CÁC VÙNG ĐẤT CÁT THUỶ
Các địa danh cát mà ca dao tục ngữ mô tả tạo nên tuyến đường cát chạy dọc biển Việt Nam từ huyệt cát vô tận Mỹ Hoà, bên bờ sông Gianh Quảng Bình đến cảng Cát Lái, một huyệt cát dạng cát tường vận hành đi muôn nơi ở phía Nam.
—o—
ĐƯỜNG LẮM CÁT DỄ ĐI – ĐƯỜNG CHỢ BƯỞI
Nước Tây Hồ vừa trong vừa mát
Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi
Cô kia bóng bẩy làm chi
Để cho anh ấy đi đi về về.
Chợ Bưởi nằm ven Hồ Tây, thuộc quân Tây Hồ, Hà Nội. Chợ Bưởi nổi tiếng nằm ở nơi giao của sông Tô Lịch và sông Thiên Phù (cũ), ở góc Tây của Hồ Tây, nơi cũng góc tường thành ngoài của Hoàng Thành Thăng Long xưa, và ở ngay bên chợ có nhiều đình, đền nổi tiếng như đình An Thái.
Trong các địa danh về cát thuỷ, duy nhất Hồ Tây không nằm gần biển, mà nằm bên sông và hồ, và là cát hồ và cát sông.
—o—
HẾT CÁT – MỸ HOÀ
Bao giờ hết cát Mỹ Hoà
Sông Gianh hết nước, La Hà hết quan.
Mỹ Hoà nay thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có rất nhiều cát. Có người nói cát ở đây là cát thần, cứ lấy đi là tự sản sinh ra lại.
Sông Gianh : Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
La Hà là một làng nay thuộc xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trước đây nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. ở Quảng Bình
Mỹ Hoà nằm bên bờ Bắc sông Gianh, gần cầu Gianh. Cát là cắt, Gianh là Gianh giới. Mỹ Hoà là cắt gianh giới đẹp và hài hoà.
—o—
HOÁ CÁT – HẢI VÂN
Dù cho cạn nước Thu Bồn
Hải Vân hóa cát, biển Đông thành đèo
Dù cho cay đắng trăm điều
Cũng không lay được tình keo nghĩa dày
Sông Thu Bồn và đèo Hải Vân là các địa danh của Quảng Nam
—o—
HẠT CÁT – TIÊN SA
Thà làm hạt cát Tiên Sa
Còn hơn làm mảnh đá hoa trong chùa
Tiên Sa là một bãi biển ở Đà Nẵng
—o—
ĐƯỜNG LẮM CÁT – BÌNH ĐÀO
Giếng Bình Đào vừa trong vừa mát
Đường Bình Đào lắm cát dễ đi
Em ơi má thắm làm chi
Để anh thương nhớ mấy con trăng ni không về
Bình Đào là vùng đất bao gồm hai xã Bình Minh và Bình Đào, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam.
—o—
CÁT NHỎ NHƯ TRO – CHÙA HANG
Chùa Hang cát nhỏ như tro
Hang Câu, bãi Ké kể cho thêm phiền
Chùa Hang, Hang Câu, bãi Ké là các địa danh của đảo núi lửa Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cát Lý Sơn rất to vì là cát san hô moc trên đá núi lửa, nhưng riêng ở Chùa Hang cát rất nhỏ, như là tro húi lửa.
—o—
BÃI CÁT PHÂN HAI LÀNG – KỲ TÂN, AN CHUẨN
Kỳ Tân, An Chuẩn không xa
Cách một bãi cát phân ra hai làng
Kỳ Tân, An Chuẩn Tên hai làng thuộc xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ngay ngã ba nơi con sông Vệ đổ ra biển. Đây là nơi có nghề làm nước mắm truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi, kéo dài đến tận bây giờ.
—o—
CÁT VÀNG SOI DƯƠNG – HÒN SỤP
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây
Gành Hàu, núi Quế đá xây nên chùa
Dưới thời bông súng nở đua
Ngó lên trên chùa đá dựng, kiểng giăng
Ngó qua bên xóm Trường An
Ngó xuống Hòn Sụp, cát vàng soi dương
Hòn Sụp là một đảo đá nhỏ gần cửa biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Các địa danh khác cũng thuộc Quảng Ngãi.
—o—
CÁT MỊN DỄ ĐI – QUY NHƠN
Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát
Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi
Phương Mai, Gành Ráng tương tri
Ngâm câu “Thuỷ tú sơn kì” thảnh thơi
—o—
BỜ CÁT – TRÀ Ô
Rủ nhau mua tép Trà Ô
Sẵn bờ cát trắng, phơi khô đem về
Trà Ở, Trà Ô, Châu Trúc hoặc Bàu Bàng là tên một cái đầm thuộc khu vực các xã Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Đức và Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đầm Trà Ổ nằm giữa vùng bằng phẳng, được bao bọc bởi những dãy núi cao thấp trập trùng ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam.
—o—
CÁT MỊN – QUY NHƠN
Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát
Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi
Phương Mai, Gành Ráng tương tri
Ngâm câu “Thuỷ tú sơn kì” thảnh thơi
Đây là các địa danh của Bình Đinh, trong đó Quy Nhơn là thủ phủ của Bình Định.
—o—
BÃI CÁT – TIÊN CHÂU
Tiên Châu có bãi cát vàng
Có cầu Vạn Củi, có hàng dừa xanh
Tiên Châu là một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
Vạn Củi là một cây cầu nằm gần cửa biển Tiên Châu, Phú Yên. Có tên như vậy có lẽ vì bên bờ Nam của cầu, người dân thường làm nghề củi.
—o—
BÃI CÁT CHỨA CHAN NỖI SẦU – HÒN CHÙA
Ngó ra Hòn Dứa, Hòn Than
Hòn Chùa bãi cát chứa chan nỗi sầu
Anh muốn qua thì bắt nhịp cầu
Thăm nàng tri kỷ dãi dầu nắng mưa
Hòn Chùa Tên cùng cụm đảo với hai hòn khác là Hòn Dứa và Hòn Than thuộc địa phận xã An Phú, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
—o—
CÁT VÀNG NƯỚC LỤC – SÔNG NHA TRANG
Sông Nha Trang cát vàng nước lục
Thảnh thơi con cá đục lội dọc lội ngang
Ðã nguyền cùng em giữ dạ đá vàng
Quý chi tách cà phê đen, ly sữa bò trắng
Anh nỡ phụ phàng nước non.
Nước lục không chỉ là nước màu lục, mà là nước kim thuỷ với tinh thể nước lục giác. Cát vàng không chỉ là cát màu vàng
—o—
CÁT MÁT CÁT NHỎ – CHỢ GÒ CÁT
Sớm mai đi chợ Gò Cát
Cây cao bóng mát, cát nhỏ dễ đi
Gái như em, mặt tròn như bông hoa lý
Trai như anh, thấm ý vừa lòng
Em với anh thương thiệt, sao ông tơ hồng không xe?
Chợ Gò Cát nay ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có gạo Gò Cát nổi tiếng thơm, dẻo, là nguyên liệu làm nên đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho.
—o—
ĐƯỜNG CÁT NHỎ CỎ MÒN NHIỀU TRĂNG – BA VÁT
Anh đi trên đường Ba Vát
Anh đạp cát, cát nhỏ
Anh đạp cỏ, cỏ mòn
Yêu nhau thời độ trăng tròn
Bây giờ trăng khuyết vẫn còn yêu nhau
Còn gọi Ba Việt, địa danh gốc Khmer (Pears Watt, nghĩa là là chùa Phật). Vào thế kỷ XVIII, nơi đây là huyện lỵ của huyện Tân An – một trung tâm kinh tế khá phồn thịnh thời bấy giờ. Hiện nay Ba Vát là một thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Do cách phát âm của người Nam Bộ, một số tài liệu địa danh này cũng được ghi thành Ba Giác.
—o—
ĐƯỜNG LẮM CÁT – KHO BẠC, BẾN TRE
Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát
Đường Kho Bạc lắm cát dễ đi
—o—
THUỶ CÁT – CẢNG CÁT LÁI
Ghe bầu các lái đi buôn
Đêm khuya ngồi buồn, kể chuyện ngâm nga
Bắt từ Gia Định kể ra
Anh em thuận hòa ngoài Huế kể vô
Trên thời ngói lợp tòa đô
Dưới sông thủy cát ra vô dập dìu
Trên thời vua Thuấn, vua Nghiêu
Ngoài dân, trong triều tòa chính sửa sang
Trên thời ngói lợp tòa vàng
Dưới dân buôn bán nghênh ngang chật bờ
Này đoạn các lái trở vô
Thuận An là chốn thuyền đô ra vào
Vát ra một đỗi khơi cao
Ta sẽ lần vào thì tới Cửa Ông
Nay đà giáp phủ Thuận Phong
Hòn Am, Cửa Kiểng nằm trong thay là
…
Cảng Cát Lái còn có tên là cảng Các Lái nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Bài vè trên đươc goi là vè Các lái, mô tả tuyến đường thuỷ từ cảng Cát Lái, Gia Định đến Huế, với các địa danh của Huế như Thuận An, Cửa Ông, Thuận Phong, Hòn Am, Cửa Kiểng.
—o—o—o—o—o—
CÁC VÙNG ĐẤT CÁT HOẢ
Các vùng đất cát được mô tả trong các bài ca dao tục ngữ trên, đều là các vùng đất ven biển, chạy từ Quảng Bình xuống phía Nam. Các vùng đất cát được mô tả bên dưới là cát hoả.
—o—
ĐỒI CÁT & ĐÁ CÁT – HOÀNH BỒ
Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
“Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đá cát mênh mông”
Hoành Bồ là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Phía Nam của Hoành Bồ là vịnh Cửa Lục Đầu, thành phố Bãi Cháy. Bãi Cháy là bãi cát cháy.
—o—
CÁT NGẠN
Cát Ngạn là một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
Khoai La Mạc,
Bạc Cao Điền,
Tiền Hạnh Lâm,
Mâm Văn Chấn,
Mấn Cát Ngạn
Tất cả các địa danh trên nói chung đều ở Thanh Chương Nghệ An, và tất cả các đia danh Cát của Nghệ An đều nằm dọc hai bên bờ sông Lam.
Mấn là tiếng xứ Nghệ để chỉ cái váy của phụ nữ. Mấn Cát Ngán liên quan đến việc ngồi lâu bẩn cả mấn, nên là cát ngán là cát định, cát đất.
Trong các địa danh về cát hoả, duy nhất Cát Ngạn không nằm gần biển, nhưng nằm bên bờ con sông Lam đổ ra biển.
—o—
Em là con gái Đô Lương
Anh trai Cát Ngạn chung đường bán mua
Lỗ lời khi được khi thua
Ngọt bùi nỏ thiếu, chanh chua ai bằng
Đô Lương và Cát Ngạn là hai địa phương đối xứng nhau ở hai bên bờ sông Lam.
Cát Ngạn là cát hoả, cát nam. Đàn ông Cát Ngạn đánh nhau giỏi và học cũng giỏi, vừa có hoả thổ vừa có hoả khí.
—o—
ĐỒNG CÁT
Đồng Cát Tên chợ trung tâm của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Kể từ sông Vệ, chợ Gò
Ngó vô Thi Phổ thấy đò Dắt Dây
Đồng Cát buôn bán sum vầy
Ngó vô Lò Thổi thấy cây xùm xòa
Tú Sơn một đỗi xa xa
Ngó vô Quán Sạn bạn hàng đà nghỉ ngơi
Chợ Huyện là chỗ ăn chơi
Trong tê Quán Vịt là nơi hữu tình
Trà Câu sao vắng bạn mình
Hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng.
—o—
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Đồng Cát
Cát ở Đồng Cát là cũng là cát đất, cát làm ra đường cát, từ mật mía và cát sum vầy, tụ hội mang tính thổ mộc, không phải là cát biển mang tính kim thuỷ, chia cắt, nhưng lại luân chuyển.
—o—
CÁT NÓNG – MỸ Á
– Muốn về Mỹ Á ăn dừa
Sợ truông cát nóng, sợ đèo đá dăm
– Cát nóng, đưa dép anh mang
Đá dăm em lượm còn than nỗi gì!
Mỹ Á là cảng biển và cũng là một cửa biển trong năm cửa biển của tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở địa bàn phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ.
—o—
CÁT TRO – LÝ SƠN
Chùa Hang cát nhỏ như tro
Hang Câu, bãi Ké kể cho thêm phiền
Chùa Hang, Hang Câu, bãi Ké là các địa danh của đảo núi lửa Lý Sơn. Cát Lý Sơn rất to vì là cát san hô mọc trên đá núi lửa, nhưng riêng ở Chùa Hang cát rất nhỏ, như là tro húi lửa.
—o—o—o—o—o—
CỒN CÁT – NAM VANG
Chiếc tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát cành đa
Thấy em có chút mẹ già
Muốn vô nuôi dưỡng biết là đặng không.
Nam Vang Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
Chiếc Tàu Nam Vang xuất phát từ đồng bằng sông Cửu Long và sông Sài Gòn, thường cũng là từ cảng Cát Lái, đi sang Campuchia mang cả tính hoả và tính thuỷ.
– Cồn cát mang tính hoả cấu trúc
– Nằm trên con sông có cát vận hành mang tính thuỷ
—o—o—o—o—o—
See insights and ads
Boost post
All reactions:
Lê Như, Phạm Đức Hậu and 1 other