Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tiếng vang (tim), tiếng thở (rốn), tiếng lòng (dạ), tiếng vọng

Loading

TIẾNG LÒNG

Lòng lang dạ sói

LÒNG TÔI, LÒNG ĐÂY

– Tham vàng bỏ ngãi mặc ai
Lòng đây sông dải non mài vẫn nguyên

– Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên
Mong sao dân tộc bình yên
Đạo lành che chở dân hiền thương yêu
Dù cho đất sập trời xiêu
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương
Khắp nơi đồng ruộng phố phường
Nhớ lời Phật dạy phải thương nhau cùng
Đạo vàng điểm núi tô sông
Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi

LÒNG MẸ

– Con lên ba, mới ra lòng mẹ

– Cực lòng mẹ lắm con ơi,
Một con chim chích, biết mấy nơi đan lồng

– Con ho lòng mẹ tan tành

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi

LÒNG CHA MẸ

– Thấy em anh cũng muốn chào
Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài

– Lưỡi câu anh uốn đã vừa
Sợ lòng cha mẹ kén lừa nơi đâu
Vực sâu thì mặc vực sâu
Dầu sâu hay cạn nỡ đâu lừa hoài

LÒNG EM, LÒNG ANH

– Lòng anh như gió giữa đàng
Lòng em như ngọn nhang tàn giữa khuya

– Kìa sông nọ núi Hàm Rồng,
Anh nguyền một tiếng thì lòng em ưng.

– Lòng em muốn lấy thợ sơn
Một mình một cỗ còn hơn thợ kèn
Lòng em muốn lấy thợ kèn
Đám trọng được bánh, đám hèn được xôi.

– Chiếc thuyền kia nói có
Chiếc giã nọ nói không
Phải chi miếu ở gần sông
Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi

LÒNG DÂU BỂ

– Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long
Nước sông trong dò lòng dâu bể
Tiếng anh hùng tạc để ngàn thu
Xa xa con én liệng mù
Tiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày

LÒNG NGƯỜI

– Ở sao cho được lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

TẤM LÒNG, MẢNH LÒNG

– Được lời như cởi tấm lòng

– Tiếng tơ thổn thức can tràng
Hư vô mờ mịt lòng thương rầu rầu
Mảnh lòng lặng lẽ trời sầu
Ác tà đã đắm trong mầu máu pha.

– Bạn về nghĩ lại thử coi
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng

– Nghĩ đời mà chán cho đời
Khen ai khéo đặt những lời bướm ong
Một sông, nước chảy đôi dòng
Biết đâu mà dãi tấm lòng cho ra

– Cùng nguyền một tấm lòng son
Anh dầu có phụ keo sơn có trời
Sống dương gian hai đứa đôi nơi
Thác xuống âm phủ cũng nhớ lời thề xưa

TRONG LÒNG

– Dạ anh, dạ bưởi dạ bòng
Ngoài da xanh lét, trong lòng chua le

– Anh cầm chài anh vãi năm bảy con cá lòng tong
Thương em nát gan, nát ruột, lại nát tấm lòng
Thấy em ở bạc trong lòng anh hết thương.

LÒNG DẠ

– Thay lòng đổi dạ

– Một lòng một dạ

– Mát lòng mát dạ

– Quen nhau chưa nỡ rời tay
Ai xui lòng đen dạ bạc để anh rày xa em

ĐƯỢC LÒNG, MẤT LÒNG

– Mất lòng trước, được lòng sau

– Được lòng đất mất lòng đò

– Được lòng rắn, mất lòng ngóe

– Được lòng bà vãi, mất lòng ông sư

– Nói thật mất lòng
Nói sòng khó nghe

– Thuốc đắng dã tật,
Sự thật mất lòng

– Anh em hiền thật là hiền
Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau

– Cá giếc nấu với rau câu
Mời anh cầm đũa, đừng để lâu mất lòng

– Ba cô mà đứng thong dong
Tôi lấy cô giữa mất lòng cô bên

LÒNG NHIỀU

– Của ít lòng nhiều

LÒNG NGAY

– Dù cho đất đổi trời thay
Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời

LÒNG CẠN, LÒNG SÂU

– Sông sâu còn có kẻ dò

Mấy ai lấy thước mà đo được lòng

– Người đồn giếng đá thì trong
Nghiêng gầu sẽ múc, đo lòng cạn sâu

MỘT LÒNG

– Một dạ sắt son

– Một lòng chung thuỷ

– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

HAI LÒNG

– Ăn ở hai lòng 

– Trách ai ăn ở hai lòng
Đang chơi với phụng thấy rồng bay theo

– Em là con gái Đàng Trong
Em đi thuyền dưới mất lòng thuyền trên
Ba năm ăn ở trên thuyền
Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Trách anh hàng trứng ở ra hai lòng

– Ở chi hai dạ ba lòng
Dạ cam thì ngọt, dạ bòng thì chua

CÁCH LÒNG

– Xa mặt cách lòng

– Chén son nguyện với trăng già
Càn khôn đổ lại một nhà vui chung
Xa xôi xin chớ ngại ngùng
Xa người xa tiếng nhưng lòng không xa

MÁT LÒNG, NÓNG LÒNG

– Mát lòng mát dạ

– Trách ai trồng đám dưa hồng
Anh ăn mát dạ mát lòng quên em

– Tiếc công trồng đám dưa hồng
Anh ăn mát dạ, mát lòng quên em

ĐẦU LÒNG

– Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
Cha mẹ bên nào cũng trọng vừa hai
Lên non tìm chút sữa nai
Về đền ơn nhạc mẫu, khéo sinh ai đầu lòng.

ĐÓI LÒNG

ĐẮNG LÒNG

– Chiều chiều ra đứng sau hè
Nhìn cây khế ngọt mà nghe đắng lòng

– Mẹ em thấy của thì tham
Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày

BẰNG LÒNG, DỐC LÒNG

– Dốc lòng lên cõi Thiên Thai
Mũ rơm, áo vá, giày gai, tu trì

– Bằng mặt mà không bằng lòng

– Năm nay em phải lấy chồng
Không vui thì cũng bằng lòng mẹ cha

– Bán mua phải giá bằng lòng
Bò đà trao chạc, bạc hồng trao tay

– Nói thương cha mẹ biểu không
Nói chẳng bằng lòng cha mẹ biểu ưng

– Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng

– Gặp nhau đây ăn miếng trầu xanh
Chả ăn cầm lấy cho anh bằng lòng

– Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho tôi bằng lòng.

– Không bằng lòng thì cứ nói ra
Đừng háy, đừng nguýt mà nhà nó bay

– Xa xôi ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu nầy anh chỉ cố công
Từ vua đến chúa cũng dùng trầu ta
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng chuộng, phật bà cũng yêu

– Tiện đây đưa một miếng trầu
Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Hai ta cùng xóm cùng làng
Cùng chung bác mẹ, họ hàng đông vui
Miếng trầu nên nghĩa chàng ơi
Chàng mà ưng thuận, thiếp tôi theo cùng

ĐẶNG LÒNG, ĐƯỢC LÒNG,

– Ai mà thấu đặng lòng ta
Ta cho một vốc hồ la nhuộm điều

– Đặng lòng này, anh say lòng khác
Đặng ngãi đó, anh bỏ ngãi đây
Nên hay không nên, em cũng ở chốn này
Để xem con hạc múa, con rồng xoay thế nào

– Đôi ta như lúa đòng đòng
Đẹp duyên nhưng chẳng được lòng mẹ cha
Đôi ta như chỉ xe ba
Thầy mẹ xe ít đôi ta xe nhiều.

PHẢI LÒNG, TRÁI LÒNG

Trắng chi trắng bủng, trắng xanh
Thà rằng đen nhẵn cho anh phải lòng

CẦM LÒNG

CÕI LÒNG

LÒNG : NGÔN NGỮ

– Tấm lòng, mảnh lòng, cõi lòng

– Một lòng, hai lòng

– Lòng ít, nhiều, nông, sau, ngay,

Các loại lòng

– Lòng người

– Lòng cha mẹ, anh em, lòng mình ….

– Lòng sông, lòng biển

– Lòng đất

– Lòng máng, lòng bát

– Lòng lợn, lòng thú

– Lòng dạ, lòng mề

– Lòng vòng

– Lòng thương, lòng nhân

Các trạng thái lòng

– Bằng lòng, dốc lòng

– Được lòng, mất lòng,

– Vừa lòng, đặng lòng,

– Phải lòng, trái lòng

– Cầm lòng

– Đói lòng,

– Nhọc lòng, cực lòng

– Ấm lòng, mát lòng

TIẾNG VỌNG

– Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não nuột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù

Tai nghe tiếng hố vọng đồng

Ai có con cũng bỏ, ai có chồng cũng vong!

– Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
Đò từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng, nhắn tình nước non

TIẾNG NHỊP

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu

===

Đố anh con rết mấy chân,

Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người

===

Yêu nhau chẳng quản xa gần
Cầu không tay vịn cũng lần mà sang
Kẻo mai quá lứa lỡ làng
Cầu kia lỡ nhịp, vơ quàng vơ xiên

===

Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm, em ơi !
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt
Đêm nằm tấm tức, lụy nhỏ tuôn rơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông trời mà xa

===

Dầu mà nước ngập bờ sông
Cầu trôi nhịp giữa, tôi cũng không bỏ nàng

===

Ai làm cho quạt long nhài,
Cầu Ô long nhịp, cửa cài long then.

===

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

===

Nhịp chày giã dó nhặt thưa
Đèn le lói sáng lòng ngơ ngẩn buồn
Nhớ ai mê mẩn tâm hồn
Thương ai mong đợi mỏi mòn tháng năm

===

Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng.
Con sông nước chảy đôi dòng
Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào?

===

Gánh gồng nhộn nhịp góc trời
Chen vai mấy rậm đứng ngồi mấy phen
Bán buôn gặp dịp khan tiền
Người đông của đủ có phen bạc nghìn.

===

Trống quân em đánh nhịp ba
Em đánh nhịp bảy, nó ra nhịp mười
Anh nào có vợ thì thôi
Anh nào chưa vợ thì chơi kẻo già

===

Cái cầu ba mươi sáu nhịp
Em đi chẳng kịp nhắn vội với chàng
Nghĩa tao khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm thao thức tưởng bức thư người
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Bây giờ anh ở bạc, có ông Trời xét soi

===

Lỗi căn duyên như đờn lỗi nhịp
Biết bao giờ cho hiệp phụng loan

===

Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp
Em đi không kịp kêu bớ anh ơi
Nghĩa tào khang sao anh đành vội dứt
Đêm em nằm ấm ức ngày lụy ứa tuôn rơi
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Xa nhau bởi tại ông trời biểu xa

===

Trống điểm ba, nhịp sáu ình ình
Em bầm gan tím ruột để cho mình có đôi

===

Tai nghe con nhạn khơi chừng
Chân gò nhịp lại, tay dừng thoi đưa

===

– Đố anh con rết mấy chân
Cầu Ô mấy nhịp, nước Tần ở đâu?
– Em ơi, con rết trăm chân
Cầu Ô mười hai nhịp, nước Tần ở bên Ngô

===

Qua cầu than thở cùng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

===

Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng
Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây
Bao giờ rừng quế hết cây
Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình

===

Tàu Sài Gòn chạy xuống Gò Công
Một trăm đàng nhịp, tôi theo không kịp
Tôi gọi bớ mình ơi!
Vậy chớ nghĩa tào khang sao chàng vội dứt
Đêm tôi nằm thao thức, nghĩ uất ức phận mình

===

Ai ơi thương lấy lúc ni,
Nhịp cầu kẻ đứng người đi sao đành

===

Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp, em sầu bấy nhiêu.

===

Đưa nhau đổ chén rượu hồng
Mai sau em có theo chồng đất xa
Qua đò gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

===

Càng già càng nhẹ phao câu
Càng lên xuống tiện, càng mau nhịp nhàng

===

Nếu anh chưa rõ, em tỏ anh tường
Bởi cầu Ô lỗi nhịp, mới chán chường yêu anh

===

Hôm qua ta ngồi lưng đèo
Chàng ơi có thấy suối reo quanh mình
Xin chàng hãy nhìn cho tinh
Bao người nhộn nhịp sân đình làng kia
Vì đâu ta phải chia lìa
Vì đâu ta phải ra đi ngoài rừng
Chỉ vì chỉ rối đứt tung
Em phải lấy cái thằng chồng, em đã từng chê

===

Áo cưới chưa hết nếp tà,
Cô dâu xách nón về nhà cô dâu
Phải chăng cau đã chán trầu,
Đôi bờ đã gãy nhịp cầu sang sông?

===

Trống quân, trống quýt, trống còi
Ta chẳng lấy nó, nói đòi lấy ta
Trống quân anh đánh nhịp ba
Lúc vào nhịp bảy, lúc ra nhịp mười

===

Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần
Nên chăng Tấn hỏi thực Tần
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong
Đôi ta tạc lấy chữ đồng
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu
Để mà kết nghĩa Trần Châu
Để mà ăn ở bền lâu một nhà

TIẾNG TIM, TIẾNG VANG, TIẾNG TRỐNG

TIẾNG TIM

– Khớp đớp tim

– Dầu hao tim bức khôn cầm
Xa xôi chi đó mà lầm lấy nhau

– Thức chờ tim lụn dầu hao
Năm canh thơ thẩn ra vào những trông

– Nửa đời sương gió ngang tàng
Trái tim lụy chỉ vì nàng đấy thôi

– Vợ anh xấu máu hay ghen
Anh đừng lấp lửng chơi đèn hai tim

– Đàn ông năm, bảy trái tim
Trái ở cùng vợ, trái toan cùng người
– Thức chờ tim lụn dầu hao
Năm canh thơ thẩn ra vào những trông
TIẾNG VANG 
– Tiếng nhỏ mà lại không vang
Thêm mắt lờ đờ, tuổi thọ khó lâu
– Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê
– Triều đình còn chuộng thi thư
Khuyên anh đèn sách sớm trưa học hành
May nhờ phận có công danh
Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang
Khuyên đừng trai gái loang toàng
Khuyên đừng chè rượu nữa mang tiếng người
Cũng đừng cờ bạc đua chơi
Sao cho sự nghiệp ra người trượng phu
Làm sao nên tiếng danh nho
Thần trung tử hiếu để cho vang lừng.

– Quê ta có chợ Túy Loan
Có trường An Phước tiếng vang muôn đời

– Áng mây che ngọn núi Sầm
Rủ nhau ta đến tìm trầm Phú Yên
Núi cao còn có kiền kiền
Giáng hương, gõ, trắc, khắp miền tiếng vang

– Ai về thăm xứ Thuận Yên
Vang vang tiếng mõ là kiêng dân làng

– Sông Bến Nghé tàu phun khói mịt
Chợ Bến Thành súng bắn nổ vang
Cả tiếng kêu các tổng, các làng
Đứng lên đuổi bọn xâm loàn về Tây

– Đò chèo sông Hương tiếng hò văng vẳng
Dương trồng núi Ngự gió thoảng vo vo
Anh nghe ai ngăn chợ đón đò
Bỏ mấy lời nguyện ước hẹn hò trước sau

– Bấy lâu nghe biết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh đã vội mừng
Vậy nên chẳng quản núi rừng sang đây

– Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi lộng tiếng hát, nơi vang tiếng cười
Những trông lúa chín mà vui
Bông ngã bông cúi, bông thời gió lay
Lưỡi liềm bán nguyệt cầm tay
Lúa vàng nghìn gốc, muôn cây thu về
Bõ khi mưa nắng dãi dề
Bõ công dậy sớm, thức khuya bấy chầy
Trồng cây ăn quả có ngày
Đất kia đâu phụ công này mà lo

– Tính vốn hay ưa mặc áo hồng
Từng tràng khép nép kín như phong
Thường ngày dễ mấy ai nghe tiếng
Gặp hội, vang lừng cả núi sông

Là gì?

VĂNG VẲNG

– Tiếng ai văng vẳng nơi xa
Hay là bạn cũ bắt ta đi tìm

– Tiếng ai văng vẳng như tiếng Điêu Thuyền
Anh như Lữ Bố xin nguyền thủy chung

– Xa đưa văng vẳng tiếng chuông
Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông

– Bấy lâu giấc điệp mơ màng
Bên rèm văng vẳng tiếng chàng gọi em.

– Ngựa ô chân móng gót hài
Có hay cho lắm đường dài cũng kiêng
Nghiêng mình bước xuống cầu yên
Còn rùa bơi mặt nước, con chim chuyền cành mai
Bãi dài có nhảy lai rai
Cất lên một tiếng, bạn của ai nấy nhìn
Đêm nằm con nhện đem tin
Ai hò văng vẳng giống in tiếng chàng.

– Ðò em đưa rước bộ hành
Thuyền nan một chiếc tử sanh trọn bề
Trải qua bãi hạc, gành nghê
Quanh năm chèo chống, tứ bề sóng xô
Tiếng ai văng vẳng gọi đò
Mau mau nhổ nọc chèo qua đón người

– Tay cầm sào chống lái
Mắt liếc bãi lều tranh
Ở đây đưa rước bộ hành
Thuyền nan một chiếc tử sanh trọn bề
Trải qua bãi hạc, gành nghê
Tứ mùa chèo chống đôi bề sóng xao
Thú vui ngang dọc một sào
Ngồi trong tịnh viện kẻ gào người kêu
Tiếng ai văng vẳng kêu đò
Mau mau nhổ nọc chèo qua rước người

VẮNG TIẾNG

– Cục thủy tinh nằm trên hòn đá trắng
Năm bảy bữa rày sao vắng tiếng em?

– Nước xanh xanh chảy quanh cồn cát trắng
Con chim phượng hoàng rày vắng tiếng kêu
Ơi người thương ơi, ta nhắn một điều
Dẫu rằng mai quán chiều lều cũng yêu

– Cất bước lên non tìm hòn đá trắng
Trách con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu
Trời mưa lâu hòn đá nọ đóng rêu
Đứa nào ở bạc, con dế kêu thấu trời!

– Ngó lên trời, trời đà về tối
Ngón xuống lối, lối nọ vừa cùng
Một mình xuống chốn mung lung
Vẳng nghe tiếng nhạn não nùng kêu sương

TIẾNG THỞ, TIẾNG PHỔI, TIẾNG RỐN 

 

Biết than cùng ai? Biết thở cùng ai?
Chờ cho trăng mọc thở dài với trăng

===

Đêm đêm vuốt bụng thở dài
Thở ngắn bằng chạch, thở dài bằng lươn
===
Ngồi buồn vuốt bụng thở dài
Nhớ chồng thì ít, nhớ trai thì nhiều
===
Những người chép miệng thở dài
Chỉ là sầu khổ, bằng ai bao giờ
===
Con chim xanh đứng bóng thở dài
Thương anh áo cộc vá vai hai lần
Cái áo tứ thân cái quần năm lá
Em hỏi rằng ai vá cho anh
Một ngày hai bữa cơm canh
Lấy ai lo liệu cho anh một đời
Thủy chung có bấy nhiêu lời
Anh về lo liệu lấy người làm ăn
===
Nhớ ai cơm chẳng buồn nhai
Chống đũa thở dài, hết chín lần bơi
Tôi xin bát nữa là mười
Đối phúc cùng trời, có sống được chăng
===
Anh đi phụ rẫy trúc mai
Bỏ em than vắn thở dài nhớ thương
===
Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
Bước ra ngoài than vắn thở dài
Không biết phụ mẫu em mua sắm để xài
Hay là ai đến nộp tài cho em?
===
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Con chim, cái cú nằm nghiêng thở dài
Buồn về một nỗi tháng Hai
Ðêm ngắn, ngày dài thua thiệt người ta
Buồn về một nỗi tháng Ba
Mưa rầu, nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn về một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn về một nỗi tháng Năm
Chửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêu.
Bước sang tháng Sáu lại đều
Thiên hạ cày cấy râm riu ngoài đồng.

TIẾNG NÓI, TIẾNG LỜI

– Vàng thời thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

– Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

– Lựa lời trước mới hở môi
Cũng thì tiếng nói đứng ngồi không an
Cũng thì tiếng nói như vàng
Cũng thì tiếng nói phải mang giận hờn

– Vàng mười thử lửa thử than
Người khôn thử tiếng, người ngoan thử lời
Ngó lên trống giục neo dời
Nhớ câu ước thệ, nhớ lời giao ngôn
Một ngày có đặng vợ khôn
Cũng tày cá ở vũ môn hóa rồng

– Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi
Nhớ chỗ chàng đứng nhớ nơi chàng nằm
Vắng chàng em vẫn hỏi thăm
Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn!
Chàng nghe kẻ đặt người đơm
Chàng nghe thấy tiếng chàng hờn cho cam
Chàng ơi em nhớ chàng thay
Nỡ nào chàng dứt mối dây cho đành

– Chợ Sài Gòn chà gạo lức
Chợ Bến Lức chà gạo vàng
Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng
Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng
Chớ không phải thấy em bịt răng vàng mà thương

– Mặt trời nửa buổi xiên xiên
Kẻ buôn người bán chợ phiên rộn ràng
Gá tiếng kêu quân tử bên đàng
Mai giờ có thấy bạn vàng tôi không?

– Trộm vàng, trộm bạc cho cam
Trộm một nắm cám cũng mang tiếng đời

– Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Em bỏ mâm vàng hứng bát chuối xanh
Bây giờ nên tiếng nên danh
Chê ta quán nát lều tranh không ngồi

– Em là con gái Tạm Thương
Dù không cày cấy, lương vàng cũng có một đôi quây
Ghét cho miệng thế đặt bày
Moi gan móc ruột khéo lựa điều này tiếng kia

TIẾNG RU, LỜI RU

Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn

TIẾNG HÁT, TIẾNG CA, TIẾNG HÒ

– Ta nghe tiếng hát đâu đây
Ta về rút chiếc thuyền mây đi tìm

– Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa

TIẾNG CƯỜI, TIẾNG KHÓC

– Ở xa nghe tiếng em cười
Trong tay cầm nén vàng mười cũng trao

– Anh mà lui chân nhớm gót khỏi cươi
Em có lạng vàng cũng khó được, tiếng cười cũng không

Chia sẻ:
Scroll to Top