BIỂU TƯỢNG BÁNH TRÔI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ

Loading

Mình như quả cà sứt tai
Đàng Trong thì có, Đàng Ngoài thì không
Là bánh gì?
Đáp án : Bánh trôi nước
– Đàng Trong là nhân mật mía
– Đàng Ngoài là không khí
– Giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài là vỏ bánh
Bánh trôi mô tả Trái đất ở trạng thái Đàng ngoài/ban đêm và Đàng Trong/ban ngày
– Đàng Trong : ban ngày Trái đất (vỏ bánh) hướng vào bên trong về tâm quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời (nhân mật mía)
– Đàng Ngoài : ban đêm Trái đất (vỏ bánh) hướng về bên ngoài của quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời, là không gian mở của bầu trời đêm với các chòm sao của cung hoàng đạo
Bánh trôi nước là biểu tượng của Trái đất nói chung, và xứ sở đất nước Việt nói riêng.
—o—o—o—
Sông tròn vành vạnh, núi lạnh như tiền
Con gái nhà tiên, đâm đầu mà lặn
Là cái gì?
Đáp án : Bánh trôi nước
– Sông tròn vành vạnh : Là vỏ bánh trôi nước
– Núi lạnh như tiền : Là nhân bánh trôi nước – cục đường mật mía hoặc đường thốt nốt, lạnh như tiền là lạnh về nhiệt so với vỏ bánh mà cũng lạnh trong quan hệ với vỏ bánh, để giữ nguyên hình khối, không bị chảy ra khi bánh được luộc
– Con gái nhà tiên : Con gái nhà tiên là tinh thần của bánh trôi nước có tính kim mộc thuỷ. Sự phân tách giữa của bột vỏ bánh có tính mộc bao bọc lấy nhân bánh, và dù được luộc chín vân phân tách với nhân mật mía “lạnh như tiền” là tính kim. Sự trôi chảy, không dính mắc của nước cũng mang tính kim.
– Đâm đầu mà lặn : Khi bánh trôi chín tới trong nước luộc bánh, thì bánh sẽ “lặn” xuống đáy nồi nước luộc. Điều này là do khí lạnh chìm xuống khí nóng bốc lên.Như vậy, câu đầu mô tả thân thể đất nước và câu sau mới tả tinh thần và vận hành của cô tiên bánh trôi nước.Bánh trôi nước là biểu tượng của phụ nữ nói chung, và phụ nữ Việt nói riêng.

—o—o—o—
Tháng Tám giỗ cha
Tháng Ba giỗ mẹ
Bánh trôi nước là bánh được làm và ăn dịp lễ mùng 3/3, ngày giỗ thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bánh trôi nước là biểu tượng của thánh Mẫu Liễu Hạnh, là tiên giáng trần.
—o—o—o—
Làng Gạ đi bán bánh trôi
Làng Sù bán bún dính môi lằng nhằng
Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê…
Phú Xá, tên nôm là làng Sù, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Sù xưa nổi tiếng nghề làm bún và trồng đào. Mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng được táng ở đây.
Tuy cùng làm từ bột gạo nhưng
– Bánh trôi có tính kim thuỷ, trôi chảy, phân tách.
– Bún có tính mộc thuỷ, dính mắc, như “tờ vò”
—o—o—o—
Ai cũng mời mọc
Là cái bánh trôi
Về mặt vật lý, mời người khác ăn bánh trôi rất dễ vì một đĩa bánh trôi mười hai viên có thể mời mười hai người, mỗi người một viên bánh trôi xinh xinh vừa miệng.
Về mặt tinh thần, bánh là thứ để ăn ngày lễ, có đông người, trôi có nghĩa là trôi chảy, rơi vào miệng ai cũng vừa, sa vào tay ai cũng cũng hơp, vào hoàn cảnh nào cũng được.

VÈ BÁNH TRÁI

Bánh đứng đầu vè
Ðó là bánh tổ
Cái mặt nhiều lỗ
Là bánh tàn ong
Ðể nó không đồng
Ðó là bánh tráng
Ngồi lại đầy ván
Nó là bánh quy
Sai không chịu đi
Ðó là bánh bàng
Trên đỏ dưới vàng
Là bánh da lợn
Mây kéo dờn dợn
Là bánh da trời
Ăn không dám mời
Nó là bánh ít
Băng rừng băng rít
Ðó là bánh men
Thấy mặt là khen
Nó là xôi vị
Nhiều nhân nhiều nhị
Là bánh trung thu

Vô lửa nổi u
Ðó là bánh phồng
Ðem thả giữa dòng
Ðó là bánh neo
Ra nắng dẻo queo
Ðó là bánh sáp
Không ai dám xáp
Ðó là bánh xe,
Xỏ lại tréo que
Ðó là bánh rế
Ăn rồi còn ế
Ðó là bánh dừa
Ăn không có chừa
Ðó là bánh tiêu
Ðể lâu nó thiu
Vốn là bánh ướt
Chưa ăn giấu trước
Nó là bánh cam
Bỏ vô khám giam
Ðó là bánh còng
Ôm ấp vào lòng
Nó là bánh kẹp
Xem coi thật đẹp
Ðó là bánh chưng
Chồng nói mới ưng
Ðó là bánh hỏi
Ðêm nằm mệt mỏi
Ðó là bánh canh
Kéo níu từng khoanh
Ấy là bánh tét
Ráp lại từng nét
Nó là bánh gừng
Bước lên có từng
Ðó là bánh cấp
Nằm ngủ dưới thấp
Là bánh hạ nhân
Mình nó trợt trơn
Ấy là bánh lọt
Ăn thơm mà ngọt
Là bánh hoa viên
Ăn khỏi trả tiền
Ðó là bánh bao
Ðem liệng đàng sau
Là bánh quai vạc
Trắng trong như bạc
Là bánh xu xê
Mặt tràng ê hề
Ðó là bánh bún
Mình đen lốm đốm
Là bánh hạt mè
Thấy ai cũng kè
Ðó là bánh dập
Người thích mặt chắc
Ðó là bánh dày
Nói nghe rất hay
Ðó là bánh mật
Bụng no ấm cật
Ðó là bánh âm
Mình mẩy trắng trong
Là bánh bột lọc
Ai cũng mời mọc
Là cái bánh trôi
Ðứng không thấy vui
Ðó là bánh bò
Nằm cứ co ro
Ðó là bánh cuốn
Cái gì cũng muốn
Nó là bánh đa
Dứt hoài không ra
Nó là bánh dẻo
Nổi trôi khắp nẻo
Ðó là bánh bèo
Giàu mãi không nghèo
Chính là bánh khoái
Ðược người ưu đãi
Là bánh phồng phềnh
Nhẹ mỏng và mềm
Ðó là bánh cốm
Áo quần lốm đốm
Nó là bánh gai
Một giống như hai
Chính là bánh đúc
Tròn cho một cục
Ðó là bánh vo
Ăn hoài không no
Ðó là bánh vẽ
Dùng cho lính trẻ
Là bánh chè lam
Ăn uống tham lam
Ðó là bánh ú
Ði mấy không đủ
Ðó là bánh giò
Từng đoạn quanh co
Ðó là bánh khúc…

—o—

Trôi nước rất ngọt

Bánh trôi có cục nhân mật mía hoặc nhân đường thốt nốt nên rất ngọt, nhưng cũng chính về thế nó cho cảm giác đủ đầy, mà vẫn trôi chảy, thanh thoát.

VÈ BÁNH TRÁI

Lẳng lặng mà nghe
Tôi nói cái vè
Vè các thứ bánh
Mấy tay phong tình huê nguyệt
Thì sẵn có bánh trung thu
Mấy ông thầy tu
Bánh sen thơm ngát
Ai mà hảo ngọt
Thì có bánh cam
Những kẻ nhát gan
Này là bánh tét
Còn như bánh ếch
Để mấy ông câu
Hủ lậu từ lâu
Thì ưa bánh tổ
Mấy tay hảo võ
Bánh thuẫn sẵn sàng
Các thứ bánh bàn
Kính như chấp bút
Ai năng thống phúc
Nên đụng bánh gừng
Còn bánh ếch trần
Cu li chia lấy
Kẻ nào trồng rẫy
Thì sẵn bánh khoai
Mấy gã uống say
Bánh men rất quý
Này bánh bao chỉ
Để các thợ may
Má phấn bông tai
Thì ưa bánh dứa
Những người thổi lửa
Thì có bánh phồng
Bánh kẹp bánh còng
Để cho đạo tặc
Còn bánh quai vạc
Đạo chích muốn ăn
Ai thích thoát giang
Thì ăn bánh lọt
Trôi nước rất ngọt
Để các thuyền chài
Dầm mưa hoài hoài
Thì ăn bánh ướt
Bất toại vô chước
Thì ăn bánh bò
Những kẻ hay lo
Ăn bánh tai yến
Ai ham trồng kiểng
Có bánh bông lan
Còn như bánh tráng
Để hạng trai tơ
Mấy ả giang hồ
Bánh bèo sẵn đó
Ai mà mặt rỗ
Thì bánh chôm chôm
Tay xách nách ôm
Bánh bao khá ních
Mấy tay hàng thịt
Da lợn để dành
Còn trã bánh canh
Để ba chú lính
Chủ nhân Lục tỉnh
Thì có bánh in
Đầu bếp mấy tên
Phải ăn bánh rế
Này là bánh nghệ
Cho chị nằm nơi
Kẻ dệt lụa tơ
Bánh tằm sẵn để
Còn như bánh quế
Mấy đấng y sanh
Tọc mạch rành rành
Thì ăn bánh hỏi
Hễ là thầy bói
Thì ăn bánh quy
Mấy ổ bánh mì
Cho nhà nho nhã
Quảng Đông mấy gã
Ăn bánh cà na
Béo thịt thẳng da
Thì ăn bánh ú
Rộng đường mấy chú
Như để sẵn đây
Phật giáo mấy thầy
Xin ăn bánh cúng
Phận tôi lúng túng
Trái đất tôi giành
Ai có lanh chanh
Tôi cho bánh khọt

—o—o—o—
Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ
Bánh niềng sắt cứ khua rột rột
Tui ra chợ mua đường thốt nốt
Tui mua cân bột cùng gói đậu xanh
Tui về nấu chè trôi nước đặt lại tên anh
Để cho trong trào ngoài quận
Biết tiếng thằng Sở Khanh điếm đàng
Bánh trôi nước là biểu tượng của phụ nữ, mang tính trôi chảy của kim thuỷ. Người phụ nữ làm bánh trôi để thể hiện tính dứt khoát trong quan hệ với chồng Sở Khanh điếm đàng nghĩa là có quan hệ dính mắc với nhiều cô.
Chia sẻ:
Scroll to Top