CON NUÔI CỦA THẦN CHẾT
Truyện kể về một ông nông dân nghèo khó có đến 12 người con. Khi đứa con thứ 13 chào đời, ông lang thang trên đường, tìm một người làm cha đỡ đầu cho thằng bé.
Người đàn ông đầu tiên ông gặp muốn làm cha đỡ đầu của đứa bé, nói “Hãy để tôi làm cha đỡ đầu cho thằng bé. Tôi sẽ chăm sóc nó, để cho nó luôn hạnh phúc”
“Thế ông là ai?” bác ta hỏi
“Ta là Chúa” người lạ mặt đáp
“Thế thì tôi không đồng ý đâu. Bởi vì ông luôn thiên vị kẻ giàu sang phú quý”
Người thứ hai bác ta gặp nói “Hãy để tôi làm cha đỡ đầu cho thẳng bé. Tôi sẽ cho nó sự giàu sang và khoái lạc”
“Thế ông là ai?”
“Ta là Ác Quỷ”
‘Thế thì không được đâu. Ông chỉ chuyên lừa gạt kẻ khác”
Người thứ ba bác gặp chỉ nói ngắn gọn “Hãy để tôi làm cha đỡ đầu cho đứa bé. Tôi là thần chết- kẻ không hề biết thiên vị hay lừa dối”
Và bác nông dân đồng ý. Thế là thần chết thành cha đỡ đầu cậu bé.
Khi cậu bé lớn lên, thần chết dạy cho cậu thành một thầy thuốc xuất chúng.
Thần chết chỉ cho cậu một loại cỏ tiên, và dặn cậu: “Nếu cậu thấy thần chết đứng ở đầu người bệnh, thì tức là bệnh nặng đến mấy cũng vẫn còn cơ hội, hãy cho họ uống loại tiên dược này thì họ sẽ sống. Còn nếu thần chết đứng ở chân bệnh nhân, tức là kẻ đó số đã tận, tuyệt không thể cứu chữa.
Nhờ thế mà cậu bé nghèo khó trở thành một danh y tên tuổi lẫy lừng.
Ngày nọ nhà vua lâm trọng bệnh, không ai chữa bệnh, bèn mới vị thầy thuốc của chúng ta vào cung. Thấy cha đỡ đầu của mình đứng ở chân đứa vua, cậu đã toan không cứu, nhưng nghĩ đến những phần thưởng quý giá thì không giữ được tỉnh táo, bèn xoay nhà vua lại, để thần chết đứng ở phía đầu đức vua, rồi cho đức vua uống thuốc thần. Nhà vua tỉnh lại, ban thưởng hậu hĩnh cho chàng trai. Nhưng chàng cũng nhận lời cảnh cáo của cha đỡ đầu : Nếu cậu còn cả gan lừa gạt thần chết lần nữa, thì chính mạng cậu sẽ bị lấy đi.
Một thời gian sau, đến lượt công chúa mang bệnh. Đức vua lại mời cậu thầy thuốc của chúng ta vào cung, hứa nếu cứu được công chúa thì chàng sẽ thành phò mã và kế thừa ngai báu. Nhìn thấy thần chết đứng ở phía chân công chúa, nhưng chàng đã bị sắc đẹp mê hồn của công chúa và ngai vàng cuốn hút, lên quyết định liều mạng một lần nữa, bế công chúa xoay lại, rồi cứu sống nàng.
Nhưng ngay sau đó, thần chết tiến tới, tóm lấy chàng trai, lôi chàng đến một hang động. Trong đó là vô vàn ngọn nến – mỗi ngọn nến tượng trưng cho một đời người. Khi ngọn nến nào cháy hết, tức là người đó số đã tận. Chàng thầy thuốc nhìn thấy ngọn nến của mình sắp cháy hết, cầu xin thần chết thắp cho chàng ngọn nến mới. Nhưng thần chết chỉ hất tay dập tắt ngọn nến của chàng, rồi đưa linh hồn chàng đi.
===o===o===
CHA TỬ MẸ SINH
Thần chết không chỉ là cha nuôi trong cổ tích mà ông là cha nuôi của mỗi người và của tất cả chúng ta.
Cha nuôi là người nuôi thể xác của chúng ta. Thể xác có tính định nên người Việt có câu xác định, nghĩa là muốn chết thì phải định, định trong thể xác, và muốn định phải chết, chết trong thể xác.
Tất cả chúng ta đều có mẹ sinh, như có cha tử. Sinh có tính chuyển hoá, sinh là sinh sôi, sinh sản, sinh hoá, sinh động, sinh sống… muốn sinh thì phải sống, mà đã sống thì không định.
Cha mẹ là người cho chúng ta sinh mệnh, mẹ sinh và cha tử, mẹ sinh ra và cha giữ mệnh. Mệnh có tính định theo phương trình cân bằng duyên nghiệp như tử, cho nên có số mệnh.
Sinh và Tử, Sống và Chết là âm dương của nhau.
Cái chết là sự kết thúc của một sự sống địch thực và trọn vẹn của thân thể và là sự tái sinh của linh hồn, và cái chết cũng là sự bắt đầu của một đầu thai khác của linh hồn, trong một thân thể khác và một chu trình sự sống khác.
===o===o===o===
NGỌN ĐÈN SINH MỆNH
Từ xưa đến này, từ Đông sang Tây, ngọn đèn luôn là biểu tượng của sinh mệnh, cụ thể đèn (nến) là biểu tượng của một dạng sống cụ thể như người, con, cây … mà linh hồn neo vào đó để biểu đạt tinh thần của chính nó
– Dầu (hoặc sáp nến) là biểu tượng của dòng chảy của sinh mệnh, gọi là tinh huyết
– Bấc (tim đèn) là biểu tượng của trái tim, lòng ruột và thân xác
– Ngọn lửa là biểu tượng của linh hồn, mà hoà nhập trong các dạng sống hữu hạn mà nó biểu đạt
– Ánh điện là biểu tượng của linh hồn mà bất tử vô hạn và tách bạch với thân thể
Nếu đèn là nguyên tử
– Bấc là neutron – Ngọc Hoàng
– Lửa là votron – Long Vương
– Dầu là proton – Diêm Vương
– Điện là photon – Tản Viên
Nếu lửa cháy quá leo lét, sinh mệnh sẽ kết thúc khi cây nến vẫn còn và linh hồn bị mắc kẹt trong cây nến cháy dở ấy và vỡ ra khỏi trạng thái gốc khi sinh mệnh bắt đầu
Nếu lửa cháy quá mạnh, sinh mệnh sẽ kết thúc khi linh hồn chưa kịp làm quen và làm chủ thân thể, để kịp hiểu nó cần làm gì và nó thực sự muốn gì với dạng sống này
Thế là cuộc đời của chúng ta rơi vào các chu kỳ từ đốt cháy hết mình sang leo la leo lét, rồi lại từ leo lét sang bùng cháy….
Có những cuộc đời mà ta nhìn từ ngoài tưởng là rưc cháy mà thực ra là leo lét, có những cuộc đời mà ta nhìn bên ngoài tưởng là leo lét mà lại rực cháy
Nhưng điều quan trọng nhất của một cuộc đời là cây đèn là nó có thực sự cháy lên ngọn lửa của linh hồn và nó có thực sự chảy dòng tinh huyết của thân thể để có một sự sống trọn vẹn nhất.
===o===o===
CA DAO, TỤC NGỮ VỀ ĐÈN, LỬA, BẤC & DẦU SINH MỆNH
Quan hệ giữa DẦU & ĐÈN : hết dầu thì đèn tắt
Đèn hết dầu đèn tắt
Nhang hết nhụy hết thơm
Biểu anh đừng lên xuống đêm hôm
Thế gian đàm tiếu, thế thường cười chê.
—o—
Đèn hết dầu đèn tắt
Nhang hết vị hết thơm
Em là con gái đêm hôm
Anh đừng lui tới mà nam nồm tội em!
—o—
Đèn hết dầu thì đèn tắt
Nhang hết nhị thì nhang tàn
Rượu ngon rót để hai hàng
Miệng mời quân tử ngồi bàn uống chơi
—o—
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Lửa nhà máy hết cháy thành than
Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn
Kể từ khi em biết được chàng
Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên
—o—
Đèn hết dầu, tim lại nhấp nhem
Em muốn về giữ niềm trung hiếu để mấy đứa em đặng nhờ
—o—o—o—
Quan hệ giữa LỬA & ĐÈN : hết lửa thì đèn tắt
Tối lửa tắt đèn
—o—
Anh nhấp nhem lấy ả nhập nhèm
Tối lửa tắt đèn cũng chẳng lo chi
—o—
Đôi bên là kẻ thuộc quen
Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau.
—o—
Nghề rèn đỏ lửa còn tiền
Nguội lò tắt lửa phụt đèn hết tiêu
—o—
Một lũ ăn mày một lũ quan
Quanh đi quẩn lại vẫn một đoàn
Lửa hết, lạnh đèn, quan đứng lại
Hết cả ăn mày hết cả quan
Là cái gì?
—o—o—o—
Quan hệ giữa DẦU & BẤC :
Bấc đã đượm với dầu, trầu đã đượm với cau
Bấc đến đâu dầu đến đấy
Tốn bấc hao dầu
Có bấc có dầu thì vạn người khêu
—o—
Đêm khuya rót đĩa dầu đầy,
Bấc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi
—o—
Đêm qua rủ-rỉ rù-rì
Tiếng nặng bằng bấc, tiếng chì bằng bông
—o—
Đêm khuya thắp chút dầu dư
Tim lan cháy lụn, sầu tư một mình
—o—
Đèn hết dầu, tim lại nhấp nhem
Em muốn về giữ niềm trung hiếu để mấy đứa em đặng nhờ
—o—
Dầu hao tim bức khôn cầm
Xa xôi chi đó mà lầm lấy nhau
—o—
Dầu hao bấc cũng khôn cầm
Uổng lời biện bạch, không lầm đâu anh
===o===o===
DẦU SINH TỬ
Cả hai tiến trình sinh tử đều dùng đến dầu và điện để thắp đèn sinh mệnh.
Ở phương Tây, Thần chết coi giữ thân xác và sự kết thúc của những ngọn nến sinh mệnh trong hang động. Chúa giữ dầu sinh và là tinh dầu, là tinh cha và linh hồn nhập vào thân xác mà bắt đầu đốt cháy những ngọn nến này. Ngọn nến chứa dầu trong sáp. Sáp là dầu sinh mà cũng là dầu tử.
Ở phương Đông, Nam Tào và Bắc Đầu đứng hai bên Ngọc Hoàng coi sổ sinh và sổ tử của những người đang sống trong thân xác, mà nằm trong xứ sở của Ngọc Hoàng. Cái mà Nam Tào và Bắc Đẩu theo dõi là dầu tinh huyết của Diêm Vương, định trong thân xác của một người đang đầu thai, nói cách khác là đang ở trong xứ sở của Ngọc Hoàng.
– Ngọc Hoàng giữ thổ huyết, máu tim, máu thân, liên quan đến cha mẹ nuôi, đến việc ăn uống và sinh hoạt
– Nam Tào, Bắc Đẩu theo tinh huyết, máu thận, máu phách, liên quan đến cha mẹ đẻ, liên quan đến cây dòng họ
Thổ huyết dồi dào đến đâu cũng thể đỡ cho tình trạng thiếu hay suy của tinh huyết, mà dẫn đến các tình trạng suy nhược và vô sinh.
Trong cổ tích phương Tây, thần chết là cha nuôi thân thể đứa con thứ 13 và cha đỡ linh hồn khi đứa con thứ 13 đó tử.
Trong ca dao của người Việt, thần chết là ông thày thứ 13 đứng cuối 12 bến nước của tất cả cuộc đời, bởi vì 12 bến nước là một chu kỳ cuộc đời.
Có câu “12 bến nước 13 ông thày”. Nếu chúng ta không đủ lực để tự đến được bến nước thứ 12 và gặp ông thày thứ 13 này, chúng ta sẽ không chết được thực sự, không kết thúc được cuộc đời, và chúng ta sẽ kéo dài một cuộc đời leo lét sống không ra sống, chết không chết được. Ông thày thứ 13 cũng chuyển tiếp linh hồn và các vướng mắc của thể xác sau cái chết đến cuộc đời mới, 12 bến nước mới. Lúc này, ông được gọi là Đạo sư tiếp dẫn, là Phật tiếp dẫn.
Năm sinh theo Địa chi cho biết trạng thái 12 bến nước của mỗi lần đầu thai.
Diêm Vương giữ vạc dầu là dầu tử. Mỗi vạc dầu tương ứng với những trạng thái xác hình khác nhau của những sự sống đã kết thúc mà người chết bị chết kẹt trong xác hình cũ, không rút ra được khi họ chết. Người chết cần chuyển dầu sinh họ đã vay mà không chịu trả khi chết trong vạc dầu của Diêm Vương.
Mỗi con người phải cân bằng vay nợ tinh huyết và dầu sinh tử. Diêm Vương đứng giữa sinh tử và đảm bảo sự cân bằng vay trả tinh huyết này, để sự sống có thể tiếp diễn giữa các thế hệ, cho nên dân gian mô tả việc Diêm Vương định tội và mở ngục hành hình người chết.
Diêm Vương phương Đông đối xứng với thần Chết phương Tây, nhưng mục đích giống nhau là giải thoát tinh thần, giải thoát ngọn lửa linh hồn, khỏi địa ngục thể xác, nhà giam thân thể khi mà ở chu kỳ chuyển hoá từ hình thành âm, từ thể xác đến tinh thần.
Quá trình tử thân sinh hồn, tử hình sinh âm của Diêm Vương/Thần Chết giữ đối xứng với quá trình sinh chuyển tinh thần vào tinh thể, chuyển âm vào hình của Mẫu giữ. Tử không dứt khoát, rạch rồi và cân bằng, thì sinh cũng sẽ sai lệch và suy đồi.
Vai trò của Thần Chết là dừng lại những sự sai lệch âm dương sinh tử này và vai trò của Diêm Vương là cách ly hay giam lại những trạng thái sai lệch âm hình để xử lý, không cho để tình trạng lệch lạc âm dương tiếp tục vận hành lan tràn trong dòng chảy sự sống, mà sẽ làm suy đồi sự sống.
===o===o===
THẬN : BỂ TINH & CẦU ĐIỆN
Súc sắc, súc sẻ
Nhà nào còn đèn, còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào
Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành
Những con như tranh, những con như vẽ
Bài ca dao này mô tả ông thần sinh mệnh, đứng ở thận, chủ về tinh huyết, so với tim giữ thổ huyết
– Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp : Giường cao là hai tuyến thượng thận
– Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu : Giường cao là hai quả thân
Thổ huyết không có tinh huyết thì chỉ là thổ huyết chết. Thổ huyết tách khỏi tinh huyết khi lấy ra khỏi cơ thể thành máu chết ngay, thổ huyết bên ngoài cơ thể mà vẫn sống để truyền được từ người này sang người khác là có tinh huyết. Điều này nghĩa cho máu và truyền máu dẫn đến truyền tinh cha huyết mẹ ra ngoài cây dòng họ, một điều đi ngược với tự nhiên và chỉ được xảy ra trong trường hợp rất đặc biệt, vì chúng ta chỉ có quyền với thổ huyết do chính mình tạo ra chứ không có quyền với tinh cha huyết mẹ mà phải trả lại tinh cha huyết mẹ.
Máu không có tinh, không có dầu, là máu không có hương hồn, máu không chảy, nghĩa là máu chết. Nếu máu chảy được trong mạch để chúng ta sống được, nghĩa là máu phải có dầu, máu có hồn. Dầu cho máu chảy chính là tinh huyết của máu nền, một dạng nước gốc. Nước gốc vận hành được là nước phân tách âm dương rõ ràng, nói cách khác là nước có điện.
Thượng thân và thận làm nhiệm vụ lọc cả điện và dầu ở dạng tinh này. Thận hỏng là tinh hỏng.
===o===o===
THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG
Thần Chết chủ về điện và Diêm Vương chủ về dầu.
Nếu như dầu tạo ra sinh mệnh, thì điện vận hành sinh mệnh. Nếu có đủ dầu và đủ lửa, thì sẽ điện sẽ tự khắc được sinh ra.
Diêm Vương không chỉ giữ dầu thắp đèn sinh mệnh mà Diêm Vương còn giữ chuyển hoá giữa điện và dầu, nên có Thập điện của Diêm Vương.
Thập điện Diêm Vương ứng với
– Chu kỳ Thiên Can
– Thập tử nhất sinh
– 10 loại số mệnh mang tính dương.
Điện cuối cùng của bộ Diêm Vương Thập Điện là số mệnh tổng hợp hay số mệnh gốc của cả 9 sinh mệnh tách rời, ứng với chín Điện đầu tiên của Diêm Vương. Bộ 9 sinh mệnh này là gốc để tạo nên các tích về
– Cửu Vĩ Hồ hay Cáo Chín Đuôi, mỗi chiếc đuôi của cáo chín đuôi liên quan đến một sinh mệnh.
– Cửu Thiên Huyền Nữ
– Mẫu Cửu Thiên hay Mẫu Cửu Trùng Thiên
– Cửu huyền thất tổ
– Cửu huyền trăm họ
===o===o===
CHA SINH MỆNH DIÊM VƯƠNG
Thần Chết và Diêm Vương chỉ là hai khía cạnh âm dương của cùng một người Cha – Cha sinh mệnh.
Thần Chết là cha nuôi thứ 13, thì Diêm Vương là cha mệnh gốc của mỗi người, cha thứ nhất của mỗi người, trong bộ bốn cha
– Cha Diêm Vương – Cha sinh mệnh, đối xứng với mẹ xứ sở
– Cha Tản Viên – Cha mẹ hồn vía, cha mẹ khí huyết
– Cha Long Vương – Cha mẹ phách, cha mẹ tinh huyết, cha đẻ
– Cha Ngọc Hoàng – Cha thể xác, đối xứng với mẹ thổ huyết, cha nuôi
Cấu trúc gốc, cấu trúc quan trọng nhất trong mọi cấu trúc là cấu trúc cân bằng của âm dương, sinh tử. Giữ cân bằng âm dương, sinh tử chính là Đạo. Tách bạch âm dương và sinh tử chính là Minh.
Diêm Vương là giáo chủ của Minh Giáo. Diêm Vương là hình tượng trung tâm trong các tranh thờ Đạo Giáo, bởi vì cái gốc của Đạo là sự cân bằng.
Ai không cân bằng chắc chắn là kẻ vô đạo. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ vô đạo, mà đạo Phật gọi là thời kỳ mạt pháp, có đặc trưng là chập chập cheng âm dương, hình âm, giới tính, lèm nhèm ân oán, dây dưa công nợ, phủ nhận cha mẹ, ham sống sợ chết. Trong thời này, hầu hết mọi người chạy trốn cái chết và phủ nhận Thần Chết.
Thần Chết, người duy nhất có thể đòi lại sinh mệnh từ chúng ta phải là người Cha đã trao sinh mệnh ấy cho chúng ta, vì đó là luật cân bằng âm dương sinh tử.