Phật Mẫu Chuẩn Đề còn được gọi Thất Câu Chi Phật Mẫu thường được mô tả ngồi kiết già, với 9 đôi tay đang trong các tư thế khác nhau và cầm những vật khác nhau
– Đôi bàn tay thứ 1 chắp trước ngực kiết ấn Chuẩn đề
– Đôi bàn tay thứ 2 nâng lên lưng chừng, bàn tay để dọc vai
– Đôi bàn tay thứ 3 nâng lên cao nhất trên đầu
– Đôi bàn tay thứ 4 đến đôi bàn tay thứ 8 mở rộng sang hai bên hạ xuống thấp dần
– Đôi bàn tay thứ 9 thu để ngửa ở vị trí thấp nhất ngang trước bụng
9 cánh tay mỗi bên thân biến hoá theo một chu kỳ cấu trúc và vận hành khép kín từ 1 đến 9. Kết hợp 18 cánh tay ở cả hai bên thân tạo nên một số 8 vô cực nằm ngang.
Trong Tiên đạo, Phật Mẫu Chuẩn Đề được gọi là Mẫu Cửu Trùng.
Mẫu Chuẩn Đề được thờ ở ở hậu cung của hệ thống đền Kiếp Bạc, đền Bắc Đẩu và đền Nam Tào, nằm ở Chí Linh Hải Dương, phía Đông của Lục Đầu Giang, ngã 6 sông nằm giữa xứ Kinh Bắc và xứ Hải Đông của Thăng Long tứ xứ.
Bà chúa xứ của xứ Đông chính là hiện thân của Mẫu Chuẩn Đề
– Đôi cánh tay thứ 9, 1, 2 và 3 của Mẫu Chuẩn Đề là tay hướng về thân và trời, liên quan đến Bắc Đẩu, mẫu Thượng Thiên và Chúa Thành Đông của Hải Dương
– Đôi cánh tay thứ 4, 5, 6, 7, 8 là tay vận hành và kết nối với bên ngoài, liên quan đến Nam Tào, mẫu Thượng Ngàn và Chúa Năm Phương của Hải Phòng.
– Chúa Thành Đông Hải Dương và Chúa Năm Phương Hải Phòng là lưỡng nghi của nhau, kết hợp và chuyển hoá sang nhau, cùng nối về Thăng Long qua Hưng Yên, nơi có tích gốc Liễu Nghị Truyền Thư cứu Mẫu Đệ Tam ở chùa Nhữ Xá và chùa Ông Sộp, xã Hồng Quang của huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng gộp lại là xứ Đông hay Hồng Châu, tạo nên thế Tam Toà Thánh Mẫu, cùng đối xứng lưỡng nghi với mẫu Địạ hay mẫu Quảng Cung.
Hiện thân của Mẫu Địa ở xứ Đông là Lê Chân (20 – 43), một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng.
– Tương truyền, Lê Chân quê ở trang Yên Biên (tên Nôm là làng Vẻn, nghĩa là bìa, rìa), huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ (nay thuộc khu An Biên, phường Thủy An, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bố bà họ Lê, mẹ bà họ Trần. Hiện nay ở đây có đền Lê Chân (đền An Biên), nằm ở gần ngã ba sông Đạm Thuỷ và sông Kinh Thày. Lúc bấy giờ Hải Phòng vẫn còn vùng sông nước ngập mặn.
– Khi Hai Bà Trưng trầm mình xuống sông Hát tự vẫn, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn (nay thuộc huyện Kim Bảng, Hà Nam). Cuối cùng, Lê Chân đã lên núi Giát Dâu gieo mình từ trên đỉnh núi xuống. Bà được thờ ở đền thờ Nữ tướng Lê Chân, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
– Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất ven sông Cấm ở đầu nguồn. Làng Vẻn do Lê Chân lập lúc đầu có 18 người, nay thuộc khu vực bên triền Hữu sông Cấm thuộc xã Đại Bản, huyện An Dương và bên triền Tả sông Cấm thuộc xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hiện nay đây là vùng ngã ba sông Cấm, sông Kinh Thày và sông Vận, một chi lưu của sông Kinh Môn.
– Gần 1.500 năm sau, nhóm ngư dân của trang Yên Biên, tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều (tương đương với hậu duệ đời thứ 60 của nữ tướng Lê Chân) về vùng ven sông Tam Bạc, huyện An Dương khai hoang lập ấp vào cuối thời Lê sơ. Họ đã đặt tên mảnh đất này là trang An Biên, theo đất gốc. Họ lập đền thờ Lê Chân, ở ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm. Đền đã từng bị di dời và này là đền Nghè, còn gọi đền Ngàn hay “An Biên cổ miếu”, ở phố Lê Chân, tiểu khu Mê Linh.