LIỆT (DANH TỪ)
– Cá liệt
Nước mắm ngon dầm con cá liệt,
Em có chồng rồi, nói thiệt anh hay
—o—
Em là con cá liệt ở khơi
Anh là lưới bén bủa nơi dọc gành
—o—
VÈ CÁ BIỂN
Hai bên cô bác
Lẳng lặng mà nghe
Nghe tôi kể cái vè
Ngư lương, tử hổ
Lý sâm, lý chuối
Dưới rạch, dưới ngòi
Cá nục, cá úc
Cá thơm, cá thác
Hơi nào mà kể hết
Cá nơi làng này
Thần linh chiêm bái
Vậy mới cất chùa chiền
Mới đúc Phật, đúc chuông
Cô bác xóm giềng
Lẳng lặng mà nghe
Cá nuôi thiên hạ
Là con cá cơm,
Không ăn bằng mồm
Là con cá ngát
Không ăn mà ú
Là con cá voi,
Hai mắt thòi lòi
Là cá trao tráo
Không may quần áo
Là con cá chim,
May áo không kim
Là con duối dẻ
Sống lâu mạnh khoẻ
Là cá trường sanh
Ở ngoài đầu gành
Là cá bống cát
Đi thời xách mác
Là con cá đao
Đốn cây mà rào
Là con cá chép
Nó kêu óp ép
Là con cá heo
Buộc lại mà treo
Là cá cờ phướn
Để lên mà nướng
Là cá nóc vàng
Để được hai thoàn
Là cá nhám nghệ
Đi thời chậm trễ
Là cá lù đù,
Đầu óc chù vù
Là con cá úc
Bắt lên chặt khúc
Là con cá sòng
Vợ đánh với chồng
Là con cá sào
Mình cũng như dao
Là cá lưỡi trâu
Eo đầu ngắn cổ
Là con cá ét
Miệng mồm lép xẹp
Là con cá móm
Chơi trăng cả hám
Là con cá thu
Vừa sủa vừa tru
Là cá hàm chó
May ngồi xỏ rỏ
Là cá hàm be
Lắng tai mà nghe
Là con cá mỏng
Việc làm cho chóng
Là con cá mau
Lãi đãi theo sau
Là con cá nóc
Chân đi lốc thốc
Là con cá bò
Ăn chẳng hay no
Là con cá liệt
Gái tham huê nguyệt
Là con cá dâm
Lấy cây mà đâm
Là cá nhám nhọn
Nước da lạm xạm
Là cá nhám trâu
Mặt trắng làu làu
Là cá bạc má
Hình đen như quạ
Là cá ô mun
Đặt giữa đình trung
Là cá ông sáp
Vừa đi vừa táp
Là cá dọ đàng
Kiều lạc khua vang
Là con cá ngựa
Rước thầy về chữa
Là cá tà ma
Đi xét từ nhà
Là con cá sát
Đắp bờ mà tát
Là cá ở mương
Giống không biết đường
Là con cá lạc
Kể cho cô bác
Nghe lấy mà chơi
Kể đã hết hơi
Xin cho tôi nghỉ.
—o—
VÈ LOÀI CÁ
Nghe vẻ nghe ve, nghe vè loài cá
No lòng phỉ dạ là con cá cơm
Không ướp mà thơm là con cá ngát
Liệng bay thoăn thoắt là con cá chim
Hụt cẳng chết chìm là con cá đuối
Lớn năm, nhiều tuổi là cá bạc đầu
Đủ chữ xứng câu là con cá đối
Nở mai tàn tối là con cá hoa
Xuống nước bệu da là cá úc thịt
Dài lưng hẹp kích là cá lòng tong
Ốm yếu hình dong là con cá nhái
Thiệt như lời vái là con cá linh
Từ miệng nhái in là con cá cóc
Răng phơi khô khốc là con cá hô
Gặp sự ái ố là con cá hố
Dầy mình chẳng hổ là con cá chai
Lội ngược lên hoài là con cá lóc
Thắp đèn coi sách là cá học Trò
Dài miệng hẹn hò là con cá Thệ
Đút đầu se sẻ là cá Bống Kèo
Cái nháp, cái keo là cá Bống Mú
Lớn năm nhiều tuổi là cá bạc đầu
Nó ở trong hầu, là con cá lẹp
Cái mình dẹp lép là con cá kình
Vẩy xủi đầy mình là cá thác lác
Đỏ mầu bỏ xác là cá bã trầu
Chưa tới bữa hầu là con cá cháo
Chân đi chí áo là con cá Còm
Bánh Đúc đường on là con cá Dứa
Nói ngang cành bứa là cá Nhám Cào
Rước thợ tới bào là con cá Nhám
Lòng trung rậm đám là con cá thu
Sợ trúng đầu u là con cá Cúi
Ló ra miệng túi là cá Thòi Lòi
Câu kéo hay đòi là cá Lưỡi Vong
Hành binh vạn trạng là cá Bống Sao
Cương lạc mang vào là con cá Ngựa
Dạ làm nuôi bữa là con cá Chài
Chửi lộn tối ngày là cá Đuôi Ó
Ngồi nhà to nhỏ là cá Lù Đù
Biển thánh rừng nhu là con Nang Mực
Bữa ăn không cực là cá Làng Cang
Ở chốn cây xanh là con cá Xác
Vùi đầu đất cát là con cá khoai
Dạo xóm tối ngày là con cá Xạo
Thanh bình lập đạo là cá Đuôi Cờ
Gập lá tay qua là con cá Chét
Động đầu không tét là con cá vồ
Ngắm nghía trầm trồ là con cá Lét
Kéo cây, mang trục là cá lưỡi trâu
Mọc vói nước sâu là con cá Vượt
Xốc hông láo xược là con cá Bồng
Đứng dựa cửa phòng là con cá bẹ
Bán buôn nhanh lẹ là con cá buôi
Óc ách bụng tui là con cá Nóc
Ăn vào hay hóc là cá Mồng Gà
Trong nách thòng ra là cá Dải Áo
Ngọc rừng nên báo là con cá Ông
Đờn hòa gầy tiệc là con cá kìm
Đứng dựa mái thềm là con cá Gộc
Thò vào quánh bóc là con cá chình
Lấn thế một mình là con cá Ép
Dạ lòng chật hẹp là cá Chim Vang
Chủ đảng rừng hoang là con cá Sóc
Rộn rịp xóm làng là con cá Bôi
Xớn xác nhiều nỗi là con cá trê
Bắt nước cho rê là cá Lạt Mạ
Đan lời thưa dạ là con cá he
Nghỉ việc chẳng nghe là con cá Đủ
Thường nhan sắc đủ là con cá thia
Thợ mộc đóng lia là con cá chốt
Xào nêm cho tốt là cá Bống Dừa
Con cá nhà giàu là con cá nục
Trai gái gập ghềnh là con cá ve
Chồng nói vợ nghe là con cá mát
Hết tiền hết bạc là con cá cờ
Tối ngủ hay rờ là con cá ngứa
Ăn chưa kịp đơm là con cá Hóc
Dắt nhau lên dốc là con cá Leo
Có gai trên óc là con cá Gạch
Đủ vi đủ cánh là con cá chuồn
Dắt nhau vô buồng là con cá Ngộ
Dắt nhau đi tìm là con cá Lạc
Đi theo bạn hát là cá Nòng Đầu
Ăn sụp phên sau là con cá mối
Bỏ vô trong cối là con cá chày
Dơ chẳng nổi tay là con cá liệt
Đi theo đoàn xiếc là con cá Căn
Già đã rụng răng là con cá móm
Chạy lẹ như lừa là con cá Miêu
Xào mỡ bí đao, hát vè con cá!
LIỆT (DANH TỪ)
– Liệt sỹ
– Liệt nữ
Mai anh mượn cái rế
Chiều anh mượn cái nồi
Mảng thương liệt nữ đứng ngồi không yên.
—o—
Anh đứng Hòn Chồng trông sang Hòn Yến
Lên thăm Tháp Bà, về miếu Sinh Trung
Non xanh nước biếc trập trùng
Xiết bao liệt nữ anh hùng, em ơi!
Em hãy nhận lời cùng anh kết ngãi,
Ðầu ghềnh cuối bãi, ta hãy nương nhau,
Biển Cù nước mãi còn sâu,
Công linh chẳng trước thì sau cũng thành.
– Liệt phụ
– Liệt quốc
– Liệt thánh
– Liệt truyện
LIỆT (DANH TỪ) : CƠ THỂ
– Tiền liệt tuyến
– Liệt khuyết : huyệt
LIỆT (DANH TỪ)
– Bệnh liệt
– Bệnh liệt dương
LIỆT (DANH TỪ)
– Hạng liệt
LIỆT (ĐỘNG TỪ)
– Liệt kê
– Liệt cử >< Đơn cử
– Liệt vào dạng, vào hạng, vào nhóm …
LIỆT (TÍNH TỪ)
– Liệt
Cốc, cốc, cốc
Con vỏi con voi
Hò nhau như rệt
To mấy cũng liệt
Bạo mấy cũng chùn
Dao búa đòn càn
Lưới bền nỏ chắc
Chạc mi ông trặc
Ngà mi thì văng
Hổ kiến ông quăng
Vòi mi thì thụt
Hố sâu ông đụt
Cho lút cả lưng
Gậy tày ông phang
Cẳng to cũng gãy
Bắt về ta cỡi
Bắt về ta cày
Làng xóm đông tây
Nghe ba hồi giục
Cốc, cốc, cốc
Ra mà bắt voi
– Liệt chân, liệt tay,
– Liệt gân, liệt cơ
– Liệt dương
– Liệt tử cung
– Liệt giường, liệt chiếu
Tẩn mẩn tê mê vì cô bán rượu
Liệt chiếu liệt giường vì cô bán nem
—o—
Khoai khô mà nấu với đường
Đau nằm liệt giường cũng dậy mà ăn
—o—
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Thương anh đến nỗi liệt giường xanh xao
Em đau em cũng hết mau
Gần anh bữa trước, bữa sau em hết liền
—o—
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng,
Anh liệt chiếu liệt giường vì bởi thương em
LIỆT (TÍNH TỪ)
– Liệt máy …
Đồng hồ liệt máy vì bởi sợi dây thiều
Anh xa em vì bởi sợi chỉ điều xe lơi
—o—
Quả năm ngăn, trong lòng sơn đỏ
Mấy lời to nhỏ, bỏ bạn sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Tàu Tây kia liệt máy, anh mới đành xa em.
– Liệt khoá
Con chim lót ổ thềm đìa
Tại cha vặn khóa, tại má bẻ chìa
Cho nên chìa hư khoá liệt
LIỆT (TÍNH TỪ)
– Bại liệt
– Nằm liệt
– Ốm liệt
– Rũ liệt
– Tê liệt
LIỆT (TÍNH TỪ)
– Ác liệt
– Anh liệt
– Bần liệt
Bần gie, bần liệt, đóm đậu ngọn bần
Anh đi cưới vợ em vái cho sóng thần nhận ghe
—o—
Bần gie, bần liệt, diệc đậu chờ mồi
Anh với em duyên nợ hết rồi
Đi tìm chỗ khác đừng ngồi kế em
—o—
Bần gie, bần liệt, diệc đậu cây chanh
Ai đi thấp thoáng giống dạng người nghĩa mình
Khăn rằn, nón lá, quay mặt lại em nhìn
Phải duyên em kết, phải tình em theo
– La liệt
– Lẫm liệt
Ông mõ lẫm liệt oai phuông
Ông kêu thú dữ tìm đường cút xa
– Kịch liệt
– Khốc liệt
– Mãnh liệt
– Nhiệt liệt
– Oanh liệt
– Quyết liệt
– Tiên liệt
– Tiết liệt
– Trinh liệt
– Trung liệt
LIỆT (NHÂN VẬT)
– Đinh Liệt hay Lê Liệt (1400 – 1471) là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người thôn Phúc Long, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
– Trần Bà Liệt là con của Trần Thừa, cha của Trần Quốc Toản, ông là người thôn Bà Liệt, xã Tráng Liệt, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh. Đền, đình Làng Liệt xây ở thôn Bà Liệt thờ Trần Bà Liệt và Trần Quang Khải.
– Tam Công Trung Liệt : Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Duy – Nguyễn Lâm, khu mộ và nhà thờ ở tỉnh xã Phong Chương, huyện Phong Ðiền, Thừa Thiên Huế.
– Hốt Tất Liệt
LIỆT (ĐỊA DANH)
– Phố Đinh Liệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
– Trung Liệt miếu, hay Võ miếu, ở Hà Nội là ngôi miếu thờ các nhân vật quân sự do các triều đại phong kiến Việt Nam xây dựng. Trung Liệt miếu được xây vào năm 1685 (năm Chính Hòa thứ 6) tại nơi mà nay là phố Nguyễn Khuyến, gần Văn miếu. Miếu thờ các công thần nhà Lê, đầu tiên là Lê Lai. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng Giêng, vua lại ngự giá cùng bá quan văn võ đến miếu Trung Liệt tham bái tưởng niệm. Trong sử cũ “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” ghi rõ: “Vị chính giữa thờ Võ Thành vương Thái công Vọng, còn từ Tôn Võ Tử, Quản Tử trở xuống 18 người phối thờ ở hai bên đông vũ và tây vũ. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được thờ theo vào Võ Miếu… Hàng năm, mùa xuân, mùa thu hai kỳ tế, đều dùng ngày mậu vào thượng tuần. Cấp cho mỗi miếu một ấp dân hộ, để cung phụng việc thờ tự”. Từ thế kỷ 19, miếu được di dời tới gò Đống Đa, và thờ các vị quan nhà Nguyễn đã hy sinh trong chiến đấu, như Nguyễn Tri Phương cùng người con trai là Nguyễn Lâm, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng, Đoàn Thọ, Nguyễn Cao. Đến năm 1946, bài vị của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) được đưa vào thờ ở Trung Liệt miếu. Hiện nay, chính điện ngôi miếu không còn. Chỉ còn cổng miếu và cầu thang dẫn lên. Trên đỉnh gò Đống Đa còn nhiều hàng gạch vuông vốn là nền miếu.
– Phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội trước có 9 giáp từ 1 đến 9, sau đó Giáp Cứu tách ra thành Phương Liệt. Thịnh Liệt có đầm Sét, nổi tiếng với cá rô đầm Sét.
Nhất béo nhất bùi cá rô đầm Sét
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
Đồn cá rô Đầm Sét là ngon
Bấy lâu cạn nước trơ bùn
Biết rằng hương vị có còn như xưa
Ai về Giáp Nhị năm xưa
Chê ao thối đặc, chê mưa ngập làng
Chê nhà mái dột, vách tàn
Chê lúa mọc mậm đầu làng, cuối thôn
Giờ về Giáp Nhị một hôm
Khen rau muống tốt nhiều hơn lá rừng
Khen ao lắm cá vẫy vùng
Khen nhà ngói đỏ như vung Hàng Nồi
– Phường Phương Liệt : trước là thôn Giáp Cửu tách ra từ làng Thịnh Liệt mà có các giáp từ 1 đến 9, và đổi tên là Phương Liệt. Kẻ Vọng chính là làng Phương Liệt xưa. Địa danh này hiện này có đình Phương Liệt và phố Vọng.
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây.
– Phường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội : Thanh Liệt xưa có tên nôm là Kẻ Quang, làng Quang cho nên hiện nay trên địa bàn có cả đường Quang Liệt và đường Thanh Liệt. Kẻ Quang nổi tiếng về nhãn.
Ớt cay là ớt Định Công
Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang
—o—
Làng Quang dưa, vải khắp đồng
Ngô khoai khắp ruộng, nhãn lồng xóm Văn
—o—
Ớt cay là ớt Định Công
Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang
—o—
Hỡi cô đội nón quai thao
Đi qua Thanh Liệt thì vào làng anh
Làng anh Tô Lịch trong xanh
Có nhiều vải, nhãn ngon lành em ăn.
– Phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội : Sông Tô Lịch chảy đến Hoàng Liệt thì nhận thêm nước của sông Sét đổ vào, rồi chảy qua cống điều tiết Thanh Liệt, sang huyện Thanh Trì. Phần lớn hồ Linh Đàm nằm ở phường Hoàng Liệt. Hoàng Liệt trước thuộc huyện Thanh Trì, bao gồm các làng Bằng Liệt, Linh Đàm, Tứ Kì, Pháp Vân. Phường Hoàng Liệt được thành lập từ toàn bộ xã Hoàng Liệt và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì.
– Bằng Liệt : tổng Quang Liệt, đến thời Thành Thái (1889 – 1907) thuộc tổng Thanh Liệt huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông. Từ năm 1946 trở đi thuộc xã Hoàng Liệt (gồm các làng: Linh Đàm, Pháp Vân, Tứ Kỳ, Bằng Liệt) huyện Thanh Trì; từ tháng 11 – 2003 chuyển thành phường Hoàng Liệt thuộc quận Hoàng Mai. Làng Bằng Liệt xa xưa được phân thành hai khu (xóm) Trên và Dưới. Sau phát thành hai làng Bằng Liệt Thượng và Bằng Liệt Hạ, nay đổi thành Bằng A và Bằng B.
Bằng vải, Bằng dưa, Linh cua, Tứ bún… : vải quả Bằng Thượng, dưa quả Bằng Hạ, cua Linh Đàm và bún Tứ Kỳ là bốn đặc sản thuộc phường Hoàng Liệt ngày nay
—o—
Vải ngon thì nhất làng Bằng
Khắp thành Hà Nội hỏi rằng đâu hơn?
Củ đậu Bằng thượng thiếu gì
Dưa hấu Bằng hạ đâu bì được chăng?
– Tựu Liệt là một làng cổ nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây.
– Thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên : Đình Phi Liệt
– Thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên : Đình làng Phi Liệt thờ tướng quân Lã Đường, vị thủ lĩnh tài ba thời 12 sứ quân có công lập ấp giữ yên ổn vùng đất bắc Hưng Yên khi xưa. Khi ông mất được dân làng lập đền thờ phụng, tôn là Thạch Lã Tướng Quân. Lễ hội làng Phi Liệt là lễ hội lớn trong vùng, được mở hàng năm vào dịp đầu xuân.
– Làng Phù Liệt (tên nôm là làng Gềnh), xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương : Đình làng Phù Liệt thờ 5 vị đại vương có công phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Lã Đường. Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đổi tên làng Gềnh thành làng Phù Liệt với ý nghĩa là làng phù quốc giúp vua và chiến đấu oanh liệt với kẻ thù.
– Làng Thượng Liệt (tên Nôm là làng Giắng), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; đình làng thờ công chúa Quí Minh con vua Trần Duệ Tông.
– Xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
– Làng Trang Liệt, phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh : Đền, đình làng Trang Liệt là nơi thờ hai vị danh tướng thời Trần là Trần Bà Liệt (cha đẻ Trần Quốc Toản) và Trần Quang Khải
– Thôn Bà Liệt (hay còn gọi là làng Sặt) nằm ở làng Trang Liệt, phường Trang Hạ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.