SÔNG CẦU

Loading

SÔNG CẦU – THỔ HÀ – BẮC CẠN

===
SÔNG CẦU PHÚ LƯƠNG CỦA MIỀN BẮC
Sông Cầu phía Bắc bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, rồi chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm.
Sông Cầu kết thúc ở ngã ba Lác, Yên Dũng, Bắc Giang. Ngã 3 Lác nằm trong Ngã 6 của sông Cầu, sông Đuống, sông Thương, sông Lục Nam, sông Kinh Thày và sông Thái Bình. Ngã 6 này gọi là Lục Đầu Giang.
Bình thường chúng ta cho rằng sông phải chảy từ đầu nguồn ra biển. Nhưng với con sông Cầu này, đầu nguồn sông là đỉnh núi cạn khô và cuối sông là biển nước mênh mông. Bắc Kạn là xứ Thổ, xứ núi. Đặc trưng của xứ Thổ là luôn thiếu nước, luôn hút nước và luôn cần nước, trong khi Lục Đầu Giang là xứ đầu giang, xứ đầu nguồn nước, hay xứ cấp nước. Như vậy sông Cầu chảy từ Bắc Kạn, hay bắc cạn khô không có nước sang Bắc Giang là bắc sông nước. Điều này nghe vô cùng là bất hợp lý, vì sông bắt nguồn từ nơi không có nước thì lấy gì ra mà chảy.
Có thể, nước theo quy luật thẩm thấu đã được thấm ngược, hút ngược từ Lục Đầu Giang về Bắc Cạn theo đường sông ngầm, rồi sau đó lại chảy ngược từ Bắc Kạn về Lục Đầu Giang theo đường sông hiện, sông bề mặt, hoàn thành vòng tuần hoàn y như vòng tuần hoàn của máu.
Hình dung mảnh đất Việt là một cơ thể sống, Bắc Kạn phải là cơ quan gì đó rất cần nước, rất thiếu nước, còn Lục Đầu Giang phải là biển nước, bể nước kiểu như tim, thận hay tuyến tinh. Nước chảy từ xứ cấp nước sang xứ cần nước là quá hợp lý.
Sông Cầu còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Phú Lương (Phú Lương Giang), sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức. Sông Cầu có nghĩa là sông bắc cầu, sông kết nối, các con sông, các vùng đất, và các con người ven sông.

CÂU CHUYỆN KỲ LẠ CỦA SÔNG CẦU

=== === ===
Sông Cầu là một trong 5 con sâu lớn nhất của miền Bắc. Sông Cầu còn được mệnh danh là dòng sông quan họ và hát quan họ là hát giao duyên. Sông Cầu được ca dao tục ngữ mô tả như là con sông với đủ thứ kỳ lạ, không có nước, không có luồng, mà toàn là đất và khí nóng….
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi
Sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh, Bắc Giang được mệnh danh là dòng sông quan họ. Người ta ra sông Cầu để tắm giặt, để bắt tôm cá, để ngắm cảnh, để hẹn hò, để hát quan họ giao duyên. Vậy đôi trai gái nào ra sông Cầu để hơ quần đùi ? 
Dòng máu có tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hoàn toàn có thể được gọi là sông Cầu. Dòng máu mang các tế bào máu là thổ huyết. Dòng máu thổ huyết có nhiều loại ví dụ động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết …. Vậy dòng máu thổ huyết nào chảy lơ thơ ? Động mạch chảy xiết hơn và tĩnh mạch chảy chậm hơn, vì tĩnh mạch là máu chảy về tim, nhưng cả hai mạch này đều không lơ thơ. Máu chảy xuống vùng chậu, nơi có cái quần đùi, chảy chậm hơn, là máu lên đầu, nhất là khi đôi trai gái này không dùng chân chạy nhảy mà chỉ ngồi thôi, nhưng máu chảy xuống thân dưới cũng không phải là máu lơ thơ. Máu tĩnh mạch hay động mạch thì đều là máu nóng, nhưng tại sao nó lại có thể hơ được cái quần đùi, trừ khi máu này là máu của hệ sinh dục, chạy về cơ quan sinh dục, làm nóng vùng chậu lên để giúp đôi trai gái này làm gì đó.
—o—
Sông Cầu đất thấp, nền cao
Ai qua đến đó lao đao cửa nhà
Đất thấp là đất dễ ngập nước, cho nên người ta phải làm nền nhà cao để nước không vào nhà. Sông Cầu đất thấp nền cao là gì ? Sông Cầu không có sóng nước xô bờ mà có sóng lao đao cửa nhà. Cái con sông Cầu kỳ lạ này là gì, nếu không phải là dòng chảy tế bào máu của hệ sinh dục như bài ca dao trên. Nhà chính là thân thể của chúng ta. Cửa nhà thì nhiều lắm, nhưng mà cửa chính về sinh dục là âm đạo và dương vật. Vậy ở câu trên, sông Cầu làm nóng hết nhà cửa, còn ở câu này, sông Cầu làm nhà cửa lao đao.
—o—
Sông Cầu nói đâu bỏ đấy
Sông bình thường thì chảy ra. biển. Sông Cầu của miền Bắc thì chảy ra Lục Đầu Giang. Sông Cầu của máu hồng cầu, bạch cầu, tiểu thì chạy về tim. Con sông Cầu này không chảy mà nói, rồi nói xong bỏ đấy là sao ? Nếu đây là con sông Cầu máu sinh dục của nam, thì sau khi gõ cửa ngôi nhà của nữ, nó đi vào rồi bỏ đấy luôn.
—o—
Chợ Sông Cầu một tháng sáu phiên
Anh đi không đặng, gửi lời nguyền cho em
Chợ sông Cầu một tháng 6 phiên, nghĩa là khoảng 5 ngày/phiên, y như lịch làm việc 5 ngày nghỉ 1 ngày của chúng ta hiện nay.
Chợ là nơi giao luồng hàng hoá và luồng mua bán. Anh không đi được 1 phiên nào nghĩa là anh không mua và không bán. Đã không đi chợ, anh còn gửi cho em lời nguyền. Anh nào lạ đời đến vậy ?
Rõ ràng bài ca dao về sông Cầu này kỳ lạ chả kém bài ca dao trên. Lời nguyền chính là dạng trấn luồng trong cấu trúc, trong hình hài. Nếu con sông Cầu này lại tiếp tục là con sông Cầu của tế bào máu của hệ sinh dục như bài ca dao trên, thì lúc này lời nguyền này sẽ gây ra việc thụ thai, để tạo nên hình hài em bé.
—o—
Sông Cầu làm đầu câu chuyện
Sông Cầu làm đầu câu chuyện là gì ? Bốn câu trên đã mô tả cho chúng ta bốn đoạn của câu chuyện kỳ lạ về sông Cầu, đúng hơn là mô tả bốn đoạn trong câu chuyện của một cặp nam nữ. Chuyện gì xảy ra nếu cặp nam nữ là cha mẹ của chúng ta ? Vậy thì, sông Cầu đã mở đầu câu chuyện cuộc đời của chúng ta.
Tôi có thắc mắc về việc sông Cầu là dòng sông quan họ, các liền anh, liền chị hát quan họ hát giao duyên, nhưng lại không được lấy nhau, thì câu chuyện cuộc đời của chúng ta làm sao bắt đầu được, hay các cụ muốn nhắc nhở xa anh, xa chị, xa quan hệ họ hàng, xa dòng máu, thì con sông Cầu này mới tiếp tục chảy được muôn đời chăng ?
=== === ===
Một lần nữa chúng ta phải phục lăn cha ông đã để lại cho con cháu cả một kho tàng ca dao, tục ngữ ngắn gọn và thâm sâu, kể cho chúng ta về đủ thứ, trong đó có câu chuyện của con sông Cầu.

SÔNG CẦU PHÚ YÊN CỦA MIỀN TRUNG

=== === ===
Phú Yên có 50 con sông lớn nhỏ, trở thành một mạng lưới kết và bắc cầu chằng chịt với nhau cả ẩn và hiện. Phú Yên có thị xã Sông Cầu nhưng lại không có con sông nào tên là sông Cầu cả.
Điều kỳ lạ là cái gì mà sông Cầu phía Bắc có thì sông Cầu phía Nam cũng có đầy đủ nhưng theo một cách khác xa
THỊ CẦU & THỊ XÃ
– Sông Cầu miền Bắc là sông Thị Cầu
– Phú Yên cũng có sông Cầu, nhưng là sông Cầu thị xã
Thị xã Sông Cầu ở Phú Yên trong ca dao tục ngữ hiện lên như là ở đó có con sông Cầu thật, vì có bến sông, có cù lao, có dừa soi bóng.
Dừa xanh trên bến Sông Cầu
Dừa bao nhiêu trái, dạ em sầu bấy nhiêu
—o—
Dừa Sông Cầu
Sắn Phường Lụa
Lúa Tuy Hòa
Bông Hòa Đa
—o—
Quận Tuy Hoà có hòn Tháp Nhạn
Chốn Sông Cầu dừa mát bóng râm
Phú Yên lắm cảnh danh lam
Sơn Hoà có suối, Đồng Xuân có rừng
Tuy An nước lặng mây dừng
Đất vườn màu mỡ nên xuân xứ này
Thương chàng tỏ thiệt nơi đây
Phú Yên trù phú tháng ngày thong dong
Trái dừa là trái cầu nước, nước giữ trong thổ là Thổ Hà.
—o—
Ngó vô Vũng Lấm, Sông Cầu
Cù lao Ông Xá đứng hầu một bên
Vũng Lấm là vũng nhiều phù sa, Cù Lao là thổ trong nước, cả hai trạng thái này vẫn là Thổ Hà.
PHÚ LƯƠNG & PHÚ YÊN : Sông Thị Cầu là sông Phú Lương, còn thị xã Sông Cầu ở Phú Yên.
– Sông Thị Cầu Phú Lương, nghĩa là dòng chảy phong phú và kết nối bắc cầu với nhau.
– Sông Cầu Phú Yên nghĩa là tuyến đường phong phú và kết nối bắc cầu với nhau, nhưng chủ yếu ở dạng khí huyết, kinh lạc, chứ không ở dạng thổ huyết, thổ hà như dòng chảy của Thị Cầu
XỨ THỔ :
– Bắc Kạn, nơi đầu nguồn của sông Thị Cầu là xứ Thổ
– Thủ phú xưa của Phú Yên là thành An Thổ.
NGÂN SƠN :
– Đầu nguồn sông Thị Cầu là dài Ngân Sơn và núi Gấm. Thị Cầu là một trong 5 con sông lớn nhất của miền Bắc và Ngân Sơn là một trong các cánh cung núi lớn nhất của miền Bắc. Núi Ngân Sơn là núi ngân nga, còn núi Gấm là núi lụa là gấm vóc, nghĩa là núi rất đẹp về ngoại hình.
– Ở Phú Yên, có sông Ngân Sơn nằm sát thành An Thổ, thủ phủ Phú Yên xưa.
Đêm nằm bàng bạc ánh trăng,
Ngân Sơn bên đó, Mằng Lăng bên này
Thuyền xao bóng nước gió lay
Lòng em xáo động chàng hay chăng chàng?
Một dòng nước chảy Tam Giang
Bởi lời cha mẹ phụ phàng tình anh.
GỒM THỔ HÀ
– Thổ Hà ở sông Cầu : Gốm Quảng Đức rất nổi tiếng ở Phú Yên, còn gốm Thổ Hà nổi tiếng ở sông Cầu. Gốm là một chất liệu Thổ – Thuỷ, không ngấm nước, và đó chính là Thổ Hà.
– Gốm Quảng Đức ở Phú Yên : Hai bên dòng sông Ngân Sơn có những làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng gốm Quảng Đức, phường lụa Ngân Sơn, làng đan thúng chai Tiên Châu…
Chừng nào Lò Gốm hết trã hết nồi,
Em đây hết đứng hết ngồi với anh.
TAM GIANG :
– Ở thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên có sông Tam Giang. Cầu Tam Giang được xây dựng trên sông Tam Giang phía nam thị trấn Sông Cầu. Sông Tam Giang cực ngắn, so với các con sông hoành tráng của Phú Yên, tỉnh có những 50 con sông, nhưng lễ hội sông nước Tam Giang là một lễ hội quan trọng bậc nhất ở thị xã Sông Cầu.
– Tam Giang là vị thánh của con sông Thị Cầu. Sự tích của ngài gắn với con sông này và dọc sông Thị Cầu có đến hơn 300 điểm thờ ngài. Tuy nhiên ở vùng thờ ngài, không có con sông nào tên là Tam Giang cả, mà chỉ có con sông Cầu mà thôi.
BẮC KẠN
– Sông Thị Cầu của miền Bắc bắt nguồn từ Bắc Kạn
– Thị xã Sông Cầu của Phú Yên có Bắc Kạn không ? Có, cầu Tam Giang chính là cầu Bắc Kạn, vì bên dưới cầu không có nước, té xuống dưới cầu là rơi bịch xuống đất khô luôn.
Cầu Tam Giang nhiều nhịp
Em đi không kịp té xuống cái ầm
Cậy người quân tử nhắc bồng em lên
Mai sau ăn đáng làm nên
Ơn đền nghĩa trả em không quên công chàng
Điều kỳ lạ nhưng cực kỳ rõ ràng trong ca dao tục ngữ về cầu Tam Giang của Phú Yên là cảnh rơi ra khỏi cầu, thì không ngã xuống sông, xuống xứ Thuỷ, mà rơi vào xứ Thổ luôn.
Không phải ngẫu nhiên mà thánh Tam Giang được thờ ở gần 400 điểm trên cả nước dọc sông Cầu, một con số vượt xa bất kỳ vị thánh nào ở nước Việt.
Không phải ngẫu nhiên mà Cao Biền chết ở đầm Môm của đất Phú Yên
Cao Biền chết tại đầm Môn
Trên sơn dưới thủy, trời chôn Cao Biền
Con sông Cầu không nhìn được ở Phú Yên không phải con sông tưởng tượng, mà là một long mạch bí ẩn khôn cùng.
Chia sẻ:
Scroll to Top