CA DAO, TỤC NGỮ VỀ RẮN CỤT ĐUÔI
Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để mà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công
—o—
Rắn cụt đuôi người ta còn sợ
Bậu lỡ thời như nợ kéo lưng
(Vè gái lỡ thì)
—o—o—o—
MỘT SỐ HUYỀN SỬ VỀ ÔNG CỘC ÔNG DÀI
Sự tích ông Cộc ông Dài (hay sự tích Đức Ông Tuần Tranh ở sông Kỳ Cùng)
—o—
SỰ TÍCH VỢ RẮN & BỌC TRỨNG SINH 5 CON RẮN CỦA VUA THUỶ ĐẾ LÂM THAO
Trong các sự tích của vua Thuỷ Đế sông Thao với các bà vợ ở trần gian, trong các đứa con mang lốt rắn thì đứa con bị cộc đuôi sẽ ở lại trên trần gian với cha mẹ để phụng dưỡng cha nuôi, còn các đứa khác đi cai quản các vùng sông nước
– Tích làng La Phù : … Lại nói, khi ấy còn lại ông út Đệ Tam Thủy hầu, trị tại quê mẹ (tức xã La Phù) cùng ở với Phan Bà. Công lúc đó có nhiều biến hiện, đi du ngoạm ở vùng đất đai dân cư. Nhân dân hay gặp thấy. Hoặc biến thành hình rắn có mào hoa năm màu, thân vảy rực rỡ. Hoặc hiện thành một quan nhân tướng mạo đường đường, lẫm lẫm oai phong, đầu đội mũ ngọc, thân mặc áo gấm, giáp vàng. Hoặc gọi mưa đến, hoặc kêu gió tới. Nhân dân thường bị hại nhiều nên rất sợ. Hôm ấy (ngày 14 tháng 6) nhân dân làm lễ xin làm thần tử. Phan Bà đồng ý. Người dân bèn dựng lập một cung sở ở bên bờ sông, mời Phan Bà cùng ông đến ở trong cung đó. Khi ấy chỗ Phan Bà có bãi Trường Sa ở giữa sông. Ngày tháng qua Phan Bà thường đến trồng dâu gai để sinh sống. Phan Bà thường ngày qua sông đến bãi Tang Ma làm cỏ. Ông Rắn bèn theo mẹ cùng đi. Khi đi về qua sông không thấy có người đưa đò, bèn tự rẽ nước mà đi sang bãi. Một hôm ông biến thành một con rắn nhỏ nằm trong đám cỏ ở nơi bãi dâu gai. Phan Bà làm cỏ đúng nơi ông nằm, mới làm đứt mất một đoạn đuôi. Sau khi ông bị đứt mất đuôi, mẹ mới đặt tên là Cộc Công. Nhân dân thường dùng gọi tên vậy.
– Linh Uyên Đại vương ngọc phả, Theo bản khai 1938 của làng Ngọc Tháp, tổng Phú Thọ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ : Bà Thái phi của vua sông Thao có tính chỉ ăn chay, ăn hoa quả mà thôi. Một hôm trời mùa xuân trong lành, vạn cảnh tươi đẹp. Thái phi bỏ lốt rắn đi lên rừng chơi hái hoa, hái thuốc. Đến rừng làng Trung Hoàng (tức thuộc huyện Phù Ninh bây giờ) chợt rơi ra một bọc trứng 5 quả ở đấy. Làng ấy có một ông già không biết đi làm gì đến đất, nhặt lấy 5 quả trứng đem về luộc ăn. Đun lửa nửa ngày, lửa vẫn cháy, mà nước vẫn lạnh. Ông già lấy làm quái lạ, bưng cả nồi đem để giữa sân. Được 3 ngày, nở ra 5 con rắn. Gáitrai già trẻ ở làng ấy đến xem như hội. Thấy thế đều bảo ông già bưng ra ngoài vực sâu thả xuống đấy. 5 con rắn ấy mỗi ngày một lớn lên. Ông già thời thường lên núi hái củi qua đầm đó, xuống rửa ráy ở đấy. 5 con rắn cảm ơn dưỡng dục đều cất tất cả lên quấn quít quanh cả mình ông già để mừng. Ông già vô ý lấy con dao phát bờ khoắng một cái, đứt đuôi một con. 5 con rắn quấn quít lấy cái đuôi khóc mà nói rằng: Chúng ta là giống rồng, trời định cho ta, mỗi người làm vua một phương. Nay sự tình như thế này thì không thể được quây quần lâu trong vực này nữa. Thế là các con rắn Đệ nhất, Đệ nhị ra ở Thao giang. Đệ tam, Đệ ngũ ra ở sông Lô. Đệ tứ mất đuôi ở lại vực Trung, để báo đức cho ông già. Người anh cả Đệ nhất làm vua ở tại ghềnh đá làng Ngọc Tháp. Người Thứ hai ở tại ghềnh đá làng Ba Triệu.
—o—
SỰ TÍCH THÁNH TAM GIANG (TRƯƠNG HỐNG – TRƯƠNG HÁT) VÙNG SÔNG CẦU
Sự tích thánh Tam Giang được sinh ra trong bọc 5 trứng, vùng sông Cầu cũng rất giống với sự tích thánh Tam Giang vùng sông Thao, sông Lô, sông Đà. Trương Hống và Trương Hát vẫn là cặp đôi ông Cộc và ông Dài.
—o—
SỰ TÍCH KHÚ CON THẰNG CỤT TRONG CỔ TÍCH MƯỜNG
—o—
SỰ TÍCH ÔNG CỘC ÔNG DÀI Ở CÁC LÀNG XÃ
Sự tích rắn thần cụt đuôi ở làng Yên Phú (Thanh Trì, Hà Nội) kể về 2 vị thủy thần xuất thế là Trung Vũ và Đài Liệu. Hai vị đã có công cầu mưa cứu hạn, được nhân dân trong vùng Thanh Trì hết sức kính phục. Sự tích truyền khẩu ở Yên Phú còn kể, khi đê ở Giầy Kẻ bị sạt vỡ, 2 vị đã hóa thân thành 2 ông rắn nằm ngăn nước để dân đắp, hộ được đê. Lúc hộ đê một ông bị đứt một tí đuôi, nên có hèm là Cụt.
https://dsvh.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DSVH/So%2042/4204_Ve%20tuc%20tho%20ran%20qua%20huyen%20thoai%20ong%20Cut%20ong%20Dai%20o%20chau%20tho%20song%20Hong.pdf
—o—o—o—
RẮN BA ĐẦU CHÍN ĐUÔI
Trong đạo Mẫu có vị thần rắn ba đầu chín đuôi gọi là Tam Đầu Cửu Vĩ. Đây là thú cưỡi của một số vị Quan như Quan Lớn Đệ Tam, Quan Hoàng Cả…
Tam đầu Cửu vĩ Long Vương là vị thần có được thờ cúng là thành hoàng ở một số nơi, như ở đình Nam Dư Hạ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
—o—o—o—
RẮN NAGA NHIỀU ĐẦU
– Ở đền thờ và chùa Khơ me
– Ở đền thờ và tháp của người Chăm
– Ở một số chùa và biểu tương Phật giáo
—o—o—o—
Ý NGHĨA CỦA ÔNG CỘC ÔNG DÀI & THẦN RẮN NHIỀU ĐẦU NHIỀU ĐUÔI
Rắn là hình tượng gắn với sông nước, mà mang tính lưỡng tính âm dương, trong đó có lưỡng tính sóng hạt
Rắn là hiện thân của vợ và con sinh sống trên cạn của vua cha Long Vương, mà thường có hình dáng rồng sống ở sông biển.
– Rắn cụt đuôi thường gọi là ông Cộc, ông Cụt, ông Hèm … ứng với trạng thái hạt, mang tính định trong thổ, trường trụ lại trên cạn với mẹ hoặc người nuôi dưỡng trên đất hoăc giữa các cấu trúc cạn như bờ đê …
– Rắn cặp với rắn cụt đuôi là anh em của rắn cụt đuôi, có thể là một ông Dài, hoặc nhiều anh em, ứng với trang thái sóng, mang tính vận hành, thường về cai quản các dòng sông và các cửa sông theo lệnh của vua cha Long Vương
Trong biểu tượng rắn ba đầu chín đuôi, trạng thái đất nước được hợp nhất
– Đầu tượng trưng cho trạng thái hạt – ông Cộc
– Đuôi tượng trưng cho trạng thái sóng – ông Dài
Các biểu tượng rắn thần của người Chăm, người Khơ me, người dân tộc thiểu sổ của nước ta đều là các trang thái sóng hạt cân bằng hoặc hat nằm trong sóng.
Trạng thái này phân tách đất (hạt) và nước (sóng) có từ đầu thời kỳ Hùng Vương
– 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi – ông Cộc
– 50 người con theo cha xuống biển – ông Dài
Hình tượng Phục Hy và Nữ Oa quấn vào nhau, phần trên là đầu thân người và phần dưới là rắn, phần trời là ông Cộc và bà Cộc, còn phần đuôi là ông Dài và bà Dài.
Trạng thái này phân tách đất (hạt) và nước (sóng) trở nên trầm trọng vào thời kỳ Công Nguyên, dẫn đến kết thúc thời kỳ Hùng Vương, là thời kỳ sóng hạt còn khá cân bằng. Sơn Tinh (trạng thái hạt – ông Cộc) đánh nhau với Thuỷ tinh (trạng thái sóng – ông Dài). Có thể nói bản chất của thời kỳ Công Nguyên là trạng thái hạt, mà báo hiệu bằng sự kiện Thuỷ Tinh thua Sơn Tinh vào thời vua Hùng Vương 18. Trước khi có trận chiến Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, thì vị thần Sơn Tinh – ông Cộc trao cho Tản Viên Gậy thần và Long Vương (ứng với Thuỷ Tinh – ông Dài) trao cho Tản Viên sách ước, đền ơn cứu con trai minh hiện thân làm rắn lên bờ gặp nạn. Tản Viên không phải là Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh, cưới công chúa, mà Tản Viên chính là người giữ khoá cân bằng hai trạng thái này, mà có trước cuộc chiến Sơn Tinh – Thuỷ Tinh. Cuộc chiến Sơn Tinh – Thuỷ Tinh là cuộc chiến chuyển đổi văn minh, như là sự kiện chúa Jesus bị đóng đinh vậy. La Mã đại điện cho tính hạt còn chúa Jesus đai diện cho tính sóng. Đây là sự kiện toàn cầu.
Sau đó có Hai Bà Trưng thì bà Trưng Trắc vẫn là bà Cộc và bà Trưng Nhị vãn là bà Dài. Đó là lý do hai bà luôn được thờ cùng nhau.