Bộ tên
Sen – Sèn – Sén – Sẹn – Sẻn – Sẽn : Hoả Thuỷ – Cấu trúc, tính cá thể
Xen – Xèn – Xén – Xẹn – Xẻn – Xẽn : Kim Mộc – Chuyển đổi cấu trúc & vận hành
Liên – Liền – Liến – Liện – Liển – Liễn : Thổ Khí – Vận hành, tính chất nền, bản chất
===
SEN TRONG PHẬT GIÁO
Sen hàm tiếu/sen đất/sen núi : Trái tim của chúng sinh giống như đóa sen đất
Sen : Phật tính bên trong con người
Sen nở : Phật tính từ bên trong phát triển bao trùm bên ngoài con người
Phật ngồi toà sen
Phật ngự đài sen
Bệ tượng Phật bằng hoa sen
Quán Âm đứng trên hoa sen
Đức Phật đi bảy bước trên hoa sen khi sinh ra và tuyên bố “Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn”
Sen Mandala : toàn bộ Mandala là cấu trúc sen và bên trong Mandala có những câu trúc sen
– – – Sen tám cánh : Đây là loại sen tìm thấy ở trung tâm của mạn-đà-la garhadhatu hay Thai tạng giới mạn đàla (biểu tượng đại bi tâm của Phật, vốn là cái bào thai của thế giới).
Sắc sen trong đạo Phật :
– Sen trắng
– – – Sen trắng tám cánh : Bát chánh đạo hoặc là Bát quái
– – – Sen trắng nói chung : Loài hoa này tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim (hrdaya). Nó là đóa hoa của tình yêu, từ tâm, đam mê, năng động và tất cả những phẩm chất của trái tim. Đây là loại hoa sen của Quan Thế Âm (Avalokitesvara).
– Sen xanh : Đây là biểu tượng của chiến thắng tinh thần đối với cảm quan của trí tuệ và minh triết. Nó luôn luôn được biểu thị như một nụ hoa bán khai, khác với sen đỏ, tâm của nó không bao giờ được nhìn thấy. Nó là loại hoa sen của Văn Thù Sư Lợi (Manjusri), hiện thân của Minh Triết Chỉ Ư Chí Thiện (Embodiment of the Perfection of Wisdom).
– Sen hồng,
– Sen đỏ
– Sen tím thẫm : Đây là một đóa hoa sen huyền diệu, chỉ được biểu thị ở một vài phái Mật tông. Các đóa hoa có thể mãn khai, hoặc còn hàm tiếu. Chúng có thể được nâng bởi một cọng hoa hay ba cọng (tượng trưng cho ba phần của Thai tạng giới), hoặc năm cánh (tượng trưng cho Năm Tri Thức), tám cánh hoa tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Cũng có thể là biểu tượng bông sen tím nghìn cánh, tượng trưng cho Sahasrara (Luân xa thứ 7, trung tâm quan trọng trong bộ não).
SEN TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
SEN & ĐÌNH CHÙA
– HOA SEN NHÀ PHẬT, HOA SEN CỦA CHÙA
– ĐÌNH ở đây là ĐỘNG ĐÌNH,
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng
Ba cô có hẹn cùng chăng?
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngoài êm.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc có chồng anh lại giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Búp hoa sen lai láng giữa hồ,
Giơ tay muốn bẻ sợ trong chùa có sư
Có sư thì mặc có sư
Giơ tay anh bẻ có hư anh đền.
SEN & HỒ
Bấy lâu anh mắc đi mô,
Thả sen không thấy tới hồ thăm sen
Bấy lâu anh bận việc nhà,
Tai nghe phảng phất em đà có đôi.
Tưởng thả sen thì bông tươi lá tốt,
Ai hay nửa chừng lá rụng, bông khô
Không còn sinh hoa nở nhụy, nỏ đáo tới hồ làm chi!
Bao giờ cho được thành đôi
Như sen Tịnh Đế một chồi hai bông.
Chàng ơi cho thiếp làm quen
Kẻo thiếp lơ lửng như sen giữa hồ.
Làm quen mà nỏ nên quen
Lênh đênh mặt nước như sen thả hồ.
SEN & SỰ THUẦN KHIẾT KHÔNG PHA TẠP
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đố ai mà được như sen,
Chung quanh cánh đỏ, giữa chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông thắm, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ai cho sen muống một bồn
Ai từng chanh khế sánh cùng lựu lê.
Tiếc bông sen nở chen bông súng
Con chim phụng hoàng đậu trúng nhành tùng khô.
Đào tơ sen ngó xanh xanh,
Ngọc lành phải giá, gái lành phải duyên.
Cho hay tiên lại gặp tiên,
Phượng hoàng há dễ đứng bên đàn gà.
Chị là con gái nhà giàu,
Ăn mặc tốt đẹp, vào chầu tòa sen.
Em là con gái nhà hèn,
Ăn mặc rách rưới, mon men ngoài hè.
SEN & THÀI LÀI
Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc ở ven sông
Tuy rằng giống tốt vẫn tông thài lài.
Hoa sen mọc bãi cát lầy
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc ở ven sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.
SEN & BÈO
– SEN : có đủ phương đặc biệt phương dọc trục trời đất, đứng trụ, xuất hiện theo mùa, vân hành theo thời gian
– BÈO : phương ngang và chéo, trôi giạt, vận hành theo dòng nước
Lênh đênh nước chảy bèo trôi
Chờ khi nước lụt, bèo ngồi đầu sen.
Trên đời gì rẻ bằng Bèo,
Chờ khi nước lụt, Bèo trèo lên Sen.
Trên đời gì tốt bằng Sen,
Quan yêu dân chuộng, rã bèn cũng hư.
Cho hay cái thói người ta
Ít thì sen cúc, nhiều ra rong bèo.
Thân chị như cánh hoa sen
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!
Đàn Châu Tuấn ít ai biết gảy,
Sáo Tam Kỳ ít kẻ biết nghe.
Ai cho trúc nọ lộn tre,
Ai đem chỉ gấm mà xe tim đèn.
Ai cho vàng đá đua chen,
Ai cho bèo nọ lộn sen một bồn.
SEN & VẺ ĐẸP TINH THẦN THÂN THỂ
Hoa sen nở đẹp trong đầm
Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay
Yêu thương vun bón tháng ngày
Nay hoa hé nhụy lòng đầy nao nao.
Xin cho sen sắc ngọt ngào
Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi
Tiếng cười luôn thắm trên môi
Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương.
Hoa sen sao khéo giữ màu,
Nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai.
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Ngày thời ngậm búp hoa sen
Đêm thời em gạt ngọn đèn em trông.
Sen ơi giữ lấy trăm đường
Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn
Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun
Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh.
Ai chơi ta cũng chơi cùng
Chơi sen quân tử, chơi tùng trượng phu.
Nhân tài như thể bách hoa
Hoa sen thơm ngát hoa trà đẹp tươi.
Lá xanh thăm thẳm lòng Bi
Dũng cành vươn thẳng, thoát ly bùn sình
Nâng nụ sắc Trí kết tinh
Nở thành hoa thắm lung linh giữa đời.
Dù cho tình lắm đắng cay
Yêu không oán hận tình vầy tim đau
Thủy chung giữ vẹn sắc màu
Đẹp tươi sen nở, ngẩng đầu ngạo nhân.
SEN & ĐỒNG THÁP
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang
Đi qua Đồng Tháp thấy bạt ngàn bông sen.
Ai về Đồng Tháp mà xem,
Bông sen, bông súng nở chen lúa vàng.
Sen Tháp Mười hương thơm ngào ngạt
Lúa Tháp Mười trĩu hạt oằn bông.
Sen mọc giữa đồng lòng sen trắng
Sen đất Tháp Mười mưa nắng vẫn tươi
Bông sen như nết con người
Đẹp như con gái Tháp Mười quê ta.
SEN & LIÊN TRÌ DỤNG NGUYỆT
Liên Trì Dụng Nguyệt : là một ao sen và là một trong mười hai danh lam thắng cảnh xưa của tỉnh Quảng Ngãi, hiện nằm tại thôn Mỹ Thuận, xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ.
Trên nổi hồ mây, dưới đáy mây
Lá sen lam biếc nguyệt chan đầy
Sao khuya xuống đậu đôi viền lá
Vạc lạnh về đưa mấy võng cây
Lác đác đài hương vàng cánh đậm
Lơ thơ nhành liễu biếc tơ gầy
“Liên Trì Dục Nguyệt” trăng đưa lối
Một chiếc thuyền con rẽ khói vây.
SEN & LIÊN CHIỂU (ĐÀ NẴNG)
Ao sen Liên Chiểu vuông ngàn dặm.
Cột đồng Thạch Trụ vững muôn năm.
SEN & HUẾ
Hồ Tĩnh Tâm giàu sen bạch diệp,
Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.
Ai về cầu ngói Thanh Toàn,
Đợi đây về với một đoàn cho vui!
SEN & BIỂN ĐÔNG
Bao giờ sen mọc biển đông
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.
SEN & HỒ TÂY (HÀ NỘI)
Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ
SEN & CẢNH ĐẸP
Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm
Kinh dài khắp đất, lúa xanh rợp trời.
SEN & TÌNH CẢM TRAI GÁI
Ngắt bông sen, còn vương tơ óng,
Cắt dây tình, nào có dao đâu!
Chiều chiều vịt lội bàu sen,
Để anh lên xuống làm quen ít ngày.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc có chồng anh lại giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Lá này gọi là xoan đào,
Tương tư gọi nó thế nào, hở em?
Lá khoai anh ngỡ lá sen,
Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn anh khêu.
Tiếc bông sen nở chen bông súng
Con chim phụng hoàng đậu trúng nhành tùng khô.
Sông sâu nước chảy làm vầy,
Ai xui em đến chốn này gặp anh?
Vịt tàu xuống tắm ao sen
Trời ơi! Lâu quá mới gặp em một lần.
– Bấy lâu còn lạ chưa quen,
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?
– Hồ còn leo lẻo nước trong,
Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen!
Đó chê đây, đây cũng lịch sự
Đó ăn mâm vàng đây ngự tòa sen
===
LIÊN TRONG ĐẠO PHẬT
– Liên : Đại diện cho sự đản sinh của Phật
– Liên Trì : Liên Trì có ba nghĩa chính
– – – Hồ có trồng hoa sen.
– – – Đất Phật, tức Cực Lạc Tịnh Độ.
– – – – – – Trong Thiền môn có bài Tán Liên Trì rất thông dụng: “Liên Trì hải hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm Thế Chí tọa liên đài, tiếp dẫn thượng kim giai, đại thệ hoằng khai, phổ nguyện ly trần ai (Liên Trì biển hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm Thế Chí ngồi sen đài, tiếp dẫn lên vàng ngai, thệ nguyện rộng bày, khắp nguyện lìa trần ai).
– – – – – – Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát Là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
===
ĐỨC LIÊN HOA SINH
Padmasambhava, hay đức Liên Hoa Sinh là một Đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen (755-797). Sư truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập tông Ninh-mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng và được các đệ tử gọi là “Phật thứ hai.”
Sư hay sử dụng thần thông, nhiếp phục ma quái và thiên tai. Cách tu hành của Sư Guru Rinpocherất đa dạng, từ cách sử dụng đao truỷ thủ đến tu tập các phép thiền định theo hệ thống Đại cứu cánh. Sư thuộc dòng của các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha), để lại rất nhiều truyện thần thoại cho đời sau và ở các nước vùng Hi-mã-lạp sơn, người ta tôn thờ gọi Sư là “Đạo sư quý báu”.
Tương truyền rằng, Liên Hoa Sinh sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo (sa. tantra). Trong thế kỉ thứ 8, Sư đến Tây Tạng, một vương quốc còn bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bön. Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng Sư hoằng hoá ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là “Tám tuyên giáo”. Ngoài ra, Sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi (bo. gter ma), chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Đệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của Sư là bà Yeshe Tsog-yel.
Sự xuất hiện của đức Kim Cang Thượng Sư đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni huyền ký trong nhiều kinh điển. Đức Phật cũng dạy rằng đức Liên Hoa Sinh chính là Đức Phật A Di Đà trong hình tướng loài người.
– Guru Padma Jungney: Đản Sinh Trong Hoa Sen, mặt màu xanh, 3 mắt, đội vương miện ngũ trí (hoặc 5 đầu lâu), tay cầm Chày Kim Cang, Chuông Kim Cang,
– Guru Shakya Sengye: Sử Tử của dòng họ Thích Ca, hóa thân này có khuôn mặt của Phật, đầu tóc kết lọn, Tăng phục màu vàng, tay cầm bình bát, đức Liên Hoa Sinh được kính ngưỡng là hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni
– Guru Nyima Oezer: Mặt màu vàng, khoác y màu vàng, râu màu xanh, trên tay cầm pháp khí nêu biểu các tia sáng mặt trời
– Guru Loden Chogse: mặt màu đỏ, tóc kết búi, đầu đội vương miện, y màu đỏ, tay cầm trống và bảo bình
– Guru Padmasambhava: Mặt màu trắng, y của tăng, mũ thiền trí,
– Guru Pema Gyalpo: Liên Hoa Vương, mặt màu trắng, đội vương miện bá vương, tay cầm trống và chuông kim cương
– Guru Sengye Drathok: mặt màu xanh, 3 mắt tướng uy mãnh, y màu xanh, tay cầm chày Kim Cang Phổ Ba
– Guru Dorje Drolo: Mặt màu đỏ với 3 mắt uy mãnh, tay cầm Chày Kim Cang và 1 chiếc khăn Khata buộc ở đuôi chày.
===
Kim Liên (Nghệ An)
Kim Liên phong cảnh hữu tình
Dương cơ cũng lịch, địa hình cũng vui
Ma Liên (Phú Yên)
Ma Liên là Ma Liên tiên
Đi chợ mang tiền có kẻ theo bưng
Bán rồi bỏ nước xem chừng
Tiền nổi thì chớ tiền chìm thì vâng
Ma Liên là ma liên tiên
Đi chợ đem tiền có kẻ theo bưng
Bán rồi bỏ nước xem chừng
Tiền nổi không lấy, chỉ ưng tiền chìm.
Đồng Lâm (Kim Liên, Hà Nội)
Đồng Lầm có vải nâu non,
Có hồ cá rộng, có con sông dài
Rủ nhau đánh cá Đồng Lầm
Cá kia chẳng được, âm thầm lòng em
Rủ nhau đánh cá đồng Chèm
Cá kia chẳng được, lòng em âm thầm
Kim Liên (Liên Chiểu, Đà Nẵng)
– Gặp anh hùng xin hỏi anh hùng
Cầu chi đi mười hai tháng phân cho cùng thiếp nghe?
– Kim Liên, Thủy Tú, Vĩnh Điện cho chí Câu Lâu
Quảng Nam ta có mấy cái cầu dài thay!
Chỉ đi chưa tới nửa ngày
Lẽ mô có lẽ đi rày một năm?
Bạn hỏi ta, nghĩ lại cũng nhằm
Cầu chi đi mười hai tháng? Có cầu Giáp Năm đó bạn tề!
=== === ===
1. SEN
Hoa sen : tên khác liên hoa, hà hoa, hạm đạm, phù cừ, thủy chi, sen còn được gọi là quỳ, ngậu (Tày), bó bua (Thái)
– Cây sen
– Bó sen
– Cành sen
– Búp sen
Các sắc sen
– Sen trắng, bạch liên
– Sen hồng, hồng liên
– Sen vàng, hoàng liên
– Sen đỏ
– Sen xanh, thanh liên
– Sen tím, tử liên
Sen tịnh đế : 2 bông sen chung cành
Các bộ phận của sen
– Củ sen
– Mầm sen
– Rễ sen
– Thân sen
– Cành sen
– – – Tơ sen
– – – Ngó sen / Ngẫu tiết
– Lá sen
– Hoa sen
– – – Đài sen
– – – – – – Đế sen
– – – – – – Cuống sen
– – – Cánh sen
– – – Nhị sen
– – – – – – Gạo sen
– – – Nhuỵ sen
– – – – – – Gương sen
– Hạt sen
Hương sen
Món ăn từ sen
– Chè sen : Ướp chè sen, uống chè sen
– Củ sen
– Ngó sen
– Gỏi sen
– Gạo sen : Ướp gạo sen
– Hạt sen
– Tâm sen
SEN : CÂY TÊN SEN
– Sen hàm tiếu, Sen đất, Sen núi
– Sen đá
– Sen cạn
SEN : động vật
– Cu sen Loài chim ngói lông xanh, có chỗ phơn phớt đỏ.
Sen : người
– Hầu gái
SEN : NHÂN VẬT
– Sen: tên nhân vật phim Vùng đất linh hồn
– Cồ Quốc Hoàng Hậu Nguyễn Thị Sen. Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc chính là Thánh tổ nghề may Nguyễn Thị Sen.
Sau khi vua băng hà, bà đã về quê ( nay là làng Trạch Xá/Trầm Che, Ứng Hòa, Hà Nội) và truyền nghề cho dân làng. Nay Trạch Xá là làng nghề may áo dài nổi tiếng.
SEN : ĐỊA DANH
– Làng Sen, một làng nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh
– Chùa Một Cột (Hà Nội) : Chùa dựng hình bông sen
SEN : CA DAO – TỤC NGỮ – THÀNH NGỮ
1. Bút trổ hoa sen: Ý chỉ người có văn tài lỗi lạc, mỗi câu văn câu thơ viết ra như một đóa sen nở trên giấy.
2. Áo ấu quần liên: Áo ấu là áo bằng lá cây ấu, loài cây mọc dưới nước, củ đen hai sừng nhọn, chứa nhiều bột trắng; Quần liên: Quần bằng lá cây sen. Câu tục ngữ ám chỉ người sống ẩn dật cách biệt với cuộc sống thế tục.
3. Đào hồ thả sen, làm men ủ bột: Câu tục ngữ hàm chứa hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là muốn thả sen thì phải đào hồ, muốn làm men phải ủ bột. Còn nghĩa bóng là phải đầu tư, khổ công rèn luyện mới có kết quả mong muốn.
4. Hay không lây hèn, sen không lây bùn: Tục ngữ nói người thật sự có tài đức thì không bị ảnh hưởng do gần người xấu.
5. Đào tơ sen ngó: Chỉ người đang tuổi thanh xuân.
===
SÉN
===
SÈN
mài dao sèn sẹt
===
SẺN
Ăn sẻn
Tiêu sẻn
Bỏn sẻn
Sẻn so
Hà tiện
Dè sẻn
Cây sẻn/chi xuyên tiêu
===
SẼN
===
SẸN
=== === ===
XEN – XÉN – XÈN – XẺN – XẼN – XẸN
1. Xen
Xen : Lớp của vở kịch
XEN : THIẾT LẬP KHÔNG GIAN CẤU TRÚC
Xen : Tạo nên một tổng thể bằng các cấu phần, cấu trúc và vận hành khác biệt, dạng lợi, đan vào nhau
Đan xen
XEN : TÍCH HỢP VÀO CẤU TRÚC KHÔNG GIAN
Xen vào : chèn các phần nhỏ vào tổng thể, tạo nên trạng thái lắp ghép và chồng chập
Xen vô : Chèn vào tổng thể thống nhất bằng cách hoà đồng vào nó
Xen lẫn : Chèn vào cấu trúc dạng cát hay cấu trúc nhiều phần tử đơn vị giống nhau
Xen kẽ : Chèn vào kẽ ví dụ kẽ lá
2. Xén : KHÔNG GIAN TỔNG THỂ
XÉN : tách một phần nhỏ ra khỏi tổng thể, và chuyển phần này sang một cấu trúc và vận hành khác
Cắt xén
Bớt xén
XÉN : thanh lọc tổng thể bằng cách tách các phần thừa nhỏ ra khỏi tổng thể
Xén giấy
Xén tóc
Xén giấy.
Xén râu
Xén cây
XÉN : các đồ lặt vặt, mua về để cho cho vào tổng thể còn thiếu
Hàng xén
XÉN (động vật)
Con xén tóc
3. Xèn
Xèn : nhịp điệu thanh âm của xén
4. Xẻn : THỜI GIAN
Xẻn lẻn: biểu đạt từng chút
Dè xẻn : từng tý, từng chút theo thời gian
5. Xẽn
Xẽn : nhịp điệu, thanh âm của xẻn
6. Xẹn
Xén và xẻn đi đến tận cùng, đến kết thúc
===
Liên – Liền – Liến – Liện – Liển – Liễn
1. LIÊN
LIÊN (SEN)
Liên hoa : hoa sen
– Hoa sen theo sắc
– – – Bạch liên hoa : hoa sen trắng
– – – Tử liên hoa : hoa sen tím
– – – Kim liên
– – – Thanh liên hoa
– – – Hồng liên hoa
– – – Hoàng liên hoa
– Liên-hà : sen
– Liên quỳ : sen.
– Liên-trì : ao sen
Các bộ phận của hoa sen
– Liên-nhị : nhuỵ
– Liên-phòng : gương
– Liên-tử : hột
– Liên-căn : rễ
– Liên-tâm : tim của hột, nhị
– Liên tu : là tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo rồi đem phơi khô.
– Liên nhục : Hạt còn màng đỏ bên ngoài
– Liên thạch : Quả thu hái khi chín:
– Liên diệp : Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống
– Liên ngẫu : Thân rễ thu hái quanh năm
LIÊN KHÔNG GIAN, CẤU TRÚC
– Liên kết
– Liên vùng
– Liên danh
– Liên doanh
– Liên mạc
– Liên khu
– Liên bang
– Liên hợp quốc
– Liên minh
– Liên hiệp
– Liên đoàn
– Liên đội
– Liên khu
– Liên doanh
LIÊN THỜI GIAN
– Liên tục
– Liên tiếp
– Liên tu
– Liên miên
LIÊN DÒNG MÁU
– Liên chủng (hợp chủng, bách chủng, chủng tử)
– Liên chi
LIÊN
– Ngũ liên
– Lưu liên
– Liên cú
LIÊN :
– Liên thiên : Không liên tục cả không gian và thời gian
– Liên hoàn : Liên tục cả không gian và thời gian
LIÊN : VÂN HÀNH
– Liên vận
– Liên hợp
LIÊN :
– Liên can
– Liên luỵ
LIÊN : VÂN HÀNH ÂM THANH
– Liên thanh
LIÊN : VÂN HÀNH NGÔN NGƯ
– Liên từ
LIÊN : VÂN HÀNH TINH THẦN
– Liên tưởng
– Liên hệ
– Liên lạc
LIÊN CÔNG CỤ
– Đáp liên (tay nải)
– Tiểu liên : Súng tiểu liên
– Trung liên
– Đại liên
LIÊN (CÂY)
– Cây huỳnh liên
– Cây Chu sa liên hay thanh mộc hương, bội xà sinh (danh pháp hai phần: Aristolochia tuberosa) là một loài thực vật thuộc họ Mộc hương nam.
– Xuyên tâm liên
– Tuyết liên tử (hạt bồ mễ)
– Họ Bách tử liên (danh pháp khoa học: Agapanthaceae) là một họ thực vật có hoa có chi duy nhất là Agapanthus với khoảng 9-10 loài.
ĐỊA DANH
– Núi : Dãy Hoàng Liên Sơn
– Huyện/Quận :
– – – Quận Liên Chiều, Đà Nẵng
– Phường/Xã
– – – Phường Liên Mạc (thuộc quận Từ Liêm, Hà Nội)
– – – Phường Kim Liên (thuộc quận Đống Đa, Hà Nội)
– – – Phương Liên (thuộc quận Đống Đa, Hà Nội).
– – – Xã Liên Mạc (xã Mê Linh)
– – – Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (quê Bác Hồ)
– – – Làng Bạch Liên Hoa, nay thuộc phường Yên Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội), quê mẹ Thánh Láng
– – – Làng Kim Liên : Đồng Lầm Tên cũ của làng Kim Liên, nay thuộc phường Phương Liên, huyện Đống Đa, Hà Nội. Làng được lập nên từ năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô về thành Thăng Long. Đến năm Kỷ Sửu (1619), vua Lê Thần Tông đổi tên làng thành Kim Hoa (Bông hoa vàng). Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị đổi tên làng thành làng Kim Liên (Bông sen vàng), vì kỵ húy mẹ vua là Hồ Thị Hoa. Xưa kia, dân làng sống thành từng xóm ven các gò đất cao với nghề làm ruộng, thả cá, thả rau muống, thả sen, nhuộm vải…
– – – Ma Liên : Tên một làng biển nay thuộc thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây có chợ Ma Liên (nay là chợ Mỹ Quang). Ngày xưa, ranh giới giữa hai làng Phú Quý (Mỹ Quang hiện nay) và Long Thủy có một bãi cát rộng làm nơi chôn cất người chết, rất nhiều mồ mả. Theo truyền thuyết, xưa thường hay có người âm trà trộn vào đi chợ.
– Phố
– – – Phố Liên Trì, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (gần hồ Liên Thuỷ, trước có chùa Liên Thuỷ bị phá)
– – – Kim Liên, Liên Chiểu : Một địa danh trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, hiện nay thuộc địa phận quận Liên Chiểu, phía bắc thành phố Đà Nẵng.
– Ao, Đầm
– – – Hồ Liên Thuỷ (nay là hồ Thuyền Quang, Hà Nội)
– – – Liên Trì Dụng Nguyệt là một ao sen và là một trong mười hai danh lam thắng cảnh xưa của tỉnh Quảng Ngãi, hiện nằm tại thôn Mỹ Thuận, xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ
– Chùa
– – – Chùa Kim Liên (Hồ Tây, Hà Nội)
– – – Chùa Liên Phái (Bạch Mai, Hà Nội)
– – – Các chùa có Bát Tháp hoặc có Tĩnh Đế sẽ là chùa có huyệt hoa sen)
– – – – – – Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) : Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay ngồi đài sen. Bút Tháp thực ra là búp sen.
– – – – – – Chùa Bát Tháp có tên chữ là Bát Tháp tự và còn gọi là chùa Vạn. Bảo nằm ở phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
– – – – – – Chúa Tĩnh Lự, Núi Thiên Thai, Bắc Ninh
– – – – – – Chùa Trích Sài, Chùa Thiên Niên và các chùa vùng sen Tây Hồ)
– Đền
– – – Đền Kim Liên (trấn Nam Thăng Long) & hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu
– – – Các đền thờ Thuỷ Tinh Công Chúa ở vùng Đại Hồ Thăng Long bao gồm Đền Lừ
– – – Đền Ngọc Liên ỏ 23 trần bình trọng, được xây vào khoảng thế kỷ thứ XIX tại thôn Liên Đường, thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Thờ Tản viên sơn thánh và hai người mẹ : mẹ nuôi Ma thị Cao Sơn thần nữ và mẹ đẻ Thái Vĩ Đại Thánh tôn thần Đinh Thị Đen/Điên.
CON NGƯỜI
– LIÊN HOA SINH
– Bạch Liên Hoa : mẹ Thánh Láng tên là Bạch Liên Hoa, ở làng Bạch Liên Hoa
LIÊN : CA DAO – TỤC NGỮ – THÀNH NGỮ
Trồng tre, tre ngã liên tu
Phận em là gái, oán thù mà chi
2. Liền
LIỀN KHÔNG GIAN
Chó liền da, gà liền xương
Nối liền
Đất liền
Liền kề
Liền mạch
Liền cận
Làm liền đây
Như chim liền cánh, như cây liền cành
Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
LIỀN : TRẠNG THÁI VẬN HÀNH
Liền tù tì : Nói liền tù tì
Liền liền (nói liền liền, ăn liền liền)
Liền tay : việc liền tay
Liền mạch
LIỀN : HÀNH ĐỘNG
Làm liền
Ăn liền : Mì ăn liền
Đi liền
– – – Đồng tiền đi liền khúc ruột
Liền anh, liền chị
LIỀN – CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ
Vải em em bán lấy tiền
Em mua lụa liền may áo cho anh
Trong thì lót tím lót xanh
Ngoài thêu đôi bướm lượn cành phù dung
3. LIẾN
Liến thoắng
Liến láu
Liến khỉ (liến xáo) : tinh nghịch
4. LIỂN
5. LIỄN
Cái liễn
Liễn cơm
Liễn viết câu đôi treo
Âu cũng là cái liễn
LIỄN : CA DAO – TỤC NGỮ – THÀNH NGỮ
Anh đang viết liễn trong đình
Nghe em chồng hỏi, giật mình quăng nghiên
Anh đương viết liễn trong đình,
Nghe chồng em nói, giật mình té lăn.
Anh ngó vô nhà nhỏ
Thấy có đôi liễn đỏ
Thấy bốn chữ vàng
Gia đường chưa biết, thấy nàng vội thương.
Ngó vô nhà thấy đôi liễn đỏ, thấy bốn chữ vàng
Thịnh suy chưa biết, thấy nàng anh thương ngay
Anh đi ngang nhà nhỏ
Thấy đôi liễn đỏ
Chữ thọ phết vàng
Hai tay anh nâng lấy gươm vàng
Thác thì chịu thác, chứ buông nàng anh không buông
Liễn treo ba phía trong đình,
Chữ vàng chưa lợt, sao mình vội quên.
Liễn Tàu vụng chấm biếng xem
Lẳng lơ như bậu ai thèm mà bậu khoe?
Dù ai tế lễ nơi đâu
Ngũ liên Thi Phổ mau mau trở về
Kim Liên phong cảnh hữu tình
Dương cơ cũng lịch, địa hình cũng vui
6. LIỆN
Đọc liện: trôi chảy