“Bắt cóc bỏ đĩa” với bọn lề là một kiểu hành động không hiệu quả nhằm giải quyết một tình thế ngắn hạn, thậm chí hành động này trong mặt bọn lề bị coi là ngớ ngẩn.
“Bắt cóc bỏ đĩa” với bọn lể đơn giản hơn nhiều : tao thích gì tao làm nấy, không cần phải có mục đích cụ thể hay tầm nhìn lâu dài gì cả. “Bắt cóc bỏ đĩa” thậm chí được coi là một trò chơi. Tao bắt một con cíc bỏ vào đĩa, khi con cóc nhảy ra khỏi đĩa thì tao lại bắt nó vào đĩa, rồi con cóc lại nhảy ra, rồi tao lại bắt vào, tao thấy rất vui. Nhịp điệu của việc “bắt cóc bỏ đĩa” chính là “lể vào, lể ra, lể vào, lể ra … “, một nhịp điệu có tính đặc trưng của lể. Bắt cóc bỏ đĩa gợi lên những âm điệu sâu xa trong tâm hồn bọn lể về bản chất của mình. Rất nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đu dây … và làn điệu dân gian như quan họ, mô phỏng nhịp điệu lể ra và lể vào để nuôi dưỡng trong tâm hồn lể một thanh âm rất gốc với linh hồn mình.
Vui chơi, thư giãn, nghệ thuật, và hưởng thụ từng chi tiết của cuộc sống là điểm mạnh của bọn lể. So với bọn lể, bọn lề khô khan hơn nhiều, cho nên nếu bọn lể mà “bắt cóc bỏ đĩa” thì là vui chơi, còn bọn lề mà “bắt cóc bỏ đĩa” thì là hành động thiển cận chỉ có hiệu quả trước mắt.