Quán Gánh là một vùng quê nổi tiếng về bánh dầy, nay thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Quán Gánh làm hai loại bánh dầy truyền thống
– Bánh dầy chay không nhân : Gạo nếp giã
– Bánh dầy có nhân đỗ xanh : Bánh dầy đỗ xanh nhân ngọt (có đường) và bánh dầy đỗ xanh nhân mặn (có tiêu và mỡ phần)
Bánh dầy Quán Gánh được làm thủ công theo cách khá truyền thống là giã gạo và nặn bằng tay.
ĐỊA DANH QUÁN GÁNH
Quán Gánh thuộc xã Nhị Khê Nhị Khê, nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Xã Nhị Khê nằm ở phía bắc huyện Thường Tín, giáp với huyện Thanh Trì, ở vùng phía nam sông Tô Lịch, gần nơi sông Tô hợp dòng với sông Nhuệ.
Xã Nhị Khê gồm các thôn : Nhị Khê, Trung Thôn, Văn Xá, Thượng Đình và khu dân cư phố Quán Gánh (mà gốc là Thượng Đình).
Tương truyền, xưa có một bà tên là Từ Hảo ở làng Trung Thôn, xã Nhị Khê, ra làm một quán hàng nhỏ sơ sài dưới gốc đa cổ thụ cạnh mép đường thiên lý từ phía Nam ra kinh thành Thăng Long (nay là quốc lộ 1). Bà chuyên bán nước vối và các thứ quà vặt cho khách qua đường. Nhiều người gánh hành lý, hàng hóa đến đấy dừng chân uống nước, tạm nghỉ vì đã quá mệt mỏi qua những chặng đường dài, tiện thể thuê chồng bà Tư Hảo gánh hộ một đoạn đường.
Nhiều người dân trong làng Thượng Đình thấy vợ chồng bà Tư Hảo làm ăn phát tài, người chồng thì đắt khách làm không hết việc thế là những lúc nông nhàn, họ cũng bắt chước ra dựng lều quán quanh khu vực cây đa già ấy, với đôi quang gánh để đón khách, gánh hàng thuê. Trải qua năm này tháng nọ dần dần tụ hội thành phố, dân trong vùng quen gọi là phố Quán Gánh.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Trung ở làng Trung Thòa, chồng bà Tư Hảo tên là Nguyễn Trung Bãi, có sức khỏe phi thường. Chuyện kể rằng, trong một lần ông đang gánh thuê cho khách đi đường gần đến kinh thành Thăng Long thì có một toán lính của triều đình đang loay hoay vần một cây gỗ to mà chưa được. Ông dừng lại nhấc bổng cây gỗ lên vai, vác băng băng vào kinh thành rồi vứt cây gỗ xuống sân rồng làm rung động cả hoàng cung. Biết chuyện, nhà vua cho vời ông vào chầu và phong tước Thượng tướng quân. Căn cứ vào gia phả họ Nguyễn Trung thì từ ông Nguyễn Trung Bãi đến ngày nay đã 18 đời từ chiếc hoành phi do nhà Lê phong tước. Như vậy phố Quán Gánh đã có lịch sử hơn 500 năm.
Quán Gánh là địa danh cổ, hiện nay liên quan đến địa danh này có
– Cầu Quán Gánh
– Phố Quán Gánh nằm trên đường quốc lộ 1 đoạn cắt sông Tô Lịch. Trên đoạn phố này bán rất nhiều bánh dầy.
– Phố Bắc Cầu Quán Gánh nằm phía Bắc cầu Quán Gánh
– Đền Quán Gánh (Đền Mẫu thôn Thượng Đình)
– Đình Quán Gánh (đình thôn Thượng Đình)
– Chùa thôn Thượng (Đăng Phong Tự)
—o—o—o—
Video
– Bánh dày Quán Gánh: Đặc sản trứ danh Hà Thành | Nhịp sống Hà Nội
– VTC14_Dẻo thơm bánh dầy Quán Gánh