Thân thể vật lý trong giấc ngủ
Các phần thân nào của chúng ta tham gia giấc ngủ ? Tất cả các bản thể đều tham gia vào giác ngủ nhưng không cùng một lúc.
- – Thể xác : có hai điều cần chú ý là cơ thể cần thư giãn ở tư thế nằm và mắt cần nhắm, dừng nhìn hoàn toàn
- – – – Cơ thể được nằm ngủ khi ngủ là tốt nhất. Các trạng thái nằm ngủ phổ biến là nằm thẳng, dang tay dang chân, nằm nghiêng, đầu gối lên tay, nằm sấp xuôi tay và thẳng chân. Có người nằm ngủ yên, có người liên tục xoay người lăn lộn từ bên này sang bên kia … Đôi khi chúng ta ngồi ngủ gục trên bàn, đứng dựa vào tường ngủ, thậm chí cực kỳ nguy hiểm là ngủ gật khi lái xe.
- – – – Có người cần được ngủ một mình, có trẻ phải có mẹ mới ngủ được, vợ phải có chồng mới ngủ được, có gia đình cha mẹ và con ngủ chung,
- – – – Có gia đình cha mẹ có giường riêng nhưng chỉ dùng khi cha mẹ ngủ với nhau, nhưng đến đêm cha mẹ vẫn về ngủ chung với con, có cha mẹ ngủ riêng và con ngủ riêng
- – – – Có người tắt đèn mới ngủ được, có người tắt đèn hoàn toàn lại sợ, nhưng tốt nhất là cần ngủ tối hoàn toàn, ai ngủ tối quá sợ là có dấu hiệu loạn chu kỳ ngày đêm, không có khả năng bắt nhịp đêm
Thân thể năng lượng trong giấc ngủ
- – Thể năng lượng : Các thể năng lượng vi tế là thể vía, thể phách và thể trí đều lần lượt phải đi vào giấc ngủ.
- – – – Thể phách thường ngủ đầu tiên, ngay khi cơ thể nằm được, ngừng nói năng
- – – – Thể vía thường quan tâm đến vợ chồng, con cái ngủ chưa, thể trí, thể phách của mình và họ ngủ chưa … và nếu người thân chưa ngủ thể vía cũng không ngủ
- – – – Thể trí là thể rất khó ngủ. Đầu tiên phải nhắm mắt, nhưng các ký ức về măt trước đó khi xem phim, lướt web khuya đều khiến thể trí thức chong chong cả đêm. Các hành động tưởng như vô bổ hay giải trí này là sự tra tấn hàng ngày với thể trí. Các hoạt động mang tính trí tuệ thật sự như các lo lắng và tinh toán cũng sẽ làm thể trí hoạt động, nhưng nếu chúng ta chủ động tính toán và có đôi tượng cho sự lo lắng của mình, thì khi lo lắng và tính toán hết nước hết cái, thể trí sẽ dừng được, còn các hoạt động nghe nhìn, tiếp nhận thông tin vô bổ thì thể trí không dừng được vì nó không có đầu và có cuối, không mục đích và không đối tượng. Thể trí không thể ngủ được do những hoạt động mà chúng ta gọi là giải trí từ ngày này sang ngày khác, kéo theo thể vía và thể phách cũng không được nghỉ ngơi, dẫn đến suy nhược thân thể và tinh thần âm thầm. Bệnh thân thể và bệnh tinh thần lúc đó trở nên rất nặng.
Tinh thần của giấc ngủ
Các phần hồn nào của chúng ta tham gia giấc ngủ ? Tất cả nhưng không cùng một lúc.
- – Hồn xác, hay Bản ngã
- – Hồn vía, hay Đầu nhau
- – Hồn phách, hay Thổ địa
- – Hồn trí, hồn thần, hay Thần tài
Không gian vật lý của giấc ngủ
– Phòng ngủ :
-
- – – – Phòng ngủ phải dễ tiếp đất, nghĩa là gần đất nhất có thể, ví dụ luôn ưu tiên tầng 1 hoặc tầng 2 của nhà cho phòng ngủ. Càng ở chung cư cao tầng và càng lên các tầng cao thì tiếp đất càng khó khăn, nghĩa là thiếu ngủ và mất ngủ tiềm năng, nhẹ đến nặng, từ thỉnh thoảng đến kinh niên sẽ xảy ra, với chiều hướng ngày càng nặng, trừ khi chúng ta thiền hay có biện pháp cụ thể xử lý việc này.
- – – – Nếu có đủ không gian, phòng ngủ chỉ được là phòng ngủ, không phải là phòng học, phòng đọc, phòng chơi, phòng ăn, phòng xem phim, phòng nghe nhạc … Như vậy, không để tivi và các phương tiện nghe nhìn trong phòng ngủ, không để giá sách trong phòng ngủ, không để đồ ăn trong phòng ngủ, trừ nước uống, không để đồ chơi trong phòng ngủ …
- – – – Một phòng ngủ có thể có nhiều chỗ ngủ
– Chỗ ngủ cố định : Mỗi thành viên của gia đình cần có một chỗ ngủ yên ổn, thuận lợi, phù hợp và an toàn của riêng mình.
-
- – – – Chỗ ngủ không được quá nóng, không được quá lạnh một cách tự nhiên, chứ không phải vì dùng điều hoà. Nếu dùng điều hoà thì luồng gió không được chiếu thẳng vào giường.
- – – – Chỗ ngủ phải khô ráo, sạch sẽ hoặc dễ dọn vệ sinh
- – – – Chỗ ngủ phải đảm bảo đủ tối và đủ yên tĩnh vào ban đêm, nghĩa là không bi gây ồn ào hay bị chiếu sáng bởi các phòng khác hay hàng xóm
- – – – Chỗ ngủ cần thoáng khí nghĩa là phải có cửa sổ và phải có luồng gió qua cửa sổ. Nhiều nhà có cửa sổ nhưng hoàn toàn không có vận hành khí qua cửa sổ, hoặc muốn có vận hành khí thì lại phải mở thông cửa ra vào tạo luồng gió xuyên nhà. Có những nhà thì tường thoáng khí cho dù đóng cửa. Phải kiểm tra và lựa chọn những phòng thoáng khí nhất ưu tiên làm phòng ngủ cho các thành viên gia đình.
- – – – Các chỗ ngủ nên gần nhau bởi vì có sự hỗ trợ trường năng lượng ngủ giữa các thành viên trong gia đình
- – – – Trong gia đình không được có chỗ ngủ cố định dài hạn cho người lạ ở nhờ hay giúp việc lẫn lộn hay tương đồng với chỗ ngủ của các thành viên của gia đình, nếu buộc phải có chỗ cho những người này phải tách phòng riêng và phân biệt như là khu vực nhà cho thuê
- – – – Trong gia đình không được lẫn lộn chỗ ngủ của người và của vật nuôi,
- – – – Trong gia đình không được có chỗ ngủ cố định dài hạn cho để trống không có mục đích
– Chỗ ngủ tự do : Chỗ ngủ tự do dành cho khách đột xuất đến ở tạm hoặc cho các trường hợp đặc biệt phát sinh như sửa hay dọn phòng ngủ chính,
-
- – – – Nếu có thành viên của gia đình thường xuyên ngủ ở chỗ tự do, thì nghĩa là chỗ đó dễ ngủ cho người ấy, chúng ta nên bố trí để biến chỗ ngủ tự do này thành chỗ ngủ thường xuyên, mà không phải lắp giường, miễn sao đảm bảo ấm, không quá nóng, không quá lạnh, khô ráo và sạch sẽ là được.
- – – – Không được có chỗ ngủ tự do dài hạn cho người lạ ở lại trong nhà ví dụ như người giúp việc ngủ trong phòng khách
– Giường ngủ : Giường ngủ là một dạng chỗ ngủ cố định
-
- – – – Không sử dụng giường tầng, ngủ luôn ra sàn tốt hơn ngủ trên giường tầng
- – – – Kích thước giường cần phù hợp với kích thước và vận động cơ thể. Không nên nằm giường cao nhất là với trẻ nhỏ dễ lăn lộn ngã từ giường xuống đất. Người lớn cũng không nên nằm giường cao
- – – – Sàn giường bằng thanh gỗ (dát giường) tốt hơn là sàn giường bằng tấm gỗ kín
- – – – Cần có gầm giường làm không gian đệm và thoáng khí cho giường. Cố gắng không sử dụng gầm giường như ngăn tủ đựng chăn chiếu hoặc đút đồ vào gầm giường. Không chọn các loại giường bịt kín lối vào gầm giường. Gầm giường bẩn thoáng khí hơn gầm giường sạch do bị bịt kín.
- – – – Đệm chỉ nên dùng vào mùa đông và cần chọn loại đệm thoáng khí, độ cứng trung bình và mỏng. Vì cơ bản gần như không có đệm nào thoáng khí cả, nên hạn chế sử dụng đệm là tốt nhất. Như vậy không nên sử dụng giường cố định với đệm, nghĩa giường mà nằm đệm quanh năm. Những vùng nóng, hãy tập việc ngủ không nằm đệm.
- – – – Chiếu : chiếu chất liệu tự nhiên, không nhuộm là tốt nhất nhưng chiếu kiểu này lại dễ mốc. Không dùng chiếu nhựa. Cần nằm chiếu chứ không phải là nằm đệm.
- – – – Chăn : chỉ cần hai loại chăn cho mùa đông và mùa hè, kích thước chăn cơ bản và đơn giản, dễ giặt, dễ khô, chất liệu tự nhiên
- – – – Gối : chỉ cần gối cơ bản, không nên dùng đủ loại gối ôm, sẽ làm cản trở vận hành và thu hẹp không gian giường
- – – – Không mang các dạng phụ kiện lên giường và không bố trí quanh giường giá sách hay các thiết bị nghe nhìn, nếu có các thiết bị này trong phòng ngủ tách chúng ra khỏi giường ngủ
- – – – Giường đơn giản, cơ bản, truyền thống sẽ ổn hơn giường hộp, giường tầng, giường phức tạp, kết hơp đủ loại giá sách và ngăn kéo. Giấc ngủ là trung tâm của cái giường và không được phá giấc ngủ bằng việc phá giường, đem vào giường các mục đích khác.
Không gian năng lượng của giấc ngủ
Cơ thể năng lượng cần nhất là trường năng lượng đất và cổng để mở vào trường năng lượng đất này, mà dân gian gọi là cái ngủ.
Trường năng lượng đất đòi hỏi phòng ngủ phải gần đất và phải tiếp đất.
Cái ngủ truyền theo dòng máu mẹ, từ bà sang mẹ, từ mẹ sang con
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Kéo cổ lôi về cho cái ngủ ăn
Nếu nhà không tiếp đất, ví dụ ở chung cư, thì phải dồn sang đỡ giấc ngủ bằng cái ngủ. Lúc này phải chữa cây dòng họ để tăng kết nối dòng máu với ông bà, tổ tiên.
Thời gian của giấc ngủ – Giờ đi ngủ
Trong gia đình thường xuyên mỗi người đi ngủ một giờ. Có nhà con thức khuya chơi, có nhà bố thức khuya làm việc, có nhà con cần mẹ đưa đi ngủ mà mẹ dở tay, có nhà mẹ ru con ngủ mà con không chịu ngủ.
Gia đình nào hay bữa ngủ nào, mà người này có thể kéo người khác vào giấc ngủ, cả nhà cùng buồn ngủ cùng muốn ngủ mà không ai phải hò phải giục ai là gia đình ấy rất mạnh
Gia đình nào có chung nhịp ăn, nghĩa là cùng ăn và hoà hợp nhịp ngủ thì gia đình đó mới có nhip gia đình, mới thực sự là gia đình
Thời gian của giấc ngủ – Nhịp đêm
Ban phù hợp nhấc cho giấc ngủ là ban đêm. Muốn ngủ được về nguyên tắc cơ thể phải bắt được nhịp ban đêm của Trái đất. Nếu bắt được ban đêm từ chiều thì chỉ cần ăn cơm xong là muốn ngủ luôn, còn nếu đã không bắt được thì đêm sáng cũng chẳng có nhịp đêm.
Nếu không bắt được ban đêm thì giấc ngủ sẽ chỉ đi theo lịch kết thúc công việc, nghĩa là lịch ban ngày, mà không thực sự có ban đêm. Nhịp ban đêm khác hẳn nhịp ban ngày, hơi thở và nhịp tim ban đêm khác hẳn hơi thở và nhịp tim ban ngày.
Một số người chỉ bắt được nhịp đêm từ khoảng 12h đến 2h chẳng hạn, và chỉ có thể ngủ đúng trong khoảng thời gian đó. Người già dễ bị mất ngủ theo ban, hơn người trẻ, không phải vì nhip ban đêm họ tệ hơn, mà vì người trẻ thường bận rộn và do đó họ ngủ theo nhịp ban ngày, nhịp công việc. Đến lúc già thì cơ thể đã quá yếu, quá suy, công việc cũng không nhiều, nên người già lúc không thể nào có đủ năng lực bắt được nhịp đêm nữa.
Nhip đêm chính là nhịp thiền nên nếu thiền được chắc chắn sẽ cải thiện được giấc ngủ, và với người bị thiếu ngủ và mất ngủ nặng nhưng bản thân họ không nhân ra, họ rất dễ ngủ khi vào thiền, bởi vì lúc đó điều chỉnh nhịp ngủ còn cấp thiết hơn cả thiền. Nguyên nhân của việc không bắt nhịp đêm rất phức tạp và phải chữa khá nặng. Học thiền dù khó dễ hơn chữa nhịp đêm nhiều lần.
Trong gia đình, người bắt được nhịp đêm, người không bắt được, có người bắt không ổn đinh, có người không còn năng lực này nghĩa là người đó suy lắm rồi, gần đất xa trời đến nơi. Có hôm cả gia đình chỉ có một người bắt được nhịp đêm, có hôm chẳng ai bắt được nhịp đêm. Hôm nào có người bắt được nhịp đêm người đó sẽ đỡ được những người khác vào giấc ngủ, hôm đó cả gia đình sẽ ngủ ngon. Hôm nào không có ai bắt được nhịp thì cả gia đình ngủ không ra gì.
Lúc ngủ là lúc cả gia đình dễ gặp được ông bà tổ tiên. Nhà nào hương hoả tốt, còn nhớ thương ông bà tổ tiên thì ông bà tổ tiên cũng dễ về đỡ giấc ngủ cho con cháu, đặc biệt là cụ ngoại, bà ngoại và mẹ. Nếu nhà nào lúc ngủ chẳng ai về được với đất để gặp ông bà tổ tiên, ông bà tổ tiên sẽ biết nhà đấy đang nguy to, sẽ ốm đau, sẽ chết, sẽ tuyệt tự, nên ông bà sẽ dồn sức để đỡ con cháu, bằng cách tác động đến gia đình để chuyển nhà, bằng cách lôi kéo con cháu nhớ lại các hoạt động lễ tết, báo mộng cháu con cháu nhớ về ông bà .. … trong đó có việc lôi kéo con cháu đến lớp thiền. Vấn đề là nếu ông bà kịp báo mộng lúc con cháu còn mộng thì mới ăn thua, còn con cháu đã suy đến mức chả ngủ được thực, chả mơ mộng gì thì ông bà chịu. Cho nên thi dạy thiền về cây dòng họ, thì con cháu mới biết ông bà phải còng lưng gánh con cháu là điều có thật, và ông bà lúc này còn đưa deadline cho con cháu để cứu con cháu hơn là cô giáo dạy thiền.