Một số ban thờ đặt hũ (choé) gạo, muối và nước. Vị trí đặt là đằng trước ba bát hương.
– Hũ nước ở giữa trước bát hương trung tâm, đại diện cho Cha trời – Mẹ đất, bởi vì vạn sự khởi thuỷ
– Hũ gạo đặt trước bát hương bên trái của người đứng trước ban thờ, bát hương dành cho tổ cô ông mãnh, hũ gạo đại diện cho xứ sở đất nước khí lửa
– Hũ muối đặt trước bát hương bên phải của người đứng trước ban thờ, bát hương gia tiên, hũ muối đại diện cho vị của dòng máu.
Liên quan đến hũ gạo
– Gạo đại diện cho xứ sở đất nước khí lửa, nên cần đặt bên bát hướng xứ sở, bát hương bà cô ông mãnh, nằm bên trái, đối với người đứng trước ban thờ
– Gạo có ba loại
– – Gạo tẻ là gạo để nấu cơm, gạo ăn vào, nhận về từ người nuôi dưỡng là cha mẹ và cây dòng họ
– – Gạo nếp là gạo gánh vác trách nhiệm, gạo trả nợ cây dòng họ (xin xem phân tích đồng dao Gánh gánh gồng gồng)
– – Gạo trộn nếp và tẻ (nghĩa là vừa nhận từ dòng họ vừa trả nợ lại và đóng góp vào dòng họ)
– Gạo là kết tinh từ nhựa, từ sữa, từ máu của cây lúa, đại diện cho cây dòng họ. Sữa của mẹ được đưa ra khỏi cơ thể mẹ để nuôi con. Gạo được đưa ra khỏi cây lúa để nuôi sống các sinh vật khác mà ăn lúa. Do đó gạo liên quan đến dòng máu cho đi, xuất ra bên ngoài cây dòng họ gốc, và liên quan đến
– – Dòng máu của con gái của dòng họ này đi lấy chồng dòng họ khác
– – Người xuất gia đi tu
– – Những người trên cây dòng họ mất khi chưa dứt căn mà cần được an bên bát hương bà cô ông mãnh.
– – – Nhóm thứ nhất là những người mất trước tuổi căn, 12 tuổi.
– – – Nhóm thứ hai là những người mất sau tuổi căn nhưng lại chưa dứt được căn thì họ cũng phải được đỡ bên bát hương bà cô ông mãnh rồi mới sang được bát hương cây dòng họ.
– Hiện tượng chết mà chưa dứt căn hiện nay rất nhiều, cho nên nếu bát hương bà cô ông mãnh và hũ gạo có vấn đề thì gần như không còn ai về được bát hương gia tiên nữa. Người mất khi chưa dứt căn rơi vào tình trạng đã chết mà vẫn chưa lớn, chết mà không xong việc cơ bản phải làm khi còn sống, cho nên sống không ra sống, chết cũng không ra chết, về bát hương nào cũng không được. Đấy là con chưa kể người sống không tự lập bát hương mà cái gì cũng nhờ vả (do họ không đủ trưởng thành) thì khi chết họ cũng chảng về được chính bát hương của nha mình khi còn sống, chứ đừng nói là mời được gia tiên khác về bát hương đi nhờ vả thày bà để lập nên này.
– Hũ gạo được thay mới hoặc bổ sung khi
– – Trong gia đình có người mất
– – Trong gia đình có người xuất gia
– – Trong gia đình có con gái đi lấy chồng
– – Trong gia đình có con gái đi lấy chồng sinh con
Liên quan đến hũ muối
– Muối là vị nội tại của máu. Mỗi dòng họ có một vị máu đặc trưng. Muối liên quan nhiều đến dòng họ cha, dòng họ ông của cả bên nội, bên ngoại của tất cả các người trong cây dòng họ, như cha của bố, cha của mẹ, ông nội bên bố và ông ngoại của mẹ, mà truyền họ của mình, truyền vị máu của mình cho các con và các cháu.
– Muối chỉ được dùng một loại, là muối biển hạt, truyền thống và nguyên chất đến từ biển. Không dùng muối mỏ và các loại muối nhập khẩu, không dùng muối hầm hay muối tinh, hoặc các loại muối pha vị như muối ớt, muối tiêu, muối bột ngọt ….
– Muối đặt trên ban thờ cũng chính là muối ăn dùng trong bếp. Người ta nói “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, muối mua đầu năm sẽ chỉ được dùng cả dưới bếp và muối dưới bếp cứ hết lại mua, còn muối trên ban thờ khi nào đến ngưỡng cần thay mới được thay, mà ngưỡng này là một ngưỡng có tính chất tâm linh và huyền thuật, chứ không phải cứ đầu năm mới là thay muối trên ban thờ.
– Muối được thay khi có sự thay vị dòng máu. Đó là lúc
– – Trong gia đình có con trai lấy vợ, vì đây chính là hiện tượng góp gạo thổi cơm chung giữa các dòng họ.
– – Trong gia đình có người con trai lấy vợ sinh con, vì đứa trẻ được sinh ra làm pha vị máu giữa các dòng họ.
– – Trong gia đình có người dứt căn
– – Trong gia đình có người đi qua các ngưỡng trưởng thành. Ngưỡng trưởng thành lớn nhất là tích hợp các phân mảnh linh hồn, làm nâng cấp và đổi vị dòng máu của chính người ấy về các vị gốc hơn. Phải là người cực kỳ giỏi mới có thể làm được việc này và một đời người chỉ có thể làm được việc này tối đa ba lần mà thôi. Cho nên, nếu việc này xảy ra thì sẽ luôn luôn xảy ra với người lập ban thờ.
Liên quan đến hũ nước
– Nước đặt trên ban thờ là nước lã tự nhiên hoặc nước lã đun sôi lấy từ nguồn nước mưa, nước giếng, nước suối, nước sông sạch trên đất nhà. Không dùng nước suối, nước khoáng, nước uống đóng chai, không dùng nước pha vị như các loại nước ngọt
– Nước hũ là nước nguồn, nước máu nền, nước cấu trúc, cho nên cần để hũ nước ổn định cả năm hoặc nhiều năm cho đến lúc thay được nước trong hũ. Nước trong các chén nước của ban thờ là nước vận hành, nước uống, mà cần thay mới vào mỗi lần cúng hay thắp hương. Nước uống đặt trên ban thờ có thể là nước lã, nước sôi, nước trà hoặc rượu.
– Nước là nước nguồn, là máu nền. Có câu “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Để phát triển dòng máu, dòng họ thì sẽ không được kết hôn cận huyết và không nên kết hôn nhiều đời giữa những người cùng dòng máu, cùng nước nguồn, để làm cho nước lưu thông, tránh hiện tượng nước quẩn, nước tù, nước đọng trong nội bộ cây dòng họ, sẽ gây suy thoái dòng máu và vô sinh. Nếu hiện tượng này xảy ra sẽ có báo động trên hũ nước của ban thờ và lúc này không phải chỉ thay hũ nước bi ô nhiễm là đủ, mà phải dừng việc kết hôn cận huyết lại.
Đặt và thay thế
– Chỉ có các ban thờ mà đón được các vị đầu nhau về mới cần đặt ba hũ này. Lúc này lư nước của bà Thị, lư muối của ông Công, lư gạo của ông Táo.
– Một số người này cần trợ giúp được biệt ví dụ sống xa quê, kết nối dòng máu kém thì có thể được trợ giúp để đặt và thay bộ ba lư nước, muối, gạo này, từ người giữ ban thờ tổng hơn
– Người lập ban thờ hoặc nhận truyền thừa bát hương chính là người đặt và thay ba hũ này
– Gạo, nước, muối chỉ thay khi xảy ra các sự kiện thật nêu trên. Không thay định kỳ hàng năm kể cả vào ngày ông Công, ông Táo.
Lau dọn
– Ban thờ cần được lau dọn thường xuyên nhưng không được di chuyển và mở đóng các hũ (choé) gạo, muối, nước
– Nếu dọn dẹp quá thường xuyên mà làm xê dịch vị trí các đồ thờ chính thì ban thờ sẽ bị đứt mạch năng lượng, không an ổn.