MẠT
MẠT : CẤU TRÚC
Mạt là các hạt bong ra ra từ bề mặt gỗ hay kim loại chịu ma sát cắt gọt. Có hai dạng mạt chính là
– Mạt mộc : sinh ra từ cưa và mài gỗ
– – – Mạt cưa : mạt sinh ra từ việc cưa gỗ
– – – Mạt bào
– – – Mạt gỗ
– Mạt kim : sinh ra từ cưa và mài kim loại,
– – – Mạt sắt
– – – Mạt nhôm
– – – Mạt đồng
Lấy chồng thợ mộc sướng sao
Mạt cưa rấm bếp, vỏ bào nấu cơm
Vỏ bào còn nỏ hơn rơm
Mạt cưa rấm bếp còn thơm hơn trầm
– Mạt cưa mướp đắng
Truyện Kiều có câu:
“Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”
Có anh nọ lấy mạt cưa giả làm cám đem bán, tình cờ gặp một anh khác đi buôn dưa chuột. Anh này bán cám giả cho anh kia, đồng thời mua dưa chuột về ăn. Không ngờ đó chỉ là những quả mướp đắng giả làm dưa chuột mà thôi. Cả hai người này được gọi chung là hạng “mạt cưa mướp đắng”. Đó là những kẻ lừa lọc, gian dối, lưu manh, vô lại rồi cũng sẽ tự hại lẫn nhau.
—o—
Mướp đắng đã có mạt cưa
Bố mày khéo lừa lấy được mẹ bay
—o—
Mướp đắng đã có mạt cưa
Bố bay hay lừa gặp mẹ hay điêu
– Đá mạt : bụi đá, vụn đá do cưa xẻ
– Gỉ mạt : mạt sinh ra do kim loại bị ăn mòn, bị oxy hoá
—o—o—o—o—
MẠT : VẬN HÀNH
Các vận hành tạo mạt qua ma sát
– Mạt sát : Mạt tạo ra do ma sát bằng âm thanh
– Mạt giũa : Mạt tạo ra do ma sát bằng công cụ giũa
– Mạt tán : Mạt tạo ra do ma sát bằng búa tán
– Mạt bào
– Mạt cưa : Mạt tạo ra do mạt sát bằng cưa
– Mạt học : Học những cái vụn vặt, chắp vá
– – – Mạt học phu thụ : học những cái vụn vặt, chắp vá, tiếp thu thô thiền
—o—o—o—o—
MẠT : TÍNH CHẤT
MẠT : Kết thúc bằng phân mảnh, suy thoái kéo dài, chuyển tử suy thoái này sang suy thoái khác cho đến khi kết thúc. Sự kết thúc này khác bằng việc kết thúc do đạt được kết quả cuối cùng
– Mạt kiếp
– – – Mạt kiếp lưu đầy
– Mạt vận
– – – Mạt vận cùng đồ
– Mạt thời
– – – Thời Lê mạt
– Mạt thế
– Mạt kỳ
– Mạt phục : Hằng năm nước lũ dâng lên ba thời kì là sơ phục, trung phục, mạt phục, trong mạt phục là kỳ cuối cùng
– Mạt đời
—o—
– Dở mạt
– Đốn mạt
– Hèn mạt
– Rẻ mạt,
—o—
– Mạt nghệ
– Mạt hạng
– Mạt pháp : Trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Á nhất là Tịnh độ tông, Mạt pháp là từ giai đoạn ở đó các Pháp mà Phật dạy đã trở nên mai một (Mạt) và chỉ còn là các hình thức vụn vặt. Trong giai đoạn Mạt Pháp đa số tu sĩ và tín đồ không hiểu hoặc hiểu sai Phật pháp. Thời điểm Mạt Pháp bắt đầu được cho là 1500 năm sau khi Thích Ca nhập niết bàn. Mạt Pháp là giai đoạn tiếp sau Chính Pháp và Tượng Pháp.
– Mạt lộ : đường cùng
– – – Anh hùng mạt lộ : Anh hùng sinh ra do đường cùng
—o—
MẶT = TRẠNG TỪ
– Mặt lắm là = Cùng lắm là
—o—
MẠT : SINH VẬT
– Mạt hay còn gọi Mạt rệp, Bọ mạt
– – – Mạt nhà là một loài mạt thuộc lớp Hình nhện, kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm, mắt thường con người không thể nhìn thấy được.
—o—o—o—o—o—
MẠT : HẠT ĐƠN VỊ
Mạt hay hào mạt là các hạt khô, rời rạc như tro bụi, bụi cát, vật rất nhỏ … sinh ra từ lực ma sát khô có tính chất kim hoả.
– Hào mạt :
– – – Soi nơi hào mạt
Mạt cùng nằm trong bộ vật chất “bụi” như
– – – Cát
– – – Sa
– – – Phấn
– – – Tro
– – – Bụi
– – – Mạt
– – – Mùn
Mùn được sinh ra do gỗ mủn ra dưới tác động của ma sát ẩm vào các cấu trúc mộc, còn cấu trúc kim mủn ra dưới tác động của ẩm gọi là gỉ
– – Mạt cưa (khô, ma sát hoả kim) – Mùn cưa (ẩm)
– – Mạt sắt (khô, ma sát hoả kim) – Gỉ sắt (ẩm)
Mạt cưa, mùn cưa, mạt sắt, gỉ sắt khi ngâm nước hay để ẩm đều có thể chuyển thành mùn đất.
Cát : là các hạt đơn vị có thể kết nối thành khối hoặc phá huỷ khối.
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—
MÁT
MÁT – CẤU TRÚC
– Hơi mát : khối lượng hơi thiếu
MÁT – TÍNH CHẤT
Mềm như lạt, mát như nước.
– Người mát : không còn sốt
– Rau mát, đồ mát
– Trời mát
– Nước mát
Nước Tây Hồ vừa trong vừa mát
Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi
Cô kia bóng bẩy làm chi
Để cho anh ấy đi đi về về.
Chợ Bưởi nằm ven Hồ Tây, thuộc quân Tây Hồ, Hà Nội. Chợ Bưởi nổi tiếng nằm ở nơi giao của sông Tô Lịch và sông Thiên Phù (cũ), ở góc Tây của Hồ Tây, nơi cũng góc tường thành ngoài của Hoàng Thành Thăng Long xưa, và ở ngay bên chợ có nhiều đình, đền nổi tiếng như đình An Thái.
—o—
Giếng Bình Đào vừa trong vừa mát
Đường Bình Đào lắm cát dễ đi
Em ơi má thắm làm chi
Để anh thương nhớ mấy con trăng ni không về
Bình Đào Địa danh nay là vùng đất bao gồm hai xã Bình Minh và Bình Đào, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam.
—o—
– Gió mát
Trăng thanh, gió mát
Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát
Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi
Phương Mai, Gành Ráng tương tri
Ngâm câu “Thuỷ tú sơn kì” thảnh thơi
Đây là các địa danh của Bình Đinh.
—o—
– Trời mát
– Mát mắt, mát mặt
– Mát lòng, mát dạ, mát ruột, mát gan
– Mát mẻ
– Mát tính
– Mát tay
MÁT – VẬN HÀNH
– Mát mặt
Gió trăng mát mặt, muối dưa chay lòng
Mưa lúc nào, mát mặt lúc ấy
– Nói mát, chửi mát
– Hờn mát
– Cười mát
– Cân mát
– Ngồi mát
Ngồi mát ăn bát vàng.
– Quạt mát
– Tắm mát
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu nhành cây đa
– Hóng mát
– Cân mát : cân thiếu
– Tản mát là hoả khí mộc, đối xứng với hoả thổ tập trung
– Cầu mát, lễ cầu mát
– Lễ mát nhà