SÔNG
1. Sông châu/Châu giang: con sông khởi nguồn từ sông Hồng và chảy trọn vẹn trong địa phận Hà Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và các huyện Bình Lục, Lý Nhân rồi lại đổ ra sông Hồng
— Mang Giang/Thiên Mạc: chia nước của sông Nhuệ đoạn cầu Giẽ, chảy qua các huyện Phú Xuyên, qua vùng Hoà Mạc-Trác Bút (Châu Giang huyện Duy Tiên), rồi đổ vào sông Hồng.
— Tắc Giang (Yên Lệnh): một bên là thôn Lỗ Hà (trong đó có xóm A Lỗ, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên), một bên là thôn Mạc Thượng (xã Chính Lý, huyện Lý Nhân).
— Đại Hoàng
–Mắt Rồng, Phủ Lý: nhánh nối với sông Đáy
–sông Móng (núi Đọi) https://hanam.gov.vn/Pages/Ngon-nguon-dan-ca-giao-duyen-vung-nga-ba-song-Mong1278466003.aspx
–Nông Giang
–Cầu Châu
–Cầu Hầu
–Bến sông Thọ Kiều/Thọ Cầu/Câu Tử https://www.baohanam.com.vn/que-huong-nui-doi-song-chau/truyen-thuyet-ben-cau-tu-4859.html
2 cửa nối với sông Hồng:
— Cửa Tuần Vường/Hữu Bị/Ngã ba Hoàng Giang
— Cửa Yên Lệnh- Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân)
2. Sông Ninh Giang
Ninh Giang: khởi nguồn từ bờ hữu sông Châu Giang tại địa phận thôn Thanh Trực, xã An Ninh – Bình Lục. Sông Ninh Giang là ranh giới phía Đông và Đông Nam của huyện Bình Lục với các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên ( Nam Định):
— sông Luyện Giang
— sông Dương/sông Gừng
https://binhluc.hanam.gov.vn/Pages/dia-chi-huyen-binh-luc-phan-thu-nhat-dia-ly.aspx
3. Sông Sắt
Là một chi lưu của sông Châu, sông Sắt khởi nguồn ở bờ hữu gần cầu An Bài (xã Đồng Du, huyện Bình Lục). Trên lãnh thổ thuộc huyện Bình Lục sông chảy theo hướng bắc – nam làm thành ranh giới giữa các xã Đồng Du với Hưng Công, An Mỹ với Bối Cầu và Trung Lương, An Đổ với Trung Lương của huyện Bình Lục. Sông Sắt đổ nước vào sông Ninh ở cửa sông gần thôn Giải Đông (xã An Đổ) đối diện bên kia là thôn Mai Động, xã Trung Lương.
https://baohanam.com.vn/dia-chi-ha-nam/phan-i-dia-ly-chuong-v-15389.html
4. Sông Long Xuyên
Sông Long Xuyên gắn với đất Nam Xang, khởi thủy từ thôn Thượng, Mạc Xá (Mạc Thượng, Chính Lý), chảy đến Mạnh Khê rồi đổ vào Châu Giang/Ngã ba Mạnh.
– Cầu Triều
– Cầu Tế
– Cầu Không
https://baohanam.com.vn/que-huong-nui-doi-song-chau/song-nuoc-ly-nhan-va-con-song-long-xuyen-huyen-thoai-17634.html
5. Sông Ngân
Sông Ngân bắt nguồn từ địa phận thôn Đồng Sơn, xã Liên Sơn, chạy men theo dãy núi qua các thôn Bút Sơn, Lạt Sơn của xã Thanh Sơn (Kim Bảng), qua thị trấn Kiện Khê rồi lại đổ nước vào sông Đáy ở địa phận thôn Đò xã Thanh Thủy (Thanh Liêm). Nay đã bị lấp.
Sông Ngân gắn liền với núi Giát Dâu (đây là nơi nữ tướng Lê Chân đã tuẫn tiết gieo mình từ trên đỉnh núi xuống thung lũng) https://baohanam.com.vn/que-huong-nui-doi-song-chau/den-tho-nu-tuong-le-chan-44732.html
6. Sông Lảnh
Sông Lảnh (Lảnh Giang) là tên người xưa dùng để gọi đoạn sông Hồng chảy qua làng cổ Lảnh Trì (cũng thuộc xã Mộc Nam, Duy Tiên).
Ca dao, tục ngữ:
– Sông Châu
Sông Châu, núi Đọi
Mây giăng trên ngọn non Vồng
Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược
Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
Ai về có nhớ lời nhau?
– Ninh Giang
Núi Quế, Sông Ninh
– Sông Móng
Ngã 3 sông móng: nơi tiếp giáp của Lý Nhân, Bình Lục, Duy Tiên.
Một vùng sông rẽ ngã ba
Tiếng con gà gáy nghe ba huyện cùng
Núi Ðọi ai đắp mà cao
Ngã ba sông Móng ai đào mà sâu
Núi Đọi ai đắp mà cao?
Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu?
Khen ai khéo bắt cầu Châu
Khéo bắc cầu Hầu cho cả đường quan
– Cửa Tuần Vường
Mười hai cửa bể, phải nể Tuần Vường
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường
NÚI
1. Núi Đọi /Long Đọi Sơn, Đọi Sơn, Duy Tiên
Từ xa xưa tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi thiêng”. Thuyết phong thủy nói rằng nơi đây đất phát nghiệp bá vương: “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại”. Quanh núi Đọi là 9 giếng “cửu long cửu tỉnh”
Chùa Long Đọi được đặt trên núi Điệp/núi Đệp/núi Kim ngưu, trâu vàng ( thuộc dãy đọi sơn)
2. Núi Cuốn/Cấm, Quyển Sơn, Thi Sơn, Kim Bảng
Ngũ Động Thi Sơn là hệ thống hang động liên hoàn gồm 5 hang nối liền nhau trong lòng núi Cấm. Kề bên chân núi Cấm là đền Trúc, ngay gần sông Đáy.
Chuyện kể, khi xưa chiến thuyền của tướng quân Lý Thường Kiệt đi ngang qua nơi đây, bỗng có trận gió lớn làm gãy cột buồm rồi cuốn lá cờ quân lên đỉnh núi. Điềm lạ, Lý Thường Kiệt cho lập đàn tế trời đất. Ông đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ông đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (núi Cuốn) và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn. Sau đó, quân của tướng Lý thắng trận, ông đưa quân sĩ về đây làm lễ tạ ơn, mở hội cho nhân dân ăn mừng, dạy dân trồng trọt, nuôi tằm dệt vải. Về sau, nhân dân nhớ ơn tướng Lý đã lập đền thờ tại đây và duy trì lễ hội hằng năm.
3. Núi Vồng, Thi Sơn, Kim Bảng
Trong núi có Động Vồng là một sông ngầm trong lòng núi đá vôi. Tuy chỉ dài trên 100m, nhưng trong động có nhiều nhũ đá đẹp với nhiều màu sắc sặc sỡ.
Nhất cao là ngọn núi Vồng
Nhất rộng làng Quyển, nhất đông chợ Dầu
Mây giăng trên ngọn non Vồng
Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược
Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
Ai về có nhớ lời nhau?
4. Núi Giát Dâu, Lạt Sơn, Thanh Sơn, Kim Bảng
Núi Giát Dâu là ngọn núi cao nhất vùng Lạt Sơn, nay thuộc Hồng Sơn, Thanh Sơn, KB
5. Núi Ba Sao – Tam Chúc, Kim Bảng
– Cồn Hến
– Hồ Tam Chúc có đình Đình Tam Chúc, thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt và thần Bạch Mã
– Chùa Tam Chúc
Tam Tinh có đá lạ đời,
Đêm thanh sáng quắc góc trời như sao.
Tam Tinh tên nôm là Ba Sao nhằm chỉ một ngọn núi cao ở phía tây bắc xã Ba Sao, vách núi này có ba tảng đá tròn, mỗi tảng to bằng cái nia. Tương truyền xa xưa ba tảng đá này thường phát sáng, ánh sáng của chúng chiếu tới tận thôn Cốc Ngoại. Vùng Ba Sao có huyệt đế vương. Do vậy, tên phù thuỷ Cao Biền xưa đã tìm cách để đốt phá ba ngọn thạch tinh, yểm trừ linh khí nước ta. Hiện nay dưới chân núi có ba ngôi đền gọi là đền Ba Sao.
6. Dãy Bút Sơn, Kim Bảng
7. Dãy Bút Phong, Kim Bảng
8. Núi Thất Tĩnh/Núi Ngọc, thôn Đanh, xã Ngọc Sơn,Kim Bảng
Trên núi có chùa Ngọc. Núi nằm sát mặt nước sông Đáy. Núi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam qua xã Tượng Lĩnh – Khả Phong – Liên Sơn của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy.
9. Động Thuỷ/Ao Dong – Hang Luồn, Liên Sơn, Kim Bảng
Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá. Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy.
10. Dãy núi Kiện Khê, Thanh Liêm
Dãy núi đá vôi Kiện Khê
– Núi Thiên Kiện, động phúc long,núi chùa: Nơi đây có đền thờ Phạm Ngũ Lão. Đây từng đại bản doanh thời kỳ ông dẹp loạn Ai Lao và Chiêm Thành vừa là quê hương của người vợ thứ của ông – Thủy Tinh phu nhân.
Tục truyền trong dân gian còn cho biết, trước đây trên núi Thiên Kiện có cây tùng cổ có rồng quấn ở trên, vua Trần Thái Tông đã cho lập hành cung tại đây. Còn vua Trần Đế Nghiễn lại chọn động Phúc Long nằm trong lòng núi để cất giấu tiền đồng. Ở đây, ngoài đình và đền đều thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão còn có ngôi chùa nằm sâu trong vách đá giống như viên ngọc nằm trong miệng rồng. Đằng trước chùa có hai tòa phủ đứng biệt lập thờ Thủy Tinh phu nhân và Bạch Hoa công chúa (con vua Trần Thuận Tông).
11. Núi Đụn, Đồi Ngang, Thanh Lưu, Thanh Liêm: Chùa Tiên, Bát Cảnh Sơn/Tương Lĩnh
Theo tích xưa để lại, đây là vùng núi địa linh – nơi có 100 con phượng hoàng bay về cư ngụ trên 99 cây thông cổ. Cùng với bàn cờ tiên là chốn dành cho các tiên hạ giới đánh cờ và thưởng ngoạn núi non vào các đêm trăng thanh gió mát. Để tưởng nhớ các bậc tiên thánh, nhân dân địa phương đã lập chùa Tiên thờ tự.
12. Núi Đùng, thôn Ninh Trung, Liêm Sơn, Thanh Liêm
Bao giờ vua ngự chùa Đùng
Đồi Ngang mới hết anh hùng nước Nam
https://baohanam.com.vn/van-hoa/di-san/khao-sat-van-hoa-nui-dung-47030.html
13. Núi Bồ Đề, Liêm Sơm, Thanh Liêm
Muốn quạt mát thời lên núi Bồ Đề
Muốn vào thung tắm thời về làng Thong
Núi Bồ Đề nằm trong hệ thống núi của huyện Thanh Liêm ở phía tây làng Chanh Thượng xã Liêm Sơn. Theo truyền thuyết thì ông Bồ Đề dùng quạt thần đứng trên núi quạt thành gió bão thổi bay quân giặc xâm lược. Làng Thong thuộc xã Thanh Tâm, làng này ở trong vùng núi đất Thanh Liêm, có nhiều thung lũng, nhiều khe suối nước trong mát.
14. Dãy núi Thanh Tân, Thanh Liêm
Núi Mốc và núi Đá Giãi
15. Núi Chùa/Núi Chanh Chè, thôn Chè Núi,Thanh Tâm, Thanh Liêm
16. Dãy Cẩm Long:Núi Bồ Đà, thôn Động Xuyên, Thanh Hải,Thanh Liêm
Núi Bồ Đà thuộc dãy Cẩm Long, thôn Động Xuyên, xã Thanh Hải. Trên núi của chùa Trinh Tiết, thờ Phật và công chúa thời Trần – Trần Thị Bạch Hoa.
17. Quần thể Kẽm Trống: Thanh Liêm, Hà Nam – sông Đáy – Gia Viễn,Ninh Bình
Kẽm Trống khoảng trống được tạo ra bởi hai bên là núi giữa là sông Đáy:
– Tả là núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết trên địa phận xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
– Hữu là núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia gồm các núi Bồng, núi Vọng, núi Thòng Lọng và núi Rồng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Núi ở đây có nhiều ngọn cao thấp, có núi đá, núi đất, nhiều ngọn dựng đứng nhưng cũng nhiều ngọn thoai thoải, tạo nên các thế núi khác nhau.
18. Núi Quế, Bình Lục
Nếu núi Đọi sông Châu là cặp non nước phía Bắc thì núi Quế sông Ninh là cặp non nước ở phía Nam của Hà Nam.
Núi Quế/núi An Lão/Nguyệt Hằng/ Tượng Sơn (giống hình con voi đang phục), hay Lão Sơn (tên làng). Ngày xưa, núi An Lão có hình cái lọng. Núi nằm ở phía đông nam xã An Lão, cách sông Ninh Giang 400m. Phía đông chân núi có 2 hòn đá to xếp cạnh nhau, dân làng gọi là đá ông Voi (nay không còn). Trên lưng núi phía đông có giếng Ngọc, quanh năm đầy nước ngọt, (nay không còn); phía trên giếng Ngọc là chùa Tiên còn gọi là chùa Văn Điện Tại sườn núi phía Tây Bắc, ngày13/9/1985 đã phát hiện Trống đồng, Thạp đồng. Chân núi phía Đông Bắc có 1 đình thờ Hồ Tố Đại Vương, phía nam cách khỏang 700 m có chùa An Lão gọi là Trùng Quang Tự.
CÁC ĐỊA DANH
– Lý Nhân
Nam Xang (Nam Xương, tên cũ của Lý Nhân)
Nam Xang tứ cố đại hà
Nam Xang đồng hẹp, bãi dài
Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều
Ăn thừa lại đổ vào niêu
Lấy vung đậy lại, đến chiều lại ăn.
Văn Quan, Đồng Thuỷ ngô khoai
Tào Nhai mật mía kém ai bao giờ.
– Bình Lục
Bình Lục đồng trắng nước trong
Ngô khoai thì ít, rêu rong thì nhiều
Hòa Mạc ruộng đất phì nhiêu
Nhiều mía nhiều đỗ lại nhiều ngô khoai
Đồn rằng làng Nghĩa lắm đa
Lắm con gái đẹp, lắm nhà tường xây
Mọi nơi đi gặt lúa mùa
La Sơn đi vớt rau dừa về ăn
An Đổ xã lớn vô chừng
Bảng vàng bia đá lẫy lừng thơm tho
Thơ lưng túi, rượu lưng hồ
Thuốc viên chào khách, sải đò nên thân.
Yên Đổ nấu rượu rõ ràng,
Thằng tây bắt được trăm đàng xót xa.
– Duy Tiên
Duy Tiên đồng bãi mai rùa
Ăn hạt thóc mùa tát nước quanh năm
Ai về Kiều Sáo với anh
Có tài có sức đua tranh thì về
Cầy cày trồng trọt sẵn nghề
Mau chân anh đợi, chớ nề đường xa
Bao giờ cho đất Quan Nha
Thành ra quan cả thì ta lấy mình
Hoà Mạc ruộng đất phì nhiêu
Nhiều mía, nhiều đỗ lại nhiều ngô khoai
– Thanh Liêm
Thần đồng làng Vĩ, kẻ sĩ làng Mai
Ai lên Sấu, Vĩ thì lên
Làng Vĩ có đường Thần Đồng
Có ông quan Ngự nổi cồng đánh Tây.
Anh hùng nào ở đâu xa,
Ở đất Ba Chạ trăm ba anh hùng.
Vật Tấn, vật Tần, vật lần thiên hạ,
Vật đến Ba Chạ, lại ngã đồng kềnh.
CÔNG TRÌNH
Ngày xuân em liệu có dài
Chơi chùa Tiên kẻo một mai nữa già
Nhất vui là hội Trần Thương
Đủ đình đủ đám, thập phương tiếng đồn
Phủ Bà (đền bà áo the) mở hội hôm rằm
Còn như hội vật mồng năm mồng mười
DI TÍCH, HIỆN VẬT LỊCH SỬ
– Trống đồng: trống đồng ngọc lũ…
– Mộ thuyền
ÂM NHẠC
Ai về Thọ Lão hát chèo
Có thương lấy phận nàng Kiều thì thương
Quyển Sơn vui thú nhất đời
Dốc lòng trên giặm dưới bơi ta về
Đôi bên núi tựa sông kề
Ngược xuôi tiện nẻo, lắm nghề làm ăn
(Hát dặm/giặm tương truyền là do Lý Thường Kiệt dạy dân ở đây)
Ăn cơm đầu hè, nghe vè Xã Lãi
Cười kể Xã Lãi, cãi kể Tam Thiên.
PHONG TỤC THỜ CÚNG
1. Thờ tứ pháp
Tại Hà Nam, Tứ Pháp đã được gọi bằng những cái tên nôm na thân mật:
– dân làng Đanh Xá gọi Pháp Vũ là bà Đanh (chùa Bà Đanh)
– dân làng Quế Lâm gọi Pháp Vân là bà Bến (chùa Quế Lâm)
– dân thị xã Phủ Lý gọi Pháp Điện là bà Bầu (chùa Bà Bầu)…
Một số địa chỉ:
– Thờ Pháp Vân: chùa Quế Lâm (xã Văn Xá, huyện Kim Bảng), chùa Do Lễ (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng), chùa thôn Bốn (xã Phù Vân, thị xã Phủ Lý), chùa Tiên (xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm).
– Thờ Pháp Vũ: Chùa Bà Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng), chùa Trinh Sơn (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm).
– Thờ Pháp Lôi: chùa Đặng Xá (xã Văn Xá, huyện Kim Bảng), chùa Nứa (xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên).
– Thờ Pháp Điện: chùa Bà Bầu (thị xã Phủ Lý).
Các chùa khác như chùa Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng), chùa Thanh Nộn, chùa Phú Viên, chùa và đình làng Lạt Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng), chùa Chanh Thôn (xã Văn Xá, huyện Kim Bảng) có phối tự thờ Tứ Pháp trong thần điện.
2. Các vị thần sông nước
– Đền Tam Giang/ đền Cửa Sông/ đền Mẫu Thoải ở thôn Yên Lạc (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên). Đền này được dựng ngay trên một gò đất nổi ở ngã ba sông Hồng với sông Lảnh.
– Đền Lảnh Giang/đền Chính/đền Quan Lớn Đệ Tam thờ một trong ba vị đại vương vốn là ba con rắn được sinh ra từ một cái bọc. Tương truyền, vị đại vương này rất có công trong việc chống Thục nên được vua Hùng phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần.
– Đình Văn Xá (thôn Văn Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân) cũng thờ thủy thần. Vị thần thành hoàng của làng thoát thai từ một con rắn, khi con đê vỡ, đã trở lại hình hài rắn, nằm chắn ngang đoạn đê vỡ, căng mình ra để ngăn nước lũ, bảo vệ xóm làng.
– Vị thần thành hoàng của đình Đá Tiên Phong (thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên), một nữ tướng của Hai Bà Trưng lúc hóa cũng có rồng mang thuyền vàng đến đón.
CHỢ
Chợ Quế Sơn những ấm cùng nồi
Chè ngon Do Lễ, củi đồi Khả Phong
Nhất cao là ngọn núi Vồng
Nhất rộng làng Quyển, nhất đông chợ Dầu
Đồn rằng chợ Thọ vui thay
Bên đông thì giếng, bên tây thì hồ
Bên bắc có miếu thờ vua
Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìu
Chợ Đầm bán những ngô khoai
Chợ Họ toàn bán những loài rau dưa
Gạo trắng bán chẳng ai mua
Đậu lạc thì thừa ngô thiếu giành nhau.
Vôi chợ Kiện, củi chợ Lường
Nụ chè Bài Lễ, măng bương Quèn Vồng”
Chợ Dầm bán những ngô, khoai
Chợ Họ toàn bán những loài rau dưa
Gạo trắng bán chả ai mua
Đậu lạc thì thừa, ngô thiếu giành nhau”
Đầm Chiềng lắm cá đâu tày
Chợ Sông hai dãy bày đầy mía, rau”
Chợ Mạc Thượng (Chính Lý) bán sản phẩm đan lát (nong, nia, rổ, rá, dần, sàng)
Chợ Nẻ, chợ Chều (Nguyên Lý) với bánh đa nem
Chợ Mụa (Đạo Lý) với cót, gầu, thuyền nan
Chợ Cầu Không (Bắc Lý) với thúng Quang Ốc, nơm, riu, đó, rọ, lờ cùng lưới vó (Đức Lý)
Chợ Quán (Nhân Bình); chợ Chanh (Nhân Mỹ); chợ Vùa, chợ Cầu May (Xuân Khê)…
LÀNG NGHỀ
Ai ơi về đất Liễu Đôi
Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem
Cô kia cắp nón đi đâu
Có về Nội Rối làm dâu thì về
Nội Rối có cây bồ đề
Có ao thả cá, có nghề đan nong
Lụa Nga Khê, đũi Chi Long
Hương nan Nam Xá, trầu không Đại Hoàng
Vũ Xá đan gầu
Đồng Lâu kéo sợi
Hai bên chờ đợi
Mồng tám, mười hai
Cao Đài thì đóng cối xay
Dần, sàng, rổ rá về ngay Vạn Đồn
Làng Vọc bánh đúc bánh hòn
Làng Xá bắt ốc đi mòn đôi chân
Làng Nguộn làm bút làm cân
Làng La dệt vải tinh quân mọi nghề.
Quan Nha đan thúng đan sàng
Lôi Hà làm bún, làng Chuông đan thuyền.
– Làng sừng, tên chữ Đô Hai. Danh gọi Thụy Lôi, nối đời truyền lửa lò gốm, trồng được cà tiến vua gọi là làng gốm, cà gốm.
– Làng bánh đa Chều, văn tự ghi là Đống Ngoại, xã Mão Cầu, tổng Ngu Nhuế, nay là xã Nguyên Lý, Lý Nhân. Chiều chiều chợ quê họp bên sông Long Xuyên, tấp nập thuyền bè thương lái người Hoa từ phố Hiến qua lại “Cầu Không, Cầu Tế, Cầu Chều/Có ba nén bạc để đầu cầu kia”…, cốc mễ (lúa gạo) từ trúc chu (thuyền nan) lên bờ, bánh đa xuống thuyền… Chợ chiều họ gọi chệch thành chều. Mão (từ 5-7h sáng) mặt trời lên, Cầu là vùng đất.
– Làng thêu An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm
SẢN VẬT
Nhất ngon là bánh Ngãi Chiền
Trai thôn Đọ Xá, gái hiền Tất Khê.
“Văn Quan, Đồng Thuỷ ngô khoai
Tào Nha mật mía kém ai bao giờ”
“Bao giờ em mới lấy chồng
Để anh mua cốm, mua hồng sang chơi”
Cầu Không thì lắm vịt con
Đại Hoàng chuối ngự, ai buôn cũng lời
Ngô Xá kéo sợi xè xè
Bánh đúc chợ Nội, nước chè Đồng Du
Lụa Nga Khê, đũi Chi Long
Hương nan Nam Xá, trầu không Đại Hoàng
Thịt gà nhất vị làng Sông
Phao câu ba lá nó trồng tốt tươi
Cái da vàng ưởi vàng ươi
Cái thịt nó xé mềm tơi nhũn nhùn
*Làng sông/Kẻ sông nay thuộc xã Liêm Thuận, Thanh Liêm. Là quê cha của Lê Hoàn.
Gà đồng (thịt ếch) nhất vị xưa nay
Làng Sở đem đặt đĩa đầy, đĩa vơi
Rau răm, lá húng mềm môi
Hỏi ra mới biết một người xưa nay”
Bánh giầy nhất hạng Liễu Đôi,
Xẻ ra nửa cái thì ngồi mâm năm.
Ăn rồi no lóc no lăn,
Chép miệng tiếc rẻ, sang năm lại về.
Chẳng về Hội Vật thì thôi,
Về thì đích phải xơi nồi lươn măng.
Đã ăn thì ăn đậu răng,
Lấy năm bảy cọc cho bằng người ta.
Ai ơi, muôn dặm đường xa,
Cái lươn quấn chặt lấy ba măng vòi.
“Chạch chấu mà nấu dọc mùng
Ước gì hội vật bập bùng quanh năm”
Củi Trâm, Lằng cắng, Dái thông
Cháy chảy nồi đồng, cháy nổ niêu lươn
Ai về Do Lễ, Liên Sơn
Uống chè Đồi Thị ngon hơn trà Tàu
Cá cống Tràng, chè Bồng Lạng
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì về Ba Trại hái chè với anh
Muốn ăn cá trối, lươn bung
Trốn cha, trốn mẹ về vùng thôn Tiên
Muốn ăn cua rốc, ốc nhồi
Đem con mà gá cho người Mạnh Chư
Muốn ăn cua rốc, ốc nhồi
Đem con mà gả cho người làng Nga
“Ăn ốc bồ hóng làng Nga
Ăn rồi cứ ngỡ thịt gà nấu đông”
“Nhất ngon là cá đầm Chiềng
Muốn ăn nhưng chẳng có tiền mà mua”
Nghe đồn Đinh Xá
Ngon cá đầm Chiềng
Muốn ăn mà chẳng có tiền
Vải Lưu Xá/ Cá đầm Rạnh
Lụa Nha Xá, Cá Lảnh trì
Cá Nhân Đạo, Gạo Trần Thương
Sen Nhân Đạo, Gạo Trần Thương
Củ lang ăn với rau lang
Không đâu sung sướng bằng làng Thậm Tu
https://svhttdl.hanam.gov.vn/Pages/san-vat-ha-nam-qua-ca-dao-phuong-ngon-xua.aspx
Ngọn nguồn dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng
https://hanam.gov.vn
Truyền thuyết bến Câu Tử
https://www.baohanam.com.vn
NHÂN VẬT
1. Bà Nàng
Tương truyền có 1 bà dân gian gọi là bà Nàng. Bà sáng tạo ra bài vè Bách Thần – Bách Nhân kể về các vị thần sông núi, phong tục cổ truyền, địa danh của Hà Nam ( chưa tìm được bản đầy đủ của bài vè này). Bài vè này chỉ được các cụ đem ra đọc vào các ngày lễ thánh:
“…Này nàng áo xanh
Này nàng áo tía
Này đê mười vía
Này kiếm năm làng
Này giáo ba thang
Này nàng trăm sắc
Này chàng đánh giặc…
Trong bài vè còn đề cập đến những nhân vật như nàng Vú Thúng, nàng Trăm sắc, bà Áo The, bà chúa Binh, ông Thở gió, ông Mổ bụng, ông Rút sườn, ông Đốt đuốc, ông Nhấc bổng…
2. Ông làng La, bà làng Chảy
Theo truyền thuyết, nàng Nương Nguyệt lấy chàng trai đất La Cầu. Khi thi văn võ, lúc nào nàng cũng nhường chồng nên chồng tưởng vợ kém mình rất tự đắc. Khi có giặc ngoại xâm, tướng sĩ bốn thơng tôn Nương Nguyệt làm tướng thì chồng tự ái đòi thi đấu. Nương nguyệt biết chồng không thể đảm được được việc lớn nên không nhường chồng như lần trước. Nàng thắng và ra trận. Chồng thì tủi hổ về quê không đi đánh giắc, chết hoá thành con cá gáy. Nương Nguyệt sau khi thắng giặc trở về biết chuyện chồng, nàng khóc nước mắt chảy ngập cả đồng, tràn bốn phương nên làng mới có tên là làng Chảy. Sau Nương Nguyệt chết hóa thành con sáo, cứ xập xòe bay trên mặt nước tìm bóng chồng qua hình ảnh con cá gáy.
3. Ông Đoàn – Bà Bùi
Hai ông bà “khai sinh” môn vật ở làng võ Liễu Đôi. Dân lập đền thờ ông bà và hàng năm tổ chức hội vật võ Liễu Đôi để tưởng niệm gọi là hội Thanh Tiên ( Thánh ông – Tiên Bà)
https://baohanam.com.vn/dia-chi-ha-nam/phan-i-dia-ly-chuong-xxviii-19510.html
4. Ông Bồ Đề
Theo truyền thuyết thì ông Bồ Đề ở núi Bồ Đề. Ông từng dùng quạt thần đứng trên núi quạt thành gió bão thổi bay quân giặc xâm lược.
5. Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng
Tương truyền, đình Đinh ở thôn Đinh, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng cùng con ông là Đông Xứng Đại Vương Đoàn Văn.
Tương truyền, đình Đinh là nơi mà Đoàn Thượng Đại Vương đến tìm thầy học và cũng là quê vợ của ông. Khi ông mất, con trai ông là Đoàn Văn cùng dân làng Đinh lập đền thờ.
6. Vũ Lang Nữu – tướng thời Vua hùng 6
Tương truyền, Lang Nữu là con ông Vũ Sùng, mẹ là Lê Thị Ngọc quê ở Châu Ái. Một hôm ông bà họ Vũ nằm mơ thấy có Tiên ông báo mộng, từ đó bà mang thai. Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Sửu bà sinh con trai, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Lang Nữu.
Sau cha mất sớm, bà Lê Thị Ngọc mang theo con trai trốn đến đất Lỵ Nhân, đạo Sơn Nam. Tại miền đất mới, mẹ con bà Ngọc được quan huyện Nam Xang họ Trương thương tình nhận Lang Nữu làm con nuôi, nhận bà Ngọc làm em nuôi. Gia đình quan huyện yêu quý Lang Nữu, cho học hành như con đẻ. Sau này, giặc Ân từ phương Bắc đem quân sang xâm chiếm nước ta, Lang Nữu lại tham gia cùng Phù Đổng Thiên Vương đánh tan quân giặc. Hiện ông được thờ phụng là thành hoàng làng tại Thọ Chương, Đạo Lý, Lý Nhân
7. Nguyễn Hoằng – tướng thời Vua hùng 18
Nguyễn Hoằng sinh ngày 10 tháng 8 năm Giáp Dần là con của ông Nguyễn Lương và bà Đinh Thị Tố quê ở Châu Thượng Đồng đạo Hải Dương. Vốn là người tinh thông văn võ từ thuở nhỏ nên đến tuổi trưởng thành Nguyễn Hoằng được Tản Viên Sơn thánh tiến cử vào triều. Sau ông lập hành cung ở Cổ Viễn, Bình Lục, Hà Nam và giúp dân ở đây. Khi giặc Thục đem quân quấy phá, Nguyễn Hoằng đã cùng dân Cổ Viễn lên đường đánh giặc. Kháng chiến thắng lợi ông được triều đình phong tặng là “Hùng lược cao Huân Hồng Liệt đại vương”. Sau khi ông hoá, dân Cổ Viễn đã tôn ông là thành hoàng làng và lập đền thờ phụng.
8. Nguyệt Nga công chúa
Nguyệt Nga công chúa, một tướng tài của Hai Bà Trưng. Bà sinh ngày rằm tháng bảy và hoá 12/10. Nguyệt Nga đã tập hợp được hơn 2.000 người ngày đêm luyện võ nghệ, chờ thời cơ nổi dậy tiêu diệt giặc Hán. Khi nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh, Nguyệt Nga đã đưa lực lượng nghĩa quân của mình hợp sức cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi ngoại bang.Tương truyền, bà tử tiết tại ngã ba sông Châu ở phía đông xã Tiên Phong (hiện nay là đập Quang Trung) và là nơi thuyền rồng xuất hiện đón bà xuống thủy cung. Hiện bà được thờ tại Đình Đá (thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên)
9. Bà Áo The
Bà Áo The là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà được thờ tại Đền bà áo the/Phủ Bà ở làng Liễu Đôi. . Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.
Phủ Bà mở hội hôm rằm
Còn như hội vật mồng năm mồng mười
10. Cao Thị Liên và Lê Thị Chân – nữ tướng 2 bà trưng
Ở làng Thạch Tổ, xã Thanh Hà (huyện Thanh Liêm), cha đẻ của Cao Thị Liên bị bọn tay chân của Thái thú Tô Định sát hại, sau Cao Thị Liên lại bị đem về làm tỳ thiếp cho Tô Định. Để trả thù nhà đền nợ nước, Cao Thị Liên cùng với người em con cậu là Hoàng Nghệ dấy binh chống lại giặc Hán. Hai chị em Cao Thị Liên đã xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Thạch Tổ, tập hợp dân chúng đánh giặc.
Tại Lý Nhân, một phụ nữ khác tên là Lê Thị Chân cũng giương ngọn cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược. Lê Thị Chân đưa quân sĩ của mình hợp sức với lực lượng của Cao Thị Liên, nhiều lần đánh cho kẻ thù phải thất điên bát đảo tại Châu Cầu (nay thuộc thị xã Phủ Lý). Sau đó, họ Lê và họ Cao đưa toàn bộ lực lượng của mình tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng
11. Lê Chân
Tại vùng núi Lạt Sơn (huyện Kim Bảng) còn phát hiện căn cứ cố thủ của nữ tướng Lê Chân để chống lại quân Đông Hán. Sau bà tuẫn tiết ở miền núi vùng Lạt Sơn (nay là thôn Hồng Sơn, Kim Bảng) . Nhân dân trong vùng tưởng nhớ lập bàn thờ dưới chân núi, xây dựng chùa và đền thờ bà, nơi này vẫn còn dấu tích trong rừng Lạt Sơn.
Đền thờ bà trước đây được xây dựng trên đồi Ông Tượng. Một hôm chiếc nón thờ trong đền tự nhiên bay về đậu xuống mảnh đất là đền hiện nay nên nhân dân bèn chuyển đền về dựng tại đây. Nơi đền dựng là đầu làng và cũng là cửa rừng Lạt Sơn.
12. Đinh Lôi
Đinh Lôi là người thôn Nguyễn Trung, châu Lỵ Nhân (nay thuộc xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm). Cha ông là Đinh Phượng, vốn quê ở châu Ái (Thanh Hoá), vì nghèo khổ phải đưa gia đình ra vùng Hà Nam kiếm sống bằng nghề chài lưới. Theo truyền thuyết, con trai của Đinh Phượng sinh ra có dáng hình kỳ dị, “mặt đen như sắt, tiếng khóc như sấm”, vì thế Đinh công quyết định đặt tên con là Đinh Lôi. Sau này Đinh Lôi phò tá Lý Bí, sau khi Lý Bí qua đời thì ông tiếp tục theo Triệu Quang Phục tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
13. Trương Nguyên
Trương Nguyên là vị tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh, người làng Gừa. Thần phả kể rằng sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, ông về quê nuôi dưỡng cha mẹ. Khi ông chết, vua Đinh cho ruộng cấy, cắt đinh phu giao cho vùng Ninh Cơ (làng Gừa, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm) llập đình thờ cúng.
14. Lê Hoàn
Cánh đồng tại xã Liêm Cần (huyện Thanh Liêm) có tên gọi là bến Đồng Đò tương truyền là nơi các chiến thuyền của Thập đạo Lê Hoàn từng neo đỗ và luyện tập chiến thuật đánh giặc. Cũng tại Liêm Cần còn có Trại Nhuế – nơi Lê Hoàn đóng quân, trong đó có ao tắm ngựa, ruộng trồng cỏ để nuôi ngựa gọi là xứ Mã thực.
Rồng đen lấy nước thì mưa
Rồng vàng lấy nước thì vua đi cày.
Câu ca dao này lưu truyền ở vùng Hà Nam nhằm ghi nhớ về sự tích vị vua Lê Đại Hành đi cày với nhân dân ở vùng Đọi Sơn của huyện Duy Tiên, sau khi ông cùng quân dân Đại Cồ Việt đánh thắng quân Tống.
15. Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt từng đóng quân ở Quyển Sơn, dạy dân trồng trọt, hát dặm. Dân đã lập đền trúc, quyển sơn để thờ ngài.
16. Phạm hoa công chúa
Phạm Công chúa là con của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân. Mùa xuân năm Ất Dậu (1069) trong một lần đi đánh giặc Chiêm Thành, vua Lý Thánh Tông đã đem công chúa đi theo. Khi đến trang Cổ Viễn,công chúa xin ở lại và dạy dân ở đây sinh sống làm ăn tốt hơn. Sau bà mất tại đây, nhân dân đã lập đền thờ. https://binhluc.hanam.gov.vn/Pages/%C4%90inh-Co-Vien2077808913.aspx
17. Trần Thủ Độ
thái ấp của Trần Thủ Độ xưa ở tại Quắc Hương (thôn Thành Thị, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục)
18. Trần Khánh Dư
thái ấp Dưỡng Hòa (xã Duy Hải, huyện Duy Tiên) của Trần Khánh Dư.
…
NGƯỜI HÀ NAM
An Thái, con gái tứ nghề,
Bánh chưng năm sáu người bê chẳng vần.
Ăn rồi nhảy phốc ra sân,
Vung đôi kiếm thần, thách đấu tứ phương.
Đã nhìn thấy gái Quế Sơn
Dẫu căm cũng nhớ dẫu hờn cũng mê
Nhất đẹp con gái Bù Nâu
Chua ngoa Đanh Xá, cơ cầu Quyển Sơn
Nhất đẹp là gái làng Cầu
Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha
Nhất xinh con gái Lam Cầu
Đói nghèo cay đắng đổ đầu Quan Nha
Nhất ngon là bánh Ngãi Chiền
Trai thôn Đọ Xá, gái hiền Tất Khê.
Dịu dàng nết đất An Dương
Xưa nay là chốn văn chương nổi tài
Gái làng Chủ đủ mọi nghề
Xong nghề cày cấy lại nghề cửi tay
Cất lên giọng hát là hay
Khiến trai thiên hạ phải bay mất hồn.
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ghé qua Ngọc Lũ thăm trai làng này
Anh Khoa cốt cự tay cày
Bảy sào đất ải một ngày ngại chi
Ngọc Lũ lại có anh Thi
Bừa ngày một mẫu ai bì được sao
Ngọc Lũ lại có anh Tào
Hai tay ba bếp nồi nào cũng ngon
Gái làng dù có mấy con
Dù đẹp, dù giòn vẫn muốn lấy ba anh.
Em là con gái xứ Nam
Chăm nghề cày cấy sang làm xứ Đông
Đồn rằng xứ Bắc công cao
Trốn cha, trốn mẹ, trốn chồng mà đi.
Có lấy con gái làng Đông
Cái ngực thì đẫy cái mông thì tròn
Có lấy con gái làng Non
Chỉ được cái việc đánh con ăn quà
Có lấy con gái làng Nga
Chân tay lam lũ ăn quà quanh năm
Có lấy con gái làng Chằm
Ăn cơm xó bếp lại nằm hè sau
Có lấy con gái làng Lau
Đã giỏi hát đúm lại màu trẻ trung
Có lấy con gái làng Đùng
Trèo lên thì tới tận cùng non xanh
Có lấy con gái làng Chanh
Đã khéo làm lụng lại hiền lành dễ ưa.