Thần Tài

Loading

Ngày vía Thần Tài mùng 10 Tết
Mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài.
Đây là ngày lễ đầu tiên của năm sau Tết Nguyên đán và trước Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng).
Về Tiết khí : Tết Thần Tài có thể rơi vào tiết khí : Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thuỷ
SỰ TÍCH NGÀY VÍA THẦN TÀI 
Thần Tài tham gia bữa tiệc thiên đình nhưng uống nhiều rượu quá, nên Thần tài say rượu rơi xuống trần gian và va đầu vào đá, bất tỉnh. Thần Tài tỉnh dậy thì không có quần áo trên người vì quần áo, mũ nón thiên đình của Thần Tài đã bị mọi người lột hết đem bán, và Thần Tài cũng không nhớ mình là ai nữa sau khi bị va đầu vào đá. Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên đi lang thang khắp nơi xin ăn.
Có một cửa hàng kinh doanh buôn bán heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin nên mời vào. Thần Tài ăn rất nhiều và kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách kéo đến quán heo quay nườm nượp. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng cũng chuyển hết qua quán bên này ăn. Người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, nên đuổi Thần Tài đi như đuổi một kẻ ăn mày. Thế là cả ngày hôm đó, quán heo quay lại ế ẩm.
Quán đối diện ngày xưa rất đông khách, nay vắng tanh, thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến ăn quán của mình.
Rồi mọi người lại kéo Thần Tài đi đến cửa hàng quần áo. Nào ngờ gặp đúng lại bộ quần áo của ông bị bán. Sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Từ đó có tục thờ Thần Tài. Ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, chính là ngày Thần Tài bay lên trời
Các sự kiện xảy ra với Thần Tài
– Làm quan trên Thiên Đình, dự tiệc Thiên Đình, uống rượu say
– Rơi xuống hạ giới đập đầu vào đá, bị mất quần áo và cũng quên mất mình là ai
– Đi xin ăn, được các cửa hàng mời vào ăn và khách hàng theo Thần Tài vào cửa hàng
– Bị đuổi khỏi cửa hàng ăn thì khách hàng cũng đi ra khỏi cửa hàng ăn
– Bị giằng giật bởi các chủ quán hàng, để mong khách hàng kéo đến quán của mình
– Được đưa đến cửa hàng quần áo, nhớ ra mình là ai, bay về trời
Như vậy Thần Tài đã hoàn thành các nhịp vận hành không gian sau
– Ở trên Thiên Đình —> Rơi xuống hạ giới —> Quay lại Thiên Đình
– Mặc quần áo quan Thiên Đình —> Mất quần áo & quên mất mình là ai —> Tìm lại được quần áo Thiên Đình & nhớ ra mình là ai
– Vào các cửa hàng —> Ăn tại cửa hàng + Trả cho cửa hàng luồng khách —> Rời khỏi cửa hàng
Luồng của Thần Tài quản lý
– Luồng vào một không gian/chu kỳ thời gian
– Luồng ra khỏi không gian đó, trong chu kỳ thời gian đó
SỰ TÍCH THẦN TÀI CHUI VÀO ĐỐNG RÁC

Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện.

Một dị bản khác viết rằng : Ngày xưa có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo gặp một bé gái ăn mặc rách rưới gày gò xanh xao. Động lòng trắc ẩn ông lái buôn đưa cô bé về nhà làm con nuôi và đặt tên là Như Nguyệt. Đem cô bé về nhà nuôi được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu, nhưng cũng trở nên ác độc keo kiệt. Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không may Như Nguyệt làm vỡ chiếc bình quý, Âu Minh đã đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi.

Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.

Âu Minh và Như Nguyện là một cặp âm dương
– Âu Minh là chủ thể của nguyện, người đưa ra lời nguyện, người có ý nguyện, âu minh là cái âu chứ minh, với âu là âu cơ, là cơ thể, còn minh là hồn, là tinh thần.
– Như Nguyện là người thừa hành ý nguyện của Âu Minh
Quan hệ của Âu Minh và Như Nguyện là
– quan hệ ông chủ – người hầu : chủ ra lệnh và người hầu làm theo như nguyện của chú,
– quan hệ đầu óc – chân tay : đầu óc điều khiển chân tay, và chân tay làm theo như nguyện của đầu óc
– quan hệ của thể trí – cơ thể
– quan hệ của thể hào quang với cơ thể,
– quan hệ của thân thể với linh hồn
Âu Minh đánh Như Nguyện, nghĩa là
– chủ đánh người hầu
– đầu óc đánh tay chân
– thể vật lý đánh thể hào quang
– thể vật lý đánh tâm trí
– thân thể đánh linh hồn
Như Nguyện và Rác là âm dương với nhau
– Cái gì như nguyện của chúng ta thì chúng ta muốn giữ cái đó lại, chúng ta coi cái đó là gia tài, tinh thần của cái được giữ đó gọi là Thần Tài, cho nên Như Nguyện là Thần Tài
– Cái gì trái vớ nguyện của chúng ta, thì chúng ta muốn vứt bỏ cái đó đi, thì cái đó chính là rác, như vậy
Như vậy
– Khi Như Nguyện được giữ gìn, Như Nguyện là Thần Tài,
– khi Như Nguyện bị đánh, bị chối bỏ, bị vứt bỏ, thì Như Nguyện là rác
Như Nguyện bị đánh thì Như Nguyện là rác, Như Nguyện là Rác, mà Như Nguyện và Rác là âm dương của nhau, khi Như Nguyện là một với Rác thì âm dương hợp nhất trở về số không, nghĩa Như Nguyện biến mất.
Vậy hồ Thanh Thảo là cái gì và Thuỷ Thần ở hồ này là ai ?

TỤC KIÊNG QUÉT RÁC ĐẦU NĂM

Có tục kiêng quét nhà ngày Tết, nếu cần quét nhà thì vun rác vào góc nhà chứ không hốt rác đổ đi hoặc quét ngược từ ngoài nhà vào trong nhà. Dân gian có câu
– Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài.

Một trong các nguyên nhân của việc này là người ta cho rằng
– Mùng 1 làm gì cả năm làm thế

Nếu mùng một chỉ nghĩ đến rác, thì đối tượng chính mà chúng ta quan tâm trong cả năm mới là rác. Nếu hành động trong ngày mùng một là quét rác, thì hành động chính của cả năm là vứt bỏ. Thế thì coi như dông cả năm. Cho nên có câu
– Quét rác mùng 1 thì dông cả năm

Việc kiêng rác và tránh quét dọn này không chỉ đúng cho ngày mùng 1 Tết mà còn đúng cho thời gian bắt đầu của bất kỳ cái gì quan trọng mà cần thời gian để xây dựng và phát triển như
– ngày nhập trạch
– ngày đầu đời
– ngày đầu dự án
– ngày đầu hẹn hò
– ngày đầu ra mắt

Bởi vì thời gian đầu của bất kỳ cái gì như một năm mới hay một cuộc đời mới đều cần sự sáng tạo và cởi mở.

Trong thời gian đầu luôn có những cái không như ý nguyện của chúng ta mà chúng ta coi là rác nhưng có khi sự cố chấp của chúng ta về sạch sẽ và trật tự ngay vào giai đoạn đầu một tiến trình mới chính là một thứ rác cần vứt bỏ.

Dọn rác, vứt rác và sắp xếp mọi thứ vào trật tự là hành động phù hợp với giai đoạn kết thúc như
– Kết thúc bữa ăn
– Kết thúc dự án
– Kết thúc hôn nhân
– Kết thúc năm, hay dọn nhà trước Tết
– Kết thúc việc ở trong một căn nhà để chuyển sang nhà mới

Ngay cả với những việc diễn ra thường xuyên như công việc nội trợ, chúng ta cũng không nên theo đuổi trật tự và sạch sẽ như là mục đích và nguyên tắc căn bản. Dọn rác để đảm bảo trật tự và sạch sẽ vẫn luôn chỉ là nguyên tắc của việc kết thúc mà thôi như
– dọn mâm và rửa bát phải làm sau bữa ăn
– gấp chăn và dọn giường phải làm khi thức giấc

Chúng ta cũng không nên
– bắt đầu bữa cơm bằng việc dọn bàn ăn
– bắt đầu đi ngủ bằng việc dọn giường.
– bắt đầu ngày mới bằng việc dọn nhà
– bắt đầu kỷ nghỉ lễ bằng việc dọn dẹp

Chúng ta không nên bắt đầu bất kỳ bữa cơm bằng việc dọn bàn ăn. Nếu cần lau dọn bàn ăn, hãy làm việc trước khi dọn cơm, còn chừng nào vẫn có người đang ăn trên bàn, người ta sẽ kiêng không dọn đồ ăn, mà đợi cho đến người cuối cùng thực sự kết bữa cơm của mình, thì việc dọn dẹp thức ăn và lau dọn bàn ăn mới bắt đầu.

Dù trật tự và sạch sẽ là cái mà chúng ta mong muốn cho căn nhà và gia đình mỗi ngày và ngày Tết, nhưng trật tự và sạch sẽ không phải mục đích của công việc nội trợ và càng không phải là mục đích của ngày Tết.

Vai trò của người phụ nữ không phải là giữ cho ngôi nhà sạch sẽ và gia đình trật tự, bằng cách dọn rác. Công việc nội trợ của người phụ nữ là để chăm lo bữa ăn và giấc ngủ, là để đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình.

Ngày Tết có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và sâu sắc với mỗi con người và mỗi gia đình. Chúng ta dọn nhà để đón Tết chứ không phải chúng ta dùng Tết để dọn nhà.

Hãy giữ ý nghĩa của quan hệ gia đình trong tim bạn mỗi ngày và ngày Tết và buông bỏ ám ảnh về rác và dọn dẹp đi, không chỉ cho ba ngày đầu năm mà cho mỗi ngày của cuộc sống gia đình.

THẦN TÀI 

Thần tài là vị Thần vận hành cái Tài, trong đó Thần là chủ thể, Tài là đối tượng
  • THẦN là chủ thể
    • Thần tài đối xứng với Thổ địa và nằm trong bộ Chủ thể bản mệnh là Thần tài, Thổ địa và Đầu nhau của mỗi sự sống từ con người đến đất đai, hành tinh
    • Tài chủ : người chủ tài sản, người cho vay
    • Tài gia

– Tài gia là cha ăn cướp,

  • TÀI là đối tượng
    • các hành động về tài
      • so tài
      • thi tài
      • vận tài
      • nạp tài

– Trăng rằm mười sáu trăng treo
Anh về sửa soạn mua heo nạp tài

      • nộp tài

– Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
Bước ra ngoài than vắn thở dài
Không biết phụ mẫu em mua sắm để xài
Hay là ai đến nộp tài cho em?

    • các trạng thái về tài
      • hữu tài,

– Anh thấy em xấu dạng hữu tài
Anh kiếm lời trăng gió vắn dài gạt em

      • có tài

– Bảng treo tại chợ Cai Tài
Bên văn bên võ ai có tài ra thi.

– Có tài thì vượt sông Gianh
Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua

      • bất tài

– Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Gái vô duyên chưa nói đã cười

      • đại tài, tài cao
      • lắm tài, đa tài, nhiều tài,
– Thợ mộc Thái Yên lắm tài
Thứ nhất cửu Ngãi, thứ hai cố Hồng
– Tiếng đồn chàng hay chữ
Tài ngang tú cử
Lại đây em hỏi thử đôi câu:
Ngọt ngay nước chảy dưới cầu
Gọi cầu Nước Mặn bởi đâu hỡi chàng?
– Thật thà là thói hồng nhan
Ăn xuôi nói ngược thế gian lạ gì,
Mặn chằng nước vũng Đề Gi
Gọi đầm Nước Ngọt lẽ gì hỡi em?
    • các dạng tài
      • tài vận,
      • tài lộc
      • tài khí
      • tài vật,
      • tài lực
      • tiền tài

– Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi

– Tiền tài như phấn thổ,
Nhân nghĩa tựa thiên kim
Đứt dây nên gỗ mới chìm
Người bất nhân bất nghĩa kiếm tìm làm chi.

– Sợ em tham chốn tiền tài
Dứt đường nhân ngãi lâu dài bỏ anh

      • bạc tài

– Bạc tài không bằng dài vốn

      • gia tài

– Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài.

      • tài cán,
      • tài năng,
      • tài tình
      • tài trí,
      • tài ngõ :

– Có tài có ngõ thì gõ với nhau

      • hoạch tài :

– Anh ham giàu là anh ham dại
Của hoạnh tài người lại mau hư

      • tài sắc

– Trăm năm xe sợi chỉ hồng
Buộc người tài sắc vào trong khuôn trời
Bao giờ tài sắc có lời
Thì ta lại cởi khuôn trời cho ra

      • tài chính,
      • tài phùng

– Mộc tượng xã Trung,
Tài phùng xã Thượng,
Nề tượng Phương Đê

      • tài liệu
      • tài mà
      • tài bàn

Lấy chồng gặp phải kẻ tồi

Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu với say
Khi nay thuốc phiện khi mai tài bàn

– Biết ai than thở sự tình
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say
Khi nay thuốc phiện khi nay tài bàn
Nói ra mang tiếng phũ phàng
Nín đi thì não can tràng xiết bao
Cũng thì phận gái má đào
Người thì gặp được anh hào đảm đang
Mình thì cũng dự phấn hương
Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nào

    • các người tài 
      • tú tài

– Nghe tin anh thi đỗ tú tài
Dừng chân em hỏi cây xoài mấy bông?
– Em về đếm cá dưới sông
Lòng tong là số nụ bông cây xoài

– Đi đâu mang sách đi hoài
Cử nhơn không đậu, tú tài cũng không

      • nhân tài

– Nhân tài như thể bách hoa
Hoa sen thơm ngát hoa trà đẹp tươi

      • trai tài

– Gái ham tài, trai ham sắc

– Trai tài gái sắc

– Gái khéo vá vai,
Trai tài phủ nóc

      • anh tài

– Tai quặp về trước bủm tròn
Không cháu tể tướng cũng con anh tài

      • tài tử

– Anh đây tài tử giai nhân
Vì tình nên phải dấn thân giang hồ
Nói đây có chị nằm đò
Mận xanh ăn vậy, đừng chờ đào non

      • thiên tài
      • địa tài

RÁC

Rác là gì ? Hãy thử tìm hiểu về rác qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ và ngôn ngữ
  • Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài
  • Tiêu tiền như rác
  • Khinh người như rác
  • Xem như cỏ rác
  • Coi như rơm rác
  • Như rác như rơm
  • Rác nọ chê rơm
  • Xem bói ra ma quét nhà ra rác
  • Gái có chồng như chông như mác
    Gái không chồng như rác như rơm.
  • Gỗ cẩm lai cậy cứng
    Gỗ huỳnh đàn cậy thơm
    Rác nọ chê rơm
    Như cá cơm ghét cá rói

Các loại rác

  • Rác theo chất liệu : Rác gỗ, rác mía, rác giấy, rác nhựa …
  • Vật chứa, nơi chứa rác : Túi rác, thùng rác, bãi rác, hố rác, xe rác
  • Rác rưởi, rác thải, rác bẩn
  • Cỏ rác, rơm rác
  • Nguồn rác
    • – Rác xả định kỳ khỏi cơ thể con người, động vật, cây cối như lá rụng, hoa rơi, tóc rụng, ghét bẩn trên da …
      – Rác tách ra khỏi thức ăn khi chế biến thực phẩm như rễ cây, cành già, lá úa khi nhặt rau, vỏ trứng khi đập trứng, nước gạo khi vo gạo …
      – Rác bao gói như hộp, bao ni lông, giấy gói…xả ra khỏi sản phẩm khi sử dụng sản phẩm lần đầu
  • Hành động gây rác
    • Rác nhà, cửa, đường …:
      • Rác nhà rác cửa
    • Rác mắt, tai, đầu … :
      • Nhìn cho rác mắt
      • Nói cho rác tai
      • Nghe cho rác đầu
  • Hành động với rác
    • Xả rác
    • Vứt rác
    • Đổ rác
    • Quét rác
    • Nhặt rác
    • Dọn rác
    • Vun rác
    • Đốt rác
    • Xử lý rác
    • Phân loại rác

Địa danh

  • Sông Rác ở Kỳ Anh Hà Tĩnh & hồ sông Rác

Rác hữu cơ do cơ thể tạo ra ví dụ cơ thể người

  • Các hành động xả rác của cơ thể
    • – Ỉa,
    • – Đái
    • – Nôn, trớ, ho, khạc
    • – Gào thét, chửi bới, khóc lóc
    • – Bong da
    • – Tiết dịch
    • – Hành kinh, xuất tinh
  • Các loại xả của cơ thể
    • – Da,
    • – Bã da, gỉ tại các cổng
    • – Lông, tóc
    • – Răng, móng
    • – Mồ hôi, nước mắt, dịch tại các cổng
    • – Tinh trùng, tinh dịch,
    • – Trứng, kinh nguyệt
SỰ TÍCH ÔNG ĐỊA BỤNG BỰ

 Ngày xưa, Ông Địa cũng có cái bụng bình thường như bụng của mọi người. Thuở đó, Ông Địa có kết thân với Hà Bá. Trong vùng có một mụ góa bụa, tính khí rất chua ngoa, nhưng mụ lại có cô con gái rất đẹp. Mụ mắc phải cái tật, hễ cất tiếng chửi con thì y như có mấy lời đầu lưỡi: – Má mày Hà Bá! Thấy vậy, Ông Địa mới tìm gặp Hà Bá, vừa thiệt, vừa giỡn, bảo rằng: – Nè Hà Bá, anh tốt phước quá! Ở đây, ngày nào cũng có người nói muốn hiến con gái cho anh đó. Mà lại con gái đẹp kia chớ. Hà Bá mừng quá liền hỏi: – Thiệt vậy không? Mà ai vậy? Nhờ anh làm mai dùm tôi liền đi nghe. Ông Địa bằng lòng và dẫn Hà Bá đi. Hôm sau, trời vừa sáng, Hà Bá theo Ông Địa đến cổng nhà mụ góa nọ. Còn sớm, cô con gái út ngủ chưa dậy, chỉ mới có bà mẹ dậy quét dọn sân nhà. Giữa sân có con chó cái, ý chừng phải thức canh nhà nên vẫn còn nằm lì ở đó, đuổi chẳng chịu đi. Đuổi hoài chẳng được, mụ ta nổi xung trở cán chổi đập con chó một cái, chửi: – Cái đồ Hà Bá! Thiệt nào ngờ? Hà Bá giận quá chừng liền đạp cho Ông Địa một đạp và chửi: – Đồ khốn! Dám lừa tao! Dẫn tao đi để gả cho con chó cái này hả? Ai ngờ mới có một đạp, Ông Địa đã rớt tỏm xuống kinh. Không tính tới sự oái oăm này, nên Ông Địa mắc cười quá, té xuống kinh mà vẫn cười ngất, thành thử ông uống phải nước kinh nhiều quá. Đến nỗi, cái bụng ông phình ra, rồi cứ lần lần bự dần, đến chang bang như bây giờ”.

Chia sẻ:
Scroll to Top