Có thể dùng thiền để chữa các ca bệnh nặng hay các ca cấp cứu không ? Xin đưa vài ví dụ để các bạn tự đọc và tự trả lời
– Trường hợp 1 : Đầu năm nay, một học sinh lớp thiền vào viện cấp cứu rồi phải thở oxy. Bạn vẫn phải lên lớp để nghe giảng rồi tự thiền trên giường bệnh để tự chữa cho mình. Cô giáo mở gói cá nhân chữa cho bạn, nhưng bạn vẫn phải tự tham gia vào chữa ca của chính mình. Kết quả nằm viện mất 3 tuần mất mấy trăm triệu.
– Trường hợp 2 : Vào tháng trước, con của một bạn học sinh bị cấp cứu nằm viện đến ngày thứ 2 thì bạn học sinh nhắn cô giáo. Cô giáo chỉ có thể hướng dẫn mẹ làm một kỹ thuật đã học để tự đỡ cho con, chứ cô giáo cũng không đỡ được. Cũng may mà kỹ thuật này hiệu quả.
– Trường hợp 3 : Năm ngoái, có bạn học sinh muốn tự sinh con nhưng gia đình chả ai đỡ được, nên vẫn sinh ở bệnh viện. Lúc trở dạ, bạn nhắn tin cho cô giáo, thì cô giáo và một số bạn khác vào thiền đỡ trường năng lượng lúc sinh. Thực ra sinh và tử là hai tiến trình luôn có mặt gia tiên để đỡ, chỉ là thiền sẽ giúp thêm cho người mẹ có được trường năng lượng hoà hợp tốt hơn với gia tiên.
– Trường hợp 4 : Đám tang có thể được coi là một trường hợp cấp cứu, vì việc an thân, an giường của người mất cần làm rất gấp và rất chính xác theo tiến trình sự sống và cái chết, mà ẩn giấu đằng sau các thủ tục đám tang. Người mất có đi qua được các bước này hay không là do thực lực của họ trước khi mất. Người mất cũng được gia tiên đỡ mà gia tiên có đỡ được hay không cũng là do người mất lúc sống có quan tâm đến gia tiên hay không. Người thiền cũng sử dụng trường năng lượng để phụ cùng gia tiên đỡ người đã khuất đỡ cho người đã khuất làm việc mà chính họ cần làm tốt hơn, chính xác hơn, cho kịp tiến trình của tang lễ mà thôi, còn mọi việc người mất đều tự làm.
– Trường hợp 5 : Lớp thiền Vipassana nâng cao năm nay tâp trung vào an thân từ khu vực răng miệng. 3 bạn phải đi bác sỹ vì đau răng, 2 bạn đau răng nhưng quyết cầm cự. Giai đoạn chốt các lớp thiền nâng cao bao giờ cũng là lúc gay cấn nhất. Một số bạn ốm lăn quay và cả người thân cũng ốm. Có bạn vừa thiền vừa xem các diễn biến xảy ra trên cơ thể mình và xảy ra song song ở người thân đang bị ốm. Đây là tình hình chung của các lớp thiền qua nhiều năm. Ốm là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đi qua các chuyển đổi quá lớn. Thiền chỉ giúp việc chuyển đổi cơ thể mà cần xảy ra sẽ được xảy ra đúng lúc đúng chỗ, chứ không ngăn được ốm, vì chuyển đổi cơ thể thường nặng hơn so với trình độ thiền. Nhưng mục đích của các bạn học sinh lớp thiền lúc này là chuyển đổi được cơ thể của mình và gia đình, chứ không phải là giữ nguyên hiện trạng và không ốm.
Có thể dùng thiền để chữa các ca bệnh nặng hay các ca cấp cứu không ? Câu trả lời là được nhưng mà thiền là tiến trình vừa chậm vừa khó khăn, cơ bản không thể nào mà đáp ứng được các tình huống khẩn cấp dạng cấp cứu và muôn vàn nhu cầu chữa bệnh của mỗi người.
Nhiều năm trước, cô giáo đi dạy trong Sài Gòn, được một bạn mời đi ăn ở nhà hàng. Chả may, cô giáo chưa ăn hết bữa, chưa rời bàn ăn thì đã bị đau bụng, trong khi những người khác không sao cả. Người mời ăn bình thường gặp tình huống này chắc chắn sẽ áy náy lắm, thậm chí có thể phải vào bếp hỏi xem đồ ăn được nấu ra sao, nhưng bạn mời cô giáo ăn khảng khái nói rằng cô giáo dạy thiền chữa lành mà không tự chữa được bệnh đau bụng và khuyên cô giáo nên theo phương pháp chữa lành của bạn, mà chỉ cần truyền năng lượng vào thức ăn và cơ thể là khỏi bệnh ngay. Người ham thích dùng năng lượng để đổi trắng thay đen sự thực về thức ăn và bệnh tật trong chớp mắt, không bao giờ có thể đi trên con đường hành thiền mà vừa dài và vừa khó vì đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm cá nhân và sự tôn trọng hiện thực. Con đường chữa lành đáp ứng được nhu cầu phủ nhận hiện thực căn bản trong chợp mắt như vậy chỉ có thể là tự kỷ ám thị, hoang tưởng hoặc tà thuật mà thôi.
Thiền là cả một quá trình tìm hiểu và chấp nhận cuộc sống mà gồm sinh, lão, bệnh, tử. Thiền không thể làm thay đổi tiến trình đó mà chỉ làm cho quá trình đó đầy đủ, trọn vẹn và ý nghĩa hơn mà thôi.
Cấp cứu và thiền là những tiến trình xảy ra vào những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống mà nên bổ sung cho nhau hơn là thay thế và phủ nhận lẫn nhau. Ví dụ ngã xe ngoài đường thì nên đi bệnh viện sơ cứu hay cấp cứu. Biết thiền hay không biết thiền thì vẫn cần sơ cứu và cấp cứu. Còn muốn thiền thì cứ sơ cứu và cấp cứu đã, rồi tự học thiền và tự thiền để tìm hiểu về tai nạn để có hướng xử lý các bước tiếp theo sau. Nhưng cấp cứu mất vài ngày, vài tuần còn học thiền cơ bản cũng mất vài tháng và hành thiền đích thực là suốt cuộc đời.
Tư duy của hầu hết những người chữa bệnh là làm sao để không bị bệnh và không bị chết, trong khi thành tựu cao nhất của người hành thiền chỉ thể hiện rõ nhất trong thời khắc cuối đời của họ.
Mục đích của hầu hết người hành thiền ở mức cơ bản chưa phải là nhập Niết bàn hay Giải thoát như đức Thích Ca, nhưng cũng chẳng phải là bình an hay chữa bệnh, mà người hành thiền thông qua qúa trình tự hành thiền lâu dài đạt được trạng thái tự quan sát, tự thấu hiểu, tự chuẩn bị và tự mình vững bước một mình trong cả một tiến trình sống từ sinh đến tử.