tiên Sơn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, nối liền 2 quận Hải Châu và Ngũ Hành Sơn.

Chia sẻ:
Scroll to Top