Lễ tế nước

Loading

Bài thiền
  • Thời gian : 2018
  • Đề tài : cúng tế và hiến tế
  • Người thiền, người chép : Thu Hương
Có một tinh thần nước tính nữ, rất mạnh mẽ mà cũng rất mềm mại, rất dưỡng nuôi mà cũng rất hoang dã. Tinh thần nước này hoá thân thành một dòng sông lớn chảy quanh co dưới chân núi.
Những ngôi nhà của người Việt cổ, nằm rải rác dựa ở lưng chừng núi, nơi mà mùa lũ, đỉnh nước cao nhất cũng không dâng tới. Năm đó nước rất cạn, người dân thường xuyên băng sang bờ sông bên kia trồng trọt, hái lượm, săn bắt. Khi lũ về, nhiều người chết khi cố gắng băng qua sông về nhà, trong đó có con trai của ông trường làng.
Trưởng làng bèn mời thày cúng về. Ông này tối om. Thày cúng bảo phải chủ động hiến tế người cho dòng sông. Thế là tinh thần nước này phải nhận một đống xác chết vào thân thể đang sạch sẽ của mình. Bực mình, dòng sông tung bọt trắng xoá, cuốn băng mấy cái xác người này đi để giải phóng dòng chảy, nhưng mấy cái vong hồn cùng tất cả sự uất hận của họ vẫn ở nguyên trong nước. Thày cúng bảo thần nước đã nhận lễ vật rồi nhưng vẫn chưa hài lòng. Thế là, có thêm nhiều người nữa bị quăng xuống nước. Lễ hiến tế được lặp lại hàng năm, vì con người luôn có điều chưa vừa ý, mà họ cứ cho là sông chưa hài lòng.
Mỗi khi có thiên tai hay sự cố như mùa vụ thất bát, cháy nhà, dịch bệnh … dòng sông lại bị đổ tội và bị bôi bẩn bởi các vong ma hận thù. Mỗi lần con sông muốn đổi dòng nhằm tránh xa con người, thì con người lại đuổi theo sông, rồi làm đê, làm kè, chặn dòng, nắn dòng và lại hiến tế. Thế là con sông cũng đành … chịu.
Sau cả nghìn năm như vậy, dòng sông tinh khiết ban đầu đã trở nên cực kỳ bẩn. Cho đến một ngày dòng sông bị ốm nặng. Dân sống trong ngôi làng ven sông cũng ốm đau la liệt. Ông trưởng làng hồi đó lại muốn hiến tế nhưng chẳng còn nhiều người khoẻ mạnh cho buổi lễ.
Một thày cúng sáng choang được mời về, bảo trưởng làng rằng “Phải đưa nước về làng bản để sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt, không được chắn dòng, không được xả bẩn và phải siêu thoát cho toàn bộ vong hồn uất hận đã chết trong dòng sông”. Để làm được việc này, ông yêu cầu đào một hệ thống kênh mương từ sông về làng, đi qua các cánh đồng và các khu dân cư. Ông yêu cầu người dân tự lập các bàn thờ bên bờ kênh để vong hồn người đã bị hiến tế trong dòng sông neo lại. Sau đó ông ta ra bờ sông, trao đổi với dòng sông rằng hãy chấp nhận chảy vào các kênh dẫn cho người dân sử dụng. Nghe đến việc phải chảy xen vào khu dân cư của con người, tinh thần nước hoang dã và ưa sạch sẽ không đồng ý. Ông thày lại bảo dòng sông hãy đưa các vong hồn uất hận vào các dòng chảy này, để họ có thể lên bờ, chỗ có các bàn thờ dành cho họ để ông giúp cho các tinh thần uất hận này chuyển hoá và siêu thoát. Dòng sông lúc đó đã ốm nặng nhưng mà vẫn phải giúp thôi, 
Cái gốc của tà thuật nước thế là chả liên quan gì đến nước mà liên quan đến sư tham lam của con người và ham muốn mọi thứ xung quanh phải vạn hành theo ý mình của con người
– Cái gốc của việc dựng đàn tế nước là yêu nước, không yêu nước thì đừng tế nước.
– Cái gốc của việc trị nước hoá ra là tự trị và sống chung với nước.
– Cái gốc của việc giữ nước hoá ra là đừng làm ô nhiễm nước
– Cái gốc của việc làm hại nước là đã bơi kém lại còn cố qua sông trong cơn lũ.
– Cái gốc để an toàn trong nước là học bơi và cũng phải biết lúc nào không nên bơi 
Chia sẻ:
Scroll to Top