1-0-1-0 : NHỊP VĨNH HẰNG – TIẾNG TIM ÂM CỦA CÓC

Loading

Giữa các thanh âm của đầm lầy, tiếng cóc kêu ộp ộp rất dễ nhận ra, vì nó tách biệt hẳn khỏi những thanh âm khác của đầm lầy.
Nếu có cả một đoàn quân đang hành quân thì nhịp quân hành rất dễ nhận ra, nhưng nếu chỉ có một người cứ lỳ ra chơi nhịp Độc Cô Cầu Bại của riêng mình thì đó là Cóc.
Cả một đoàn quân đi nhịp quân hành 1-2-1-2, và khi cần sẽ tăng tốc, đạp lên cản trở. Đó là cách chơi nhịp 1 dương hơn còn nhịp 2 âm hơn, ví dụ nhịp 1-2, 1-2 được chèn nhịp 1 dương 2 âm biến thành 1-2-1-1-1-2.
1 con cóc đi nhịp âm quân hành âm 1-0-1-0. Đoàn quân 1 người của Cóc khi cần tăng tốc, mà lại không nắm được các bước tiếp theo, không đi nổi các bước tiếp theo, sẽ nhảy cóc luôn. Nhảy cóc nghĩa là tạo ra các nhịp 0 thay cho các bước nhảy cóc, ví dụ 1-0-1-0-0-0-0-0-1-0-1-0.
Sau khi nhảy cóc hay nhảy ra khỏi đĩa, cóc lại hiên ngang đi tiếp từng bước theo nhịp 1-0-1-0 … như thể các nhịp đã bỏ qua chẳng hề tồn tại và với cóc luôn luôn chẳng có chuyện gì đáng kể đã xảy ra.
Người ngoài nhìn vào cóc chả thấy nó có cái nhịp điệu gì, chứ đừng nói là nhịp quân hành, nhưng Cóc chính là biểu tượng của mặt trăng mà nhịp của mặt trăng là nhịp của Lịch âm dương, nhịp vĩnh hằng.
Nhịp 1-0-1-0 thực ra cũng khá quen thuộc với chúng ta, đó là nhịp đồng hồ tích tắc. Nhịp tích tắc tích tắc bền bỉ đều đặn như tiếng nước rơi với tích là 1 tắc là 0.
Cóc siêu gan lỳ, siêu cứng đầu. Cả một đoàn quân sẽ có sức mạnh đối đầu và san bằng chông gai, quân đoàn một người của Cóc khi gặp cản trở sẽ lỳ ra theo kiểu cóc sợ, cóc thèm, cóc cần biết.
Tóm lại, Cóc chơi nhịp quân hành tim âm như sau
– không nhảy đều được thì tao nhảy cóc
– không nhảy ra được thì lại tao nhảy vào, rồi tao cứ nhảy vào nhảy ra
– không tiến được, thì tao cố thủ trong hang
– không đối mặt được thì tao quay lưng
– không đối đầu được thì tao quay đít
CA DAO – TỤC NGỮ VỀ NHỊP CÓC
Cây thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn
—o—
Của trời của đất, của cóc riêng ai
—o—
Vàng biết đâu mà móc, cóc biết đâu mà tìm
—o—
Ông tiền ông thóc, ông cóc cần ai
—o—
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai
—o—
Cóc kêu dưới vũng tre ngâm,
Cóc kêu mặc cóc tre dầm mặc tre
—o—
Thần thế cóc khô
—o—
Là cái cóc khô gì
—o—
Lăn lóc như cóc bôi vôi
—o—
Đừng có chết mất thì thôi
Kìa như cái cóc bôi vôi lại về
Với mọi ngươi chết là hết, với Cái Cóc thì không, chết chỉ là đi tiếp kiểu khác, hay không đi tiếp nữa mà chuyển sang đi về mà thôi.
“Cái Cóc bôi vôi lại về” là biểu tượng kiểu quyết tử, cho tổ quốc quyết sinh, theo kiểu quân hành tính nữ : Cái mà thuộc về tao kiểu gì cứ vẫn thuộc về tao, cái mà đã được sinh ra thì có chết cũng được tái sinh.
—0—
Gan cóc tía
Độ gan, độ lỳ của cóc phải là số 1.
—o—
Bắt cóc bỏ đĩa
—o—
Nhảy cóc
—o—
Con cóc nó ngồi trong hóc
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Ấy là con cóc
Con cóc nó ngồi nó khóc
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Ấy là cóc con
—o—
Cóc chết ba năm quay đầu về núi
Con cóc không chỉ là biểu tượng của mặt trăng mà còn là biểu tượng của nghịch lý và sự bất chấp mọi nghịch cảnh
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
—o—
Con cóc nằm góc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời
—o—
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn …
Chia sẻ:
Scroll to Top