NHÂN QUẢ & NIẾT BÀN

Loading

Có câu chuyện truyền đời như sau
– Lan bảo con, tên Vân rằng Vân kém cỏi, lớn lên chẳng thể có công ăn việc làm tốt, cho nên Vân hãy cố gắng xinh đẹp để lấy đại gia
– Vân lớn lên không thích làm việc, chỉ thích làm đẹp và lấy đại gia
– Vân bảo con, tên Hà rằng Hà kém cỏi, lớn lên chẳng thể có công ăn việc làm tốt, cho nên Hà hãy cố gắng xinh đẹp để lấy đại gia
– Hà lớn lên không thích làm việc, chỉ thích làm đẹp và lấy đại gia
– Hà bảo con, tên Dung rằng Dung kém cỏi, lớn lên chẳng thể có công ăn việc làm tốt, cho nên Dung hãy cố gắng xinh đẹp để lấy đại gia
– Dung lớn lên không thích làm việc, chỉ thích làm đẹp và lấy đại gia
Quan hệ nhân quả ở đây là gì ?
– Mỗi người là chủ thể hành vi của mình, bao gồm
– – – cảm xúc,
– – – suy nghĩ,
– – – ý chí,
– – – hành động
– Mỗi người là chủ thể nhận thức của mình, bao gồm
– – – nhận thức về chính mình,
– – – nhận thức về người khác,
– – – nhận thức về công việc
– – – nhận thức về hôn nhân, gia đình …
Vậy
– Lan, Vân, Hà, Dung phải chịu trách nhiệm cá nhân về nhận thức của mình bao gồm nhận thức về con và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình bao gồm việc dạy con
– Lan, Vân, Hà, Dung phải để người khác chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi và nhận thức của chính họ
Đây là chánh kiến, chánh tư duy, chánh hành động.
Nếu
– Lan tức giận vì mình không muốn sống theo ý mẹ và con không sống như ý mình
– Vân đau khổ vì mẹ không yêu thương mình và vì mình dạy con chưa tốt
– Hà hạnh phúc vì con thành đạt như mình dạy dỗ, dù mẹ mình chẳng dạy mình tốt
– Dung đau khổ vì mình bị mẹ phủ nhận và Dung muốn nói với con rằng con luôn xứng đáng …
Thì
– Lan, Vân, Hà, Dung vô trách nhiệm cá nhân về nhận thức và hành vi của mình
– Lan, Vân, Hà, Dung đang đổ trách nhiệm cá nhân lên người khác
– Lan, Vân, Hà, Dung đang phủ nhận trách nhiệm cá nhân của người khác về cuộc đời họ bằng cách giằng lấy trách nhiệm này
Đây là tham, sân, si.
Niết Bàn là một khái niệm của đạo Phật, về thực tại nguyên như nó chính là, thực tại này có cấu trúc và vận hành trọn vẹn trong chính nó, bao gồm nhân quả trọn vẹn trong chính nó và luân hồi trọn vẹn trong chính nó.
Đường đến Niết Bàn là đường đạo, là đạo Phật.
Đạo Phật là con đường trung đạo vì nó đòi hỏi một người luôn phải là chủ thể ở giữa hành vi và nhận thức của mình.
Để bắt đầu đường đạo mỗi người cần tự chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của chính mình và nhận thức về chính mình. Đây là Tiểu Thừa, con đường của Nhân.
Việc chịu trách nhiệm cá nhân nào cũng đi cùng với việc buông bỏ trách nhiệm của người khác, bao gồm buông bỏ đổ lỗi cho người khác vì bản thân và đổ lỗi cho bản thân vì người khác. Đây là Đại Thừa, con đường của Kỷ.
Bất kỳ cá thể nào cũng sống trong các quan hệ xã hội, nghĩa là họ luôn được sinh ra bởi ai đó và lớn lên trong hoàn cảnh nào đó, cho nên họ không thể tự chịu trách nhiệm về bản thân mà không liên đới trách nhiệm sang người khác.
Cho nên “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nghĩa là một người phải biết và có trách nhiệm với các quan hệ và môi trường căn bản mà mình đang sống trong đó, rồi mới có thể biết và có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Thực tại nguyên của bất kỳ cá thể nào cũng dẫn đến thực tại nguyên của cha mẹ, con cái, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm láng giếng … của người ấy, và cứ như vậy, thực tại nguyên của tất cả chúng ta cùng là Niết Bàn.
Đó là lý do, mỗi chúng ta tự đi trên con đường riêng của chính mình và đồng thời chúng ta luôn đi theo con đường của đức Phật, vì con đường của đức Phật là con đường về thực tại nguyên mà chứa chúng ta trong đó.
Thân, Tâm là con đường của nhân, của nhân sinh. Pháp là con đường dẫn của kỷ, của kỷ nguyên. Cả hai kết hợp là con đường của Niết Bàn.
Chia sẻ:
Scroll to Top