TÊN VUA CHA LONG VƯƠNG

Loading

LONG

LONG – TÍNH TỪ

– Long lay ra hẳn 1 nhóm, 1 tấm mới, 1 luồng, 1 nhánh, 1 cành, 1 cái rễ cây, vận hành độc lập trong suốt 1 thời gian dài, nhưng vẫn có gốc, không đứt ra

– – – Phân thuỳ, phân nhánh, phân rễ

– – – Phân mảnh cây linh hồn

– – – Phân nhánh dòng máu, chi họ, dòng họ các giống loài

– Long lở : đứt hẳn ra, rời hẳn ra

– – – Lở mồm long móng

– – – Long trời lở đất

– Long biên : tao thuộc về 1 nhóm, tao biết cái nhóm đó rất rõ, tao đi đến tận cùng của biên nhóm đó

– – – Tẩu vi thượng sách, trong 36 chước, chước chuồn là hơn

– – – Do thám : chạy sang đối phương nhưng vẫn biết mình là ai

– Long lạc, Lạc long : đi xa nhưng không bao giờ đứt khỏi cái gốc
– – – Tia nắng mặt trời
– – – Khởi nghĩa nông dân và các lực lượng cát cứ (Long Vương) chống lại quyền lực tâp trung của nhà vua (Ngọc Hoàng)
– – – 5 thằng 10 ý, nhưng vẫn chung 1 vấn đề

– Long nhong,

– Long chong

– Long lanh

– Long đong

– Long lóc : lăn long lóc

– Long = Lung

– – – Long lay = Lung lay

– – – Long lạc = Lung lạc

– – – Nghĩ lung, nghĩ lung tung, sợ mông lung : tung suỹ nghĩ, lo lắng như những con rồng tung ra các hướng, đi lòng vòng, đi vòng tròn

LONG – ĐỘNG TỪ

– Long mắt, mắt long : mắt long lên, mắt long lên sòng sọc

– Long óc (lộng óc)

– Long móng : Lở mồm long móng

– Long trời : Long trời, lở đất

– Long đờm

– Long sơn

– Răng long : Đầu bạc răng long

– Bàn long chân,

– Tủ long sơn

– Cửa long mộng,

– Phản long đinh …

LONG

– Long châu qua sông : Dắt trâu qua sông

LONG – CHUYỂN HOÁ

– Hoá long

Bao giờ cá lý hoá long

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa

LONG – DANH TỪ

– Long mạch

– Long bào

– Long thai

LONG – SINH VẬT

– Long : Con rồng

– – – Long thủ (Đầu rồng) – Long vĩ (Đuôi rồng) : Trong chiêm tinh, Long Thủ – Long Vĩ (north node, south node) liên quan đến giao điểm trên quỹ đạo di chuyển của mặt trăng và mặt trời.

– – – Hàm long

– Long nhãn

– Long não hay cây dã hương

– Long đởm (cỏ)

– Thanh long : quả

– Trà Ô long

– Nghe tin em có mẹ già
Anh đây xin gửi hộp trà Ô Long
– Có thật Ô Long hay giả Ô Long
Để em mua giấy, em phong hộp trà

– Các cây có tính long dù không tên là long

– – – Cây mọc rễ từ thân và phát triển rễ thành cây đôc lập : cây đa (rễ cây trồi từ cành cây xong đất, rễ cây đi sang chỗ khác lên 1 cây), xương rồng, cây sống đời, rau muống, rau dút, rau cần, mía, … )

– – – Cây đưa quả xuống đất thành củ : lạc

– – – Cây đan rễ và tách rễ ra thành cây con : sen, đa, rau má

LONG – SỐ ĐẾM

– Lưỡng Long Chầu Nguyệt

– Song Long

– Cửu Long

– Cửu Vĩ Long

LONG – SẮC MÀU

– Thanh Long – Bạch Hổ

– Hoàng Long

– Hồng Long

– Bạch Long

LONG – NGUYÊN TỐ

– Thiên Long – Địa Long : Long trời lở đất

– Kim Long – Mộc Long

– Nguyệt Long – Nhật Long

LONG – CÁC BỘ

– Long – Phượng

– Long – Ly – Quy – Phượng

Bạn vàng lại gặp bạn vàng
Long, ly, quy, phụng một đoàn tứ linh

—o—

Khen ai khéo tạc bình phong
Ngoài long lân phượng, trong lòng xấu xa

– Long – Lân

– Thanh Long – Bạch Hổ

– Long – Vân

Cầu Ô gặp lúc long vân
Cá xa mặt biển cận gần chân mây
Tơ hồng xe kéo múi dây
Bầm gan tím ruột không khuây dạ chàng

LONG – NHÂN VẬT

– Long Vương, ông ngoại của Lạc Long Quân, bố vợ của Kinh Dương Vương

– Lạc Long Quân

– Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ 7 của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138 – 1175)

– Gia Long

Gia Long, Minh Mạng chầu trời
Để cho Tự Đức sống đời hại dân

LONG – ĐỊA DANH

– Thăng Long

– Long Châu là một xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

– Long Hưng là một  thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên  

– Hương Long là một  thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà TĩnhViệt Nam.

– Tỉnh Vĩnh Long : thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ

– Tỉnh Long An

– Quận Long Biên (Hà Nội)

– Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu)

– – – Long Phước là một xã thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

– – – Long Hương là một phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuViệt Nam.

– Long Hồ (Vĩnh Long) : Địa danh vào thời chúa Nguyễn là một vùng đất rất rộng, bao trùm hầu như cả vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay: từ Bến Tre, qua Trà Vinh, sang Sa Đéc, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau đến tận Hà Tiên thuộc Kiên Giang, gọi là dinh Long Hồ. Cái tên này bắt nguồn từ chữ Longhor của người Miên. Hiện nay Long Hồ là tên một huyện của tỉnh Vĩnh Long.

Long Hồ là xứ địa linh
Đất sinh nhân kiệt, người sinh anh hùng

—o—

Cậy anh chuốt một cây sào,

Chống thuyền Bát Nhã qua ao Long Hồ

– Long Khánh (Đồng Nai)

– Long Mỹ (Hậu Giang)

– Long Phú (Sóc Trăng)

– Long Thành (Đồng Nai)

– – – Long Hưng là một  thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiViệt Nam

– – – Long Bình là một phường thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai,
– – – Long Tân (xã), huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

– Long Xuyên (An Giang)

– – – Long Bình là một thị trấn thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang  

– – – Long Châu. Long Hưng, Long An, Long Phú là các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

Long Phước, thành phố Thủ Đứcthành phố Hồ Chí Minh 

LONG – Đầm, Hồ, Đảo , Sông

– Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

– Quần đảo Bạch Long Vĩ (Quảng Ninh)

– Đầm Vân Long (Ninh Bình)

– Hồ Long Vân

Sột soạt như lá chuối khô
Hai bên nước chảy như hồ Long Vân
Từ quan cho chí đến dân,
Ai ai cũng phải uống nước Long Vân hai bồ

Là gì?
– Sông Cửu Long
– Sông Hoàng Long

LONG – CA DAO, TỤC NGỮ

LONG TRỜI

Long trời lở đất

—o—

HOÁ LONG

Bao giờ cá lý hoá long

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa

—o—

LONG PHƯỢNG

Long tường phượng vũ

—o—

RĂNG LONG

Đầu bạc răng long

—o—

LƯỠNG LONG

Lưỡng long chầu nguyệt

—o—

THANH LONG

Đất Thần Kinh trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng
Tháp bảy tầng, miếu Thánh, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Toà
Cầu Tràng Tiền mười hai nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình

—o—

Con ngựa Ô uống hồ nước mã

Con gà ăn cả vườn kê

Một mai anh ở em về,

Trai ham sắc bỏ vợ, gái chịu bề hẩm hiu!

Con cọp trắng nằm cầu Bạch Hổ

Chiếc thuyền rồng đậu bến Thanh Long

Tuy rằng đậu đó, đây thòng có nơi.

—o—

LONG LÂN

Khen ai khéo tạc bình phong
Ngoài long lân phượng, trong lòng xấu xa

—o—

LONG VÂN

Cầu Ô gặp lúc long vân
Cá xa mặt biển cận gần chân mây
Tơ hồng xe kéo múi dây
Bầm gan tím ruột không khuây dạ chàng

—o—

THĂNG LONG

Nghìn năm còn mãi sử xanh
Vua Lý Thải Tổ dời thành lập đô
Về Thăng Long dựng cơ đồ
Thiên thu bền vững thủ đô Lạc Hồng

—o—

Năm một nghìn không trăm mười
Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa
Về Thăng Long dựng kinh đô
Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha
Lâu đài thành quách nguy nga
Có phố, có chợ thật là đông vui
Có sông Hồng thuyền tới lui
Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen
Cửa ô, xóm phố nối liền
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì

—o—

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe. … 

—o—

CỬU LONG

Sông Cửu Long chín cửa, hai dòng,
Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em

—o—

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa

—o—

Nước Cửu Long sóng dờn cuồn cuộn
Cửa Hàm Luông, mây cuốn cánh buồm trôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Ngãi trăm năm vương vất tơ mành
Tử sanh, sanh tử chung tình
Dù ai ngăn đón, tôi với mình cứ thương

—o—

Hai con sông nước mênh mông
Nhà em sông Hậu nhà anh sông Tiền
Cách nhau một dải đất liền
Hai con sông nước chảy riêng hai dòng
Ta cùng uống nước Cửu Long
Nước sông càng ngọt lúa đồng càng xanh
Dù em cách trở xa anh
Cách trăm quả núi cách nghìn con sông
Chúng ta một dạ một lòng
Mối thù đế quốc ta đồng chung lo
Cùng nhau xây dựng cơ đồ
Nước nhà hết giặc bấy giờ mới yên

—o—

Ở đâu sáu tỉnh anh ơi
Sông nào chín cửa, nước chảy xuôi một nguồn
Sông nào có nước trong luôn
Núi nào có tiếng cả muôn dặm ngoài
Con gì có cánh không bay
Con gì không cẳng, chạy ngay trăm rừng
Con gì giống chó có sừng
Anh mà đáp được, em cùng theo anh
– Nam Kỳ sáu tỉnh em ơi
Sông Cửu Long chín cửa, nước chảy xuôi một nguồn
Sông Đồng Nai nước sạch trong luôn
Núi Thất Sơn danh tiếng cả muôn dặm ngoài
Con gà có cánh không bay
Con rắn không cẳng, chạy ngay trăm rừng
Con dê giống chó có sừng
Anh đà đáp được, em cùng theo anh

—o—

Thấy anh hay chữ, em đây hỏi thử đôi lời
Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên
Kinh nào chạy thẳng nối liền hai nơi?
Đất nào lắm dốc nhiều đồi?
Đèn nào cao nhất tiếng đời đều nghe?
Sông nào tấp nập thuyền bè?
Hồ nào với biển cập kè bên nhau?
Trai nào nổi tiếng anh hào?
Anh mà đáp đặng, má đào em trao
– Nghe em hỏi tức, anh đây nói phứt cho rồi
Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên
Có kênh Vĩnh Tế nối liền hai nơi
Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi
Đèn cao Châu Đốc mọi người đều nghe
Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè
Biển Hồ hai chữ cập kè bên nhau
Trai Việt Nam nổi tiếng anh hào
Anh đà đáp đặng, vậy má đào em trao đây!

LÓNG

LÓNG – CẤU TRÚC KHÔNG GIAN

– lóng mía, nằm giữa 2 mắt mọc mầm được của thân mía

– lóng tre nằm giữa 2 mắt mọc mầm được của thân tre

– lóng xương

– lóng tay

LÓNG – CẤU TRÚC THỜI GIAN

– Lóng này : dạo này, khoảng thời gian này, giống như lóng mía, lóng tre

LÓNG – VẬN HÀNH ÂM THANH

– tiếng lóng : tiếng long ra từ tiếng gốc

– nói lóng : nói để thằng khác không hiểu được mà chỉ có trong nhóm hiểu được, bằng nhiều cách như chen tạp âm, tạo vỏ bọc âm thanh, nói lái …

– lóng = nghe lóng : lắng nghe âm thanh giữa nhiều âm khác, giữa nhiều tạp âm hoặc lắng nghê âm gốc bị che dấu

– nghe lóng = nghe ngóng

LÓNG – VẬN HÀNH VẬT CHẤT

– Lóng nước : lóng nước y như lóng âm thanh, gạn lấy phần trong khỏi các chất hoà tan trong nước

Dò trong lóng đục.

LÓNG – TÍNH TỪ

– lóng ngóng, lóng nga lóng ngóng : vật tính thổ mộc vận hành vùng về trong trang thái lòng vòng vướng víu

– lóng lánh, lóng la lóng lánh : vât tính kim khí phản chiếu hoặc phát sáng qua sóng nước

LÒNG

LÒNG LÀ GÌ ? TƯỞNG DỄ MÀ KHÓ KHÔNG TƯỞNG
===
Nói đến LÒNG là nói đến cái được chứa đựng bên trong nó, được nén lại bên trong nó, được vân hành bên trong nó.
NGỒI VÀO LÒNG là gì ? Lòng là vòng cung đằng trước bụng và ngực của một người. Ngồi vào lòng là ngồi dựa lưng vào ngực và bụng của người đằng sau, để được người ấy ôm vòng sau lưng mình.
ĐỨNG VÀO LÒNG là gì ? Là dáng đứng nổi tiếng của hai nhân vật chính của phim Titanic. Đứng vào lòng y như ngồi vào lòng chỉ khác là hai người không ngồi mà đứng.
BẾ VÀO LÒNG là bế người khác (em bé hoặc người yêu) trước ngực và trước bụng.
ÔM VÀO LÒNG tương tự như “bế vào lòng” nhưng thay vì đỡ thân người khác kiểu bế thì ôm thân người khác kiểu ôm.
NẰM VÀO LÒNG là gì ? Là nằm úp thìa dựa lưng mình vào vòng cung bụng và ngực của người nằm sau, và người nằm sau ở tư thế vòng ôm người nằm đằng trước.
ĐI VÀO LÒNG là vận hành của một thứ bên ngoài ví dụ một bản nhạc trở nên đồng điệu với nhịp điệu bên trong của chúng ta.
NẰM LÒNG giống như nằm vào lòng, nhưng cái được nằm vào là một khung cảnh, một môi trường, một địa phương, một trạng thái tập thể … mà người đi nằm lòng sẽ cần hoà hợp vào nó như một phần của nó, để đồng điệu với vận hành của nó.
TRONG LÒNG là thứ được chứa đựng, được nén vào lòng, được nuốt vào lòng và vận hành trong lòng.
VÀO LÒNG là trạng thái bế vào lòng, ôm vào lòng, ví dụ mà cấu trúc và vân hành của hai người trở thành 2 con sóng quấn vào nhau hoặc hai vòng cung lồng vào nhau, đồng điệu với nhau, đặc biệt về mặt cảm xúc, nói cách khác họ đi vào, chìm vào, hoà vào lòng nhau.
NGHE TIẾNG LÒNG là nghe được cách thức vận hành, nhịp điệu vận hành, chu kỳ vận hành, đặc biệt là những cảm xúc của một người khác.
YÊU HẾT LÒNG là yêu đến mức mà để mọi vận hành của mình hoà vào, nhịp điệu vận hành của người kia, nghĩa là về tinh thần mình luôn cho người kia nằm vào lòng mình, ngồi vào lòng mình, được bế trong lòng mình, đi vào lòng mình … và vì vậy, mình lúc nào cũng nghe được tiếng lòng người ấy.
BẰNG LÒNG là có hành động, ứng xử và vận hành hoà hợp với hành động, ứng xử hay vận hành của người khác, như một cặp song hành. Một người đàn ông quỳ xuống trước mặt người một người phụ nữ mà hỏi người ấy “Em có bằng lòng lấy anh không ?”, và cô ấy nói “Em bằng lòng” hoặc “Dạ” thì có nghĩa là cô gái theo chàng trai về nhà anh ấy, làm vợ anh ấy luôn. Còn nếu hỏi “”Em có đồng ý lấy anh không ?” thì chỉ có nghĩa là về mặt ý chí và lý trí, cô ấy thấy ý kiến đề xuất của anh ấy là hợp lý, còn việc anh và cô ấy thực hiên nó như thế nào là việc khác, không liên quan.
THUỘC LÒNG là ghi nhớ một thứ vì vận hành của nó đồng điệu với nhịp điệu có sẵn bên trong cúng ta. Đó là cách chúng ta rất tự nhiên nhớ các giai điệu đặc biệt điệp khúc các bài hát, nhớ các bài dân ca, nhớ các câu hò vè … Đó là cách học mà chơi, chơi mà học, làm mà học, học mà làm.
Học thuộc lòng là cách học qua các trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian, là cách dạy gốc của cha ông chúng ta. Học qua trải nghiệm cũng là cách dạy của đức Phật Thích Ca. Nếu đức Phật định dạy chúng ta qua sách vở, kinh kệ thì ngài đã cho ghi chép kinh kệ từ lúc Ngài còn sống. Ananda, người đã thuộc lòng các lời dạy của Phật bởi vì thấm nhuần nó vào trong cách sống của mình mới chính là người ghi chép lại tất cả các lời kinh Phật, trong đại hội Kiết tập Phật giáo lần thứ nhất sau khi đức Phật qua đời.
Ở trường chúng ta được dậy học thuộc những thứ không thể ghi nhớ bằng logic, như thơ, văn, sử … để nhắc lại như cái máy khi bị kiểm tra. Đây là học thuộc vẹt, bằng cách lặp lại như cái máy một thứ đã được nói cho, chứ không phải thuộc lòng. Về bản chất, rất nhiều điều chúng ta được dạy ở trường được truyền đạt để chúng ta học vẹt, ngay cả những môn logic như toán, lý cũng bị học như thế, và chúng ta nhầm đó là học thuộc lòng. Việc đánh đồng học thuộc lòng thành học vẹt, khiến lâu dần chúng ta hiểu sai nghĩa của từ “thuộc lòng”, coi nó như là trạng thái “học tập”, “ghi nhớ” một cách “mất não, ngớ ngẩn, ngu đần”.
===
LÒNG CHẢO là thung lũng, là chỗ trũng giữa các quả núi, nơi cây cối mọc, nơi nước đọng, nơi gió, người đi rừng và các luồng vận hành khác có thể đi xuyên qua.
LÒNG ĐẤT là các khoang đất, là các tầng đất, các lớp đất. Lòng đất đối xứng với bầu trời, là khoang trời. Kết hợp lòng đất và bầu trời sẽ được cây sự sống có tâm nằm ở tâm Trái đất, torus Trái đất đi xuyên trục từ trường Trái đất chứa các đường sức từ Trái đất.
LÒNG BIỂN là các khoang biển, các tầng biển, các lớp biển, chứa các luồng biển, các sinh vật biển, nước biển. Lòng chảo và lòng biển đều là cấu trúc giao giữa lòng đất và bầu trời, mà lòng chảo thuộc về bầu trời nhiều hơn, đối xứng với lòng biển thuộc về lòng đất nhiều hơn.
LÒNG BÁT là khoang trũng của bát và nồi, để cho thức ăn vào.
LÒNG CHÉN là khoang trũng của chén, dùng để đựng nước.
LÒNG ỐNG là khoang trống bên trong lòng ống để dịch có thể đi qua.
LÒNG RUỘT là khoang rỗng bên trong ruột để thức ăn và nước uống có thể đi qua
LÒNG MẠCH là khoang rỗng bên trong mạch máu để cho máu nền, máu tế bào … đi qua
LÒNG BÀN TAY là cái lòng tạo ra để nắm lấy cái gì đó trong bầu trời và trên mặt đất.
LÒNG BÀN CHÂN là cái lòng để nắm lấy lòng đất và dưới mặt đất.
===
LÒNG NỒI là khoang trũng của nồi, để chứa thức ăn và vân hành trong lửa.
LÒNG THUYỀN là khoang trũng của thuyền để chứa đưng người, vật
– Thuyền cần vận hành trong nước
– Vật được chứa trong lòng thuyền cần được cách ly khỏi nước
Lòng nối, đứng trong lửa, tạo ra chuyển hoá cái trong lòng nồi, đối xứng với lòng thuyền, mà vân hành trong nước và chứa những thứ cách ly khỏi nước.
Lòng thuyền là âu thuyền, khi thuyền đứng yên hoặc đã mang lên cạn như cái nồi. Âu là vật dụng phục vụ nấu ăn, âu đựng nước, nhưng đứng yên trên cạn.
Âu thực chất là sự kết hợp giữa âu thuyền và âu nồi, tạo nên trang thái khí hoả thuỷ. Đây chính là nghĩa của chữ Âu trong tên Âu Cơ.
LÒNG TRỨNG : Lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng không đơn giản chỉ là phần đỏ và phần trắng của quả trứng, mà là hai cái lòng lồng vào nhau, chứa đựng nhau, đồng điệu với nhau. Lòng trắng trứng chứa cái lòng đỏ. Lòng đỏ trứng nằm trong lòng, ngồi trong lòng, được ôm trong lòng, được bế trong lòng của lòng đỏ trứng. Ngược lại lòng đỏ trứng chứa cái lòng trắng trứng.
Những thứ được chứa trong Lòng đỏ, được cách ly và bảo vệ về cấu trúc với dịch lòng trắng, nhưng lai vận hành bởi nước của lòng trắng là Cơ. Đây chính là nghĩa của chữ Cơ trong tên Âu Cơ.
LÒNG MẸ : Là khoang trống để người mẹ ôm con bên trong như tử cung và trạng thái ôm con về vât lý và tinh thần mà đứa con ở trong lòng mẹ và không những đồng điệu với vân hành của người mẹ mà còn trở thành tâm của người mẹ. Những đứa con sẽ trở thành tâm của người mẹ. Ngược mẹ cũng trở thành tâm của đứa con.
Lòng chứa các dạng tâm vừa sống ở bên ngoài vừa sống bên trong chủ thể kiểu mẹ và con như trên được gọi là Dạ.
LÒNG DẠ là quỹ đạo, là cách thức vận hành con người, mà không ai biết xoay quanh cái tâm nào, cái mục đích nào. Nang trứng và trứng là một cấu trúc dạng lòng dạ.
HẢ LÒNG HẢ DẠ : Là một trạng thái bên ngoài mà vô tình đồng điệu, vô tình trùng khớp, vô tình thoả mãn với mong muốn và mục đích bên trong của cá nhân.
===
ĐỒNG LÒNG là gì ? Là trạng thái nghĩa là đồng phạm vi, đồng chu vi, đồng khoang, đồng quỹ đạo, đồng sóng, đồng điệu vận hành.
“Đồng lòng” đổi xứng với “đồng tâm” và “đồng nhân” hoặc “đồng đạo”.
– Đồng tâm là trạng thái vân động quanh quanh cùng một tâm như các hành tinh của hệ Mặt trời cùng quay quanh Mặt trời. Nhịp điệu của Mặt trời, mà chính là nhịp tim của toàn hệ với Mặt trời vì Mặt trời là trái tim của hệ Mặt trời. Đồng tâm là trạng thái thiên về cấu trúc kiểu dương.
– Đồng lòng là trạng thái đồng âm, đồng sóng, đồng quỹ đạo vận hành, thiên về vân hành kiểu âm
– Đồng nhân là trạng thái đồng lòng và đồng tâm kết hợp nhưng thiên về cấu trúc, kiểu âm
– Đồng đạo là trạng thái đồng lòng và đồng tâm kết hợp nhưng thiên về vân hành kiểu dương
===
Lưu ý một chút về mặt kỹ thuật : Toàn con người và từng bộ phận nhỏ nhất của con người, từ tế bào, nguyên tử, lượng tử … đến mô, tạng, cơ quan, hệ đều ở trong các cấu trúc lòng, mà là vô số khoang màng vô hình (âm) và màng hữu hình (vật chất).
Các lòng chính của tim là
– Lòng khoang của các buồng tim (giới hạn bởi các lớp cơ tim)
– Lòng khoang của cả quả tim
– Lòng khoang màng tim
– Lòng khoang lồng ngực
Các lòng của tạng như phổi, gan, thận, lách tương tự … như các lòng của tạng tim
Các lòng của các hệ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hộ thận tiết niệu, …
Các lòng của các bộ phận như mắt, mũi, tai …
Các lòng của các khoang gồm khoang đầu, cổ, ngực, bụng, châu, chân, tay
Các lòng ở cấp tế bào và mô bào
– Lòng khoang của từng tế bào
– Lòng khoang của mô máu gồm tế bào máu và mạch máu
– Lòng khoang của từng lớp mô như mô da, mô cơ, mô xương, mô mạc, mô niêm mạc
Các lòng của bản thể
– Lòng của tim
– Lòng của thân
– Lòng của rốn
– Lòng của nhau
– Lòng của khoang màng
– Lòng của hào quang
Lòng quan trong nhất dành cho tổng thể CON NGƯỜI tôi xin tạm gọi là ÂM CUNG CON NGƯỜI

LÒNG : CẤU TRÚC

Ra về nước mắt phân vân
Lòng Châu có nhớ nghĩa Trần hay không?

– Tấm lòng

– Lòng thương

Thương nhau hát lý qua cầu
Quê em Ninh Quới nặng câu ân tình
Thương ai cách một cánh đồng
Dẫu xa cho mấy mà lòng vẫn thương.

– Lòng ruột : biên của cơ thể, mà ở giữa cơ thể

– Lòng mề
– Lòng dạ

Vật phi nghĩa bất thủ
Nhơn phi nghĩa bất giao
Anh nguyền thưởng bậu một dao
Răn phường lòng dạ mận đào lố lăng

– Lòng ống, lòng máng

– Lòng thuyền

– Lòng bát

– Lòng sông, lòng hồ, lòng biển, lòng đất

Sông tôi chẳng có bóng thuyền
Mong gì hứng gió những miền biển khơi
Tủi lòng sông lắm thuyền ơi
Đừng chê thôn nhỏ ham nơi phố phường

– Lòng lợn, lòng gà …

LÒNG : SẮC THÁI

– Lòng trắng – Lòng đỏ (trứng)

Quả năm ngăn trong lòng sơn đỏ,
Qua mấy lời em to nhỏ, sao anh bỏ em đành.
Thế gian tiếng dữ đồn lành,
Bao giờ ông vua Trụ hiền lành em mới xa nhau

– Lòng trắng – Lòng đen (mắt)

– Lòng vàng

Mặc cho ong bướm rộn ràng
Em đây vẫn giữ lòng vàng với anh

—o—

Rèn lòng vàng đá tri tri,
Dầu ai thay bạc đổi chì mặc ai

—o—

Mặc cho ong bướm rộn ràng
Em đây vẫn giữ lòng vàng với anh

—o—

Bướm ong bay lượn rộn ràng,
Em nguyền giữ tấm lòng vàng với anh.

—o—

Dầu cho quá lứa em cũng chẳng hứa càn,
Phải duyên em giữ lòng vàng,
Không phải duyên kim cải em để hoa tàn nhụy pha

—o—

Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng

– Lòng son

Vái trời cho đặng vuông tròn
Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng

—o—

Mình em như giấy trắng cả tờ
Lòng son một mực đợi chờ bút nghiên

—o—

Biết làm sao biến đặng cây kim
Ở trong bâu áo mà tìm lòng son?

—o—

Anh đi gìn giữ nước non
Tóc xanh em đợi lòng son em chờ

—o—

Cùng nguyền một tấm lòng son
Anh dầu có phụ keo sơn có trời
Sống dương gian hai đứa đôi nơi

Thác xuống âm phủ cũng nhớ lời thề xưa

—o—

Xa cha, gần giặc mặc dầu
Lòng son dạ sắt con nào dám quên

LÒNG : THANH ÂM

– Tiếng lòng

LÒNG : TÍNH CHẤT

– Lòng vòng

– Lòng thòng

LÒNG : TRẠNG THÁI

– Trong lòng

Trai mồng một, gái hôm rằm
Nuôi thì nuôi vậy trong lòng vẫn căm

LÒNG : VẬN HÀNH

Duyên đôi ta là ngãi đôi ta
Sớm bâng khuâng nhớ chiều tà lại trông
Ước gì lòng được như lòng
Như chim loan phượng ngô đồng sánh đôi

– Bằng lòng

– Dối lòng

– Phải lòng

– Cầm lòng

– Đau lòng

– Rầu lòng

– Xiêu lòng

– Đo lòng

LÒNG : CA DAO TỤC NGỮ

TẤM LÒNG

E khi thắm lạt vàng phai
Sắc tàn nhị mất, anh lại bỏ hoài không thương
– Anh thề có bóng trăng đây
Núi kia có lở tấm lòng này vẫn nguyên

XIÊU LÒNG

Ngó lên lầu lầu cao vách ván
Lòng em dám thương anh lắm anh ơi
Anh về ở dưới anh đừng mê cây đờn kêu, ống sáo thổi anh xiêu lòng bỏ em

 

LÒNG NGƯỜI

Ở sao cho được lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

Người đồn giếng đá thì trong
Nghiêng gầu sẽ múc, đo lòng cạn sâu

LỎNG

LỎNG – DANH TỪ

– Chất lỏng >< Chất rắn

LỎNG – TÍNH TỪ

– Lỏng lẻo, linh hoạt, mềm dẻo

LỎNG – ĐỘNG TỪ

– Nới lỏng

– Thả lỏng

– Buông lỏng

– Đi lỏng

– Hoá lỏng

LỌNG

LỌNG – CẤU TRÚC

– Lọng che, dù lọng

– Lọng vàng

– Thòng lọng

LỌNG – VẬN HÀNH

– Lật lọng = phản lại các cam kết, ràng buộc

LỌNG – CA DAO, TỤC NGỮ

DÙ LỌNG

Ra đi dù lọng oai vang
Về nhà ăn rạm nhai ngang cả lồn

—o—

LỌNG VÀNG

Lọng vàng che nải chuối xanh
Tiếc con chim phượng đậu cành tre khô

—o—

Duyên mình bắt bén duyên ta
Cũng bằng tiến sĩ đi ba lọng vàng

—o—

Vua chi mà vua, quan chi mà quan
Lọng vàng thì có, lòng vàng thì không

—o—
Anh mong tát biển cấy kê
Tát sông Bồ Ðề nhổ mạ cấy chơi
Bẻ que đo Trời
Đan lồng nhốt kiến
Thầy mẹ thương đến
Bắt voi coi giò
Thầy mẹ gả cho
Rước voi làm lễ
Anh đi làm rể
Che hai lọng vàng
Nhà anh thì ở giữa làng
Lấy vàng làm cột
Dát bạc làm tranh
Cưa gỗ lim làm thành
Chẻ ngà voi làm lạt
Anh đặt chuyện hát
Nói láp em nghe,
Nhà anh cột nứa, kèo tre…

LÕNG

LÒNG – TÍNH TỪ

– Lạc lõng

– Lõng bõng

LÕNG – DANH TỪ

– Lối đi quen thuộc của hươu nai và các động vật ăn cỏ

LÕNG – ĐỘNG TỪ

– Đón lõng

– Che lõng

VƯƠNG

VƯƠNG – ĐỘNG TỪ

– Vương trên tóc, trên áo
– Vấn vương, vương vấn

Tiếng chày giã dó trong sương
Tiếng ai seo giấy để vương vấn lòng
Cho người chắp bút chép kinh
Đẹp vần thơ lại đẹp mình đẹp ta

—o—
Đôi ta đã trót lời thề
Ở đây thì nhớ, ra về thì thương
Ra về lòng những vấn vương
Ái ân ngàn nỗi, nẻo đường chia đôi

– Vương vãi
– Vương tơ

VƯƠNG – TÍNH TỪ

– Vương giả

– Vương triều

– Vương quyền

– Phụ vương

VƯỜNG

 

VƯỚNG

– Vưỡng víu
– Vướng bận

– Vướng mắc

VƯỢNG

– Thịnh vượng : đa dang

VƯỞNG

– Vất vưởng

VƯỠNG

 

 

Chia sẻ:
Scroll to Top