XẢ ĐỘC
Đông y cực kỳ coi trọng xả độc. Vì mọi bệnh tật đều xuất phát từ độc và tắc nghẽn, nên xả độc chính là chữa bệnh tại gốc.
Việc nhồi nhét thêm thuốc chữa (cơ bản là có độc) và thuốc bổ vào người như cách chữa bệnh hiện nay không những tốn kém, không hiệu quả mà cực kỳ nguy hiểm. Cơ thể không đủ lực xả độc cũ, nhận thêm độc mới hay thuốc bổ, chỉ có tác dụng bề nổi trong ngắn hạn, còn lâu dài sẽ làm cơ thể trở nên bất lực, bệnh biến chứng và thành nan y.
Tây y coi trọng việc ngăn chặn độc và mầm bệnh từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể đặc biệt qua các vết thương mở thông qua sát trùng, diệt khuẩn và các môi trường tạm gọi là vô trùng. Trong các lĩnh vực là thế mạnh của Tây y như mổ cắt bỏ các khối y và khối viêm, hay chữa chấn thương chỉnh hình ví dụ do bó bột do tai nạn gãy chân, thì dù có diệt khuẩn thế nào, mà bệnh nhân không có khả năng xả độc thì vẫn sẽ gây ra viêm, nhiễm, mà nặng là uốn ván hay hoại tử.
Ngải là loài cây có dược tính, khả năng giúp xả độc cực kỳ mạnh mẽ. Có câu “Ý dẫn khí, khí dẫn huyết”, mà ngải có khả năng dẫn cả khí và huyết, nhờ khả năng đồng hoá với luồng vận hành khí huyết của cây ngải với luồng vận hành khí huyết của người bệnh.
Để xả độc được cần trả lời câu hỏi
– Xả độc gì ? Độc khí, độc chất
– Xả độc khỏi đâu trong cơ thể ? Độc trong cơ gây mỏi cơ, độc trong khớp gây đau khớp, độc trong đầu gây đau đầu, độc trong máu gây tắc máu và ngộ độc theo máu đi khắp cơ thể.
– Xả độc ra đâu ngoài cơ thể ? Điều quan trong là độc phải được đưa ra khỏi bộ phận có độc trong cơ thể, ra ngoài cơ thể, nhưng câu hỏi là ra đâu. Mỗi thứ được xả ra khỏi cơ thể phải cơ kênh xả và nơi nhận cụ thể, ví dụ đại tiện, tiểu tiện, mồ hôi, ghét, khí, dịch và vật chất sinh dục … Xả độc cũng cần có kênh xả và nơi nhận cụ thể thì mới xả được
NGẢI
Nguyên tắc về xả độc là phải có hai đầu
– Đầu xả (nơi chứa độc) : Bệnh nhân
– Đầu hút (nơi nhận độc) : Ngải
Ngải là cây có khả năng lực thu nhận cực kỳ đặc biệt, nên mới có các tích nuôi ngải bằng máu hay ngải ăn thịt động vật.
Ngải có rất nhiều loại
– Ngải họ Cúc :
– – – Tên là ngải : Ngải cứu xanh, ngải cứu tím, ngải dại, ngải đắng, ngải nhật …
– – – Tên khác
– Ngải họ Gừng :
– – – Tên là ngải : ngải tiên
– – – Tên khác : gừng ăn, gừng gió … nhưng có khả năng của ngải
– – – Tên khác nhưng được trồng kiểu ngải, để làm ngải nên có tên là ngải : ngải hổ, ngải đỏ, ngải đen
– Ngải Nàng là các cây cỏ nhưng được trồng thành ngải, goi là Ngải nàng như cỏ tóc tiên trồng thành ngải là ngải nàng mơn, cỏ lan chi trồng thành ngải là ngải rú….
– Ngải họ máu :
– – – Cây mang tên máu : cây cỏ máu, cây máu chó, cây máu địa …
– – – Không mang tên máu : cỏ lào
– Ngải họ tiết :
– – – Cây mang tên tiết như cây tiết dê,
– – – Cây thuộc họ tiết dê nhưng không tên là tiết : cây bình vôi, cây ký ninh…
– Ngải họ huyết :
– – – Cây mang tên huyết : kê huyết đằng, huyết nhân, huyết giác, huyết tiên, huyết rồng, huyết dụ ….
– – – Cây mang tên đằng như hồng đằng, hoàng đằng, tử đằng …
BỆNH MÁU
Các cây dòng ngải thường được trồng để chữa các bệnh về máu, huyết, tiết
– Bổ máu
– Chữa bệnh về máu : sốt xuất huyết, máu trắng
– Chữa bệnh về mạch máu : xơ vữa động mạch, tắc mạch, nghẽn mạch, u mạch …
– Chữa bệnh kinh nguyêt : rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, băng huyết
– Chữa độc trong máu : bị rắn cắn
– Chữa cảm lạnh, cảm nóng
– Chữa bệnh tiết niệu
– Chữa bệnh sinh dục
– Chữa ra mồ hôi trộm, hôi nách, bệnh tay chân ướt và các bệnh mồ hôi khác
– Chữa bệnh về khí : đau đầu, chướng khí, đầy hơi, ợ hơi …
– Chữa bệnh tiêu hoá
Ngải chữa được bệnh về huyết khí bởi vì ngải có khả năng đồng khí huyết với đối tượng khác, trong đó có bệnh nhân. Đồng huyết là một hiện tượng rất lớn, ví dụ quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ đồng huyết.
Tùy theo loại ngải mà xảy ra hiện tượng đồng huyết nào
– Huyết : Hồng huyết, Bạch huyết, Hoàng huyết, Thanh huyết, Khí huyết, Thổ huyết, Kinh huyết, Cầu huyết, Lưu Huyết, Huyết tương, Huyết khí, Huyết mạch …
– Tiết : Tiết khí, Tiết dịch, Tiết niệu, Tiết dục, Tiết máu, Tiết lửa, Tiết diện, Thổ tiết, Khí tiết, Kim tiết, Mộc tiết, Thủ tiết …
– Máu : Máu nền, Máu đen, Máu đỏ, Máu trắng, Máu độc, Máu tụ, Máu bầm, Máu chảy, Máu tuần hoàn, Mỡ máu, Tắc máu, Đông máu, Mạch máu, Tế bào máu …
MỘT CA XẢ ĐỘC BẰNG NGÀI
Trong một ngày nắng to, tôi bước vào cánh đồng tràn ngập cây sậy và cây máu địa ở bên bờ suối Yến, Hương Sơn.
Cây sậy có thân rỗng chia đốt như rau muống hay tre, thân sậy hay dùng làm ống hút, thực sự có năng lực hút nước và khí, thậm chí cả bùn, như tính chất của một cây ngải. Cây máu địa có nhiều sợi tơ ở thân như sen, nghe tên đã thấy là một loại ngải. Sậy ở vùng nước sâu hơn, còn máu địa mọc gần bờ hơn và có rất nhiều hoa tím nhạt rất đẹp. Sen, rải rác chỗ này chỗ khác, có cả thân ống như sậy và thân tơ như máu địa, thực sự là cây chúa vùng ngập nước Hương Sơn. Ngoài ra còn có rau muống nước tím và lá mơ nước.
Trên sườn núi có cây phát tài núi hay cây huyết giác mà có thể cho một loại thuốc máu quý tên là huyết giác. Trên núi còn có cây ký ninh, cây thông thiên, họ tiết dê, là một họ ngải trời, mọc trên núi khô hạn, rất đối xứng với cây máu địa. Ký ninh chữa bệnh sốt rét gây ra bởi muỗi.
Tôi bước vào thế giới ngải này và bị rơi vào trường hương xông hơi giải cảm tự nhiên của Hương Sơn, mà chủ đạo là từ cây máu địa. Người tôi mệt lả, vì khí độc xả ra quá nhiều. Tôi có thể thấy khí độc xả ra theo hướng đất trời, ra đầu và tay. Tôi bị đầu đau dữ dội từ thái dương đổ lên đỉnh đầu, vì khí độc xả ra bị tắc ở đó.
Tôi ở đó qua giờ Ngọ, là giờ xông hơi đỉnh cao vì các cây thân thẳng như sậy hay máu địa lúc đó tao nên trạng thái ông đoan trời đất.
Sau đó, tôi ngồi thuyền ra ngoài, tổng cộng mất 1h trên suối Yến. Ra ngoài, tôi kiệt sức không ăn nổi cơm, dù lúc này tôi chưa rơi vào trạng thái buồn nôn, may còn có nước đậu nành và chè đậu đen.
Khoảng 5h tôi vào nhà tắm xả nước, nhưng không thấy có tác dụng gì, người vẫn mệt và đầu vẫn đau. Tôi hiểu rằng xả nước chỉ có tác dụng khi độc xả xuôi theo dòng nước nghĩa là từ đầu xuống trên, còn tôi đang xả độc ngược lại, từ chân lên đầu, nhưng tắm còn gây tác dụng không tốt, vì bị mất nhiệt, mất sức, vì dường như cái tôi cần là lửa đất chứ không phải nước trời.
Qua 6h tối, đầu tôi bắt đầu đau nhức và dường như càng ngày càng đau. Tôi mang rượu gừng ra đánh cảm và chấm vào vùng đầu. Đánh thì đỡ nhưng dừng đánh thì đầu lại đau. Vì xả độc không được nên gây ra cảm giác buồn nôn dữ đội. Tôi biết là tôi không bị cảm nhưng đánh gió bằng rượu gừng vẫn hỗ trợ ít nhiều xả độc vùng đầu.
8-9h tối, đầu đau nhức, tôi nằm bẹp, nhưng dù nằm trong nhà tôi có thể cảm nhân ánh trăng đang tràn ngập khắp nơi, tạo nên một không khí mộng mị. Trăng càng lên cao, đầu tôi càng đau.
Tôi nghĩ tôi nên vào thiền kết nối với suối Yến, với trường ngải của Hương Sơn dưới ánh trăng. Trong ánh trăng đó, một phần của tôi tách ra quay lai suối Yến, mà lúc này chìm trong ánh trăng, hoặc là trương ngải Hương Sơn đã hút tôi quay trở lại.
Ngải thực ra là cây đêm. Trường ngải của rừng Hương Sơn trong đêm trăng khác hẳn vào giữa trưa. Tôi đang rơi vào đợt xả độc thứ hai dưới tác động của ngải, sau đợt xả độc ban ngày.
Lúc này tôi hiểu ra rằng, đêm trăng mới là khoảng thời gian vận hành mạnh mẽ của ngải, tôi xả được nhiều hơn, nhưng cũng vì thế trược ra nhiều hơn, tắc nghẽn ở vùng đầu nặng hơn và tôi bị đau hơn rất nhiều.
Con người năng lượng của tôi đi xuống suối Yến, chìm dần xuống làn nước, nhưng không thể nào chìm nổi phần đầu. Con người vật lý của tôi nằm trên giường vẫn ôm đầu. Lúc này tôi không chịu được phải mang gừng ngâm rượu ra đắp và lau vào trán, thái dương, cổ vai gáy và ức.
Khoảng 11h đêm, thì thể năng lượng của tôi mới có thể chìm xuống được suối Yến và xả rất nhiều máu độc ra, đồng thời bên thể năng lương của tôi, cơn đau đầu rút lên lông ngày, nghĩa là tôi đã vượt qua được vành đai tắc nghẽn ở thái dương, nhưng từ chân mày lên đỉnh đầu vẫn đau đớn, vì quá tắc.
Khoàng 12h đêm, tôi mới chỉ đẩy được vành đai tắc lên đường chân tóc ở trán, lúc này tôi cực kỳ mệt. Thể năng lương vẫn xả độc ra trông không khác gì ma của phim kinh dị.
Khoảng 12h30 đêm, nghĩa là qua giờ Tỵ, cơn đau đột ngột dừng lại, như chưa từng xảy ra, cứ như sự mệt mỏi và đau đớn suốt 12h qua là ảo. Tôi hiểu rằng thứ nhất tôi đã đẩy được trược ra khỏi vùng đình đầu, nhưng quan trọng hơn là tôi không còn xả trược được nữa, vì giờ vận hành đỉnh cao của ngải đã qua.
Lúc này tôi hiểu ra rằng để xả độc hiệu quả, cần có nơi nhận độc, để tạo thành trạng thái đoan âm dương giữa đầu xả đầu nhận, đầu phát đầu thu. Tôi là nguồn phát độc, xả độc, còn trường ngải Hương Sơn là nơi nhận độc. Tối ưu là tôi nên ở suối Yến từ giờ Ngọ đến giờ Tý, thì quá trình xả độc sẽ tối ưu hơn.