TRĂNG & CỎ CỦA THẦN NÔNG

Loading

TRĂNG LƯỠI LIỀM
Trăng lưỡi liềm là trăng cắt cỏ trên trời.
Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
Mồng bảy tỏ trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy trải giường chiếu
Mười tám giương cạm
Mười chín bịn rịn
Hai mươi giấc tốt
Hai mốt nửa đêm
Giai đoạn trăng lưỡi liềm rơi vào tuần đầu tiên của tháng trăng.
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bẩy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu
Từ mùng một đến mùng sáu, mỗi ngày trăng lưỡi liềm có một tên
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
hoặc
Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
“Mồng một lưỡi trai” hoặc “Mồng một lưỡi trâu” :
– Khi con trai mở hé miệng, để thò lưỡi ra ngoài, chúng ta có thể quan sát lưỡi trai nằm ngang theo hình con trai.
– Lưỡi trâu liên quan đến lưỡi cầy
“Mồng hai lá lúa” hoặc “Mồng hai lưỡi gà” :
– Lưỡi gà là lưỡi dọc và lá lúa có thớ dọc dài suốt theo lá. Như vậy từ mùng một sang mùng hai, trăng đã đổi phương từ ngang sang dọc.
– Trong miệng chúng ta, lưỡi chính nằm ngang nhưng vẫn có thớ và dây chằng dọc theo lưỡi và lưỡi gà nằm dọc. Lưỡi ngang nằm ở khoang trung tâm của khoang miệng, có thể thò ra ngoài, giúp hỗ trợ nếm vị ăn và biểu đạt nói, còn lưỡi gà chặn giữa khoang hầu và khoang miệng.
“Mồng ba câu liêm. Mồng bốn lưỡi liềm” hoặc “Mồng ba lưỡi liềm.
Mồng bốn câu liêm” :
– Về cấu trúc
– – – Câu liêm và lưỡi liềm đều có phương chéo.
– – – Câu liêm có thể có hai lưỡi ngắn dài khác nhau cong sang hai hướng. Cán câu liêm thường dài dùng để cắt những thứ ở xa hay ở trên cao như cành cây, dây điện.
– – – Lưỡi liềm nói chung chỉ có một lưỡi khá dài, cong theo một hướng, với độ cong từ nhỏ đến lớn đến nửa vòng tròn. Cán liềm thường ngắn dùng để cắt những thứ ở gần và ở sát đất như cỏ hay lúa.
– Về vận hành
– – – Tác dụng chính của liềm là để cắt và thu những vật cắt về với mình
– – – Tác dụng của câu liêm là để cắt xé và phá huỷ (hay gây sát thương) những phần không bị cắt, nên câu liêm nằm trong bộ binh khí.
“Mồng năm liềm giật” :
– Để cắt được cỏ thì phải thu cỏ vào trong vòng cung lưỡi liềm sau đó giật lưỡi liềm về phía mình thì sẽ cắt đứt được cỏ ra khỏi gốc và thu được cỏ đã được cắt nằm trong liềm về phía mình.
– Liềm giật có thể liên quan đến trạng thái thu hoạch, thu hái, nghĩa là liên quan đến trạng thái lưỡi hái, bao gồm lưỡi hái tử thần. Lưỡi hái là một công cụ tương tự như liềm cắt lúa để thu hồn của người chết. Ở phương Đông chúng ta có quan niệm về Địa tạng vương Bồ Tát dẫn độ chúng sinh về cõi siêu sinh, thì ở phương Tây có quan niệm về Thần Chết cầm lưỡi hái tử thần. Vai trò của các vị Thần Phật này có thể rất tương tự với nhau.
“Mùng sáu phạt cỏ” hoặc “mùng sáu thật trăng” : Phạt cỏ là cắt cỏ sát gốc, sát đất.
– Với cỏ tinh huyết : Tinh trời đi từ ngọn cỏ xuống gốc, bắt đâầu từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 6 gặp huyết mẹ ở sát gốc cây. Mặt đất là nơi con người sinh sống, chính vì thế, con người nhìn trăng, thực chất là nhìn bóng trăng, vào ngày mùng sáu sẽ thật hơn
– Với cỏ dại : Phạt cỏ là “nhỏ cỏ tận gốc”
Bóng trăng từ mùng 1 đến mùng 6 ứng với bộ 6 nguyên tố cơ bản
– Lưỡi trai, lưỡi trâu : Lưỡi trai hay lưỡi trâu có cấu trúc lưỡi rộng lớn và rất dầy, mang tính Mộc Đất.
– Lưỡi gà : Lưỡi gà ngược với lưỡi trai, lưỡi trâu, thường nhỏ và mang tính Mộc Khí.
– Câu liêm : Kim – Hoả khí
– Lưỡi liềm : Kim – Thuỷ thổ
– Liềm giật : Kim – Mộc
– Phạt cỏ : Kim Hoả
Bóng trăng từ mùng 1 đến mùng 6 ứng với bộ 6 hạt lượng tử cơ bản như sau
– Lưỡi trai, lưỡi trâu : neutron
– Lưỡi gà : votron
– Câu liêm : photon
– Lưỡi liềm : electron
– Liềm giật : phonon
– Phạt cỏ : proton
—o—
TRĂNG BÀ CÒNG
Tinh thần của trăng lưỡi liềm trong ca dao gọi là bà Còng. Trăng lưỡi liềm rất mạnh về tính Kim Khí trong khi bà Còng thì lại rất Mộc Đất.
Bà rất nổi tiếng với bài đồng dao “Bà Còng đi chợ trời mưa”
Bà Còng đi chợ trời mưa
Cái Tôm cái Tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép Tôm nhặt được trả bà mua rau
Giai đoạn bà Còng đi chợ trời mưa là giai đoạn có trăng lưỡi liềm, nghĩa là từ mùng một đến mùng năm hàng tháng. Lúc này trời mưa và mưa là những giọt tinh huyết của cha Trời rải xuống mặt đất, mà mắt thường không nhìn thấy được.
Mưa trời biểu hiện rõ nhất qua sương và tuyết trong ba tiết khí cuối thu đầu đông là tiết Sương Giáng, tiết Tiểu tuyết, tiết Đại tuyết. Kể cả khi trời không có sương tuyết, trạng thái kết tinh của mưa trời vẫn sẽ xảy ra mạnh mẽ trong những tháng đầu đông, chỉ là mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.
Ba tiết cuối thu đầu đông này thường rơi vào tháng Tuất, tháng Hợi và tháng Tý. Trâu là con vật bắt được sương sớm tốt nhất vì giờ Sửu, canh giờ trâu dậy ra đồng ăn cỏ chính là giờ có sương mai. Chuột đồng cũng là con vật ăn được sương mai khi chúng ăn lúa đồng.
Giai đoạn cuối thu đầu đông này có lễ Mùa mới mà chúng ta nấu cơm cúng Thần Nông.
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng
Liên quan đến bà Còng còn có một bài ca dao khác
Bà đi bà cưỡi con công
Bà về bà cưỡi gốc vông bà về
—o—
TRĂNG LƯỠI LIỀM & THẦN NÔNG
Nhà nông gieo trồng và thu hoạch đều theo lịch âm. Vì trăng liên quan đến mùa vụ, cho nên Trăng và Thần Nông phải liên quan đến nhau.
Trong tranh vẽ cổ về Thần Nông thì Thần Nông có sừng trâu, trán đồng, đầu sắt, đuôi bọ cạp, chân rết.
– Thần Nông cầm cái lưỡi cầy đôi âm dương (lưỡi trâu) ở tay để cắt xẻ và tạo luống trên đất
– Thân Nông có hai sừng âm dương dọc chéo trên đỉnh đầu
Chia sẻ:
Scroll to Top