BÁT ÂM CỦA VÒNG ĐỜI ẾCH NHÁI
“Nòng nọc đứt đuôi” là một sự kiện xảy ra trong vòng đời của con nòng nọc mà gồm có 8 bước
1. Hợp tử – Xứ sở dưới nước : tương đương với hợp tử ở người
2. Phôi thai – Xứ sở dưới nước : tương đương với bào thai ở người
3. Nóng nọc trong bào thai – Xứ sở dưới nước : tương đương với bào thai ở người
4. Nòng nọc 2 chân – Xứ sở mặt nước : tương đương với người được cắt rốn
5. Nòng nọc 4 chân – Xứ sở mặt nước : tương đương với người sinh ra trong bao điều
6. Ếch con còn đuôi – Xứ sở trên cạn : tương đương với người chưa rụng rốn
7. Ếch trưởng thành – Xứ sở trên cạn : tương đương với người trưởng thành đã rụng hết rốn
8. Ếch cái mang trứng – Xứ sở trên cạn : tương đương với giai đoạn rụng trứng ở người
BÁT BỘ ĐẦM LẦY
Các loài lưỡng cư đầm lầy như cóc, ếch, nhái, chẫu chàng, ếch, ễnh ương … đều có họ hàng với nhau. Nếu cuộc đời của các con vật này là một bản nhạc, sẽ có tám con vật đại điện được mô tả trong bài ca dao sau
Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi, chẫu khóc “Chàng ôi là chàng!”
Ễnh ương đánh lệnh đã vang,
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!
Bài ca dao này nói về bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– THÂN – CÓC NHÁI : Cóc là cóc cần, là một mình, là độc bản, mang tính dương, còn nhái là hàng nhái, là phiên bản, là âm bản.
– – – Cóc : Thân dương
– – – Nhái : Thân âm có tính lưỡng nghi là Nhái bén (sống trên cây) và Nhái bầu.
– ỐI – CHẪU : Chẫu có nhiều tên như Chàng, Chàng Hiu, Chằng, Chằng Hương, Chẫu Chàng, Chẫu, Chẫu Chuộc và Choạc Choạc
– – – Chàng (hay ông Chằng) có nơi gọi là chẫu chàng, chàng hiu, thậm chí gọi là nhái bén : Ối dương
– – – Chẫu (hay bà Chuộc) có nhiều tên gọi khác nhau như: chẳng chuộc, chằng hương, chão chuộc, choạc choạc : Ối âm.
– NHAU – ỄNH ƯƠNG : Ễnh là ễnh bụng, tính âm, Uơng là ương ương, ương dở, ương gàn, tính dương
– – – Ễnh ương : âm
– – – Bánh ương, ếch òn
– RỐN : Ngoé là “chết như ngoé”, “cắt dễ dàng”, “tréo ngoe”, trong khi Rốn là “rốn lên tý nữa”, “dấn thêm một chút”, “còn nước còn tát”, “cố gắng tiếp tục”.
– – – Ngoé là rốn âm,
– – – Ếch là rốn dương, lại có dòng ếch òn giống ếch ương, ếch ộp, ếch xanh
Bộ đầu nhau của dòng này là CÓC – NHÁI – ẾCH
– Cóc nhái là cặp Ông Công – Bà Thị
– Êch nhái là cặp Ông Táo – Bà Thị
Nhái rất khó phân biệt so với cóc và ếch xanh, mà có thể là cóc nhái, ếch nhái, nhái bén, nhái bầu, ễnh ương, chẫu, chẫu chuộc, chẫu chàng …
BÁT BỘ KIM CƯƠNG
Trong sự tích về nguồn gốc Bách Việt có nói rằng, Đế Minh đi tuần phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái bà Vụ Tiên, tên là Đỗ Thị Quý, sinh ra Lộc Tục. Sau này Lộc Tục lên làm vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Bà Đỗ Thị Quý sau đi tu đạo Sa Môn, hiệu là Hương Vân Cát Bồ Tát. Mộ của bà Đỗ Thị Quý hiện ở gò Thiềm Thù, hay gò Con cóc, ở Ba La, Hà Đông. Bà Vụ Tiên có 9 người con, 1 gái cả và 8 người em trai, gọi là Tám ông Tổng Cóc. Đó là
– Đỗ Xương, hiệu là Thanh Trừ Tai Kim Cương
– Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thần Kim Cương
– Đỗ Kỹ, hiệu là Hoàng Tùy Cầu Kim Cương
– Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thủy Kim Cương
– Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương
– Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương
– Đỗ Bích, hiệu là Từ Hiền Thần Kim Cương
– Đỗ Trọng, hiệu là Đại Lực Thần Kim Cương
Kinh Dương Vương có dòng máu Cha trời, xưng vua là Ông vua trời, cho nên 8 ông cậu, em trai của mẹ ông là “Cậu ông trời”.
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
Con cóc là cậu thầy nho
Hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền