TẤM CÁM & BỐNG BANG

Loading

CÁ BỐNG CỦA TẤM CÁM
Nhịp điệu cuộc đời của người nữ từng hơi thở, từng nhịp bước đi, kinh nguyệt và cả cuộc đời của người con gái đều đi theo bóng trăng.
Câu chuyện Tấm Cám mô tả sự chuyển hoá của tính nữ qua một chu kỳ bóng trăng tính từ ngày mùng một
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bẩy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu
hoặc

Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
Mồng bảy tỏ trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy trải giường chiếu
Mười tám giương cạm
Mười chín bịn rịn
Hai mươi giấc tốt
Hai mốt nửa đêm

—o—
TẤM & CÁM ĐI BẮT CÁI TÔM, CÁI TÉP
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng!
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước.”
Sự kiện Tấm Cám đi bắt tôm tép xảy ra vào tuần trăng đầu tiên mà bóng trăng có hình lưỡi liềm
Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
—o—
TẤM TÌM THẤY CÁ BỐNG
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Bấy giờ Bụt đang ngồi trên tòa sen, bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống hỏi:
– Vì sao con khóc?
Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:
– Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?
Tấm nhìn vào giỏ rồi nói:
– Chỉ còn một con cá bống”
Thời khắc Tấm nhìn thấy con cá bống là mùng bảy bởi khi bóng trăng tỏ, con cá Bống – bóng của cả Tấm và Cám cũng tỏ.
Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
Mồng bảy tỏ trăng
Tấm gặp được cá Bống là thời khắc cực kỳ quan trong cuộc đời một người con gái. Đó là thời điểm hình kết nối được với bóng, thân kết nối được với thân rốn ối nhau như lúc còn trong bào thai. Lúc đó tính nữ đạt được sự cân bằng, sự trọn vẹn, bay bổng mà vẫn kết nối nguồn cội.
—o—
TẤM NUÔI CÁ BỐNG
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Bụt dặn Tấm
– Con đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này:
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.
Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.”
Như vậy, hai chị em cùng đi bắt tôm tép nhưng
– Tấm làm quần quật, Cám chỉ chơi
– Cám lấy hết cả rổ tôm tép để kể công với mẹ và để ăn, Tấm chỉ lấy con cá Bống để nuôi
Việc này nghe qua thì bất công nhưng thực rất hợp lý vì Tấm Cám đều “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
– Tấm là bóng còn Cám là hình, nên Tấm làm việc thì quần quật nhưng lại chỉ ăn hương ăn hoa, ăn bóng ăn gió
– Cám là hình thân, giữ cấu trúc, chẳng vận hành gì nhiều nhưng lại rất cần ăn để duy trì thân và nuôi thân lớn.
Tấm đáng nhẽ ăn ba bát cơm, thì nhường một bát cho cá Bống. Như vậy, cá Bống bé tý cũng ăn bằng nửa suất cơm của Tấm. Vậy một là Tấm ăn rất ít, hai là Bống ăn rất nhiều. Đã vậy, Bống còn không ăn bậy bạ, nó chỉ ăn cơm vàng cơm bạc từ người chủ chia sẽ cơm của mình cho nó, gọi tên nó, yêu thương nó và trò chuyện với nó. Và cứ thế con bống lớn lên rất ít thể xác, vì nó bé xíu và nó chỉ là cái bóng, nhưng rất nhiều tinh thần. Tấm cũng lớn lên cùng cá Bống y như vậy, vì Tấm cũng chỉ là cái bóng.
Từ mùng bảy đến rằm là lúc Tấm nuôi cá bống bằng “cơm vàng cơm bạc nhà ta”. Đó là giai đoạn thể xác và tinh thần hoà hợp trong lưỡng nghi tính nữ.
Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
Mồng bảy tỏ trăng
Mười rằm trăng náu
—o—
CÁ BỐNG BỊ ĂN THỊT
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe.
Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu, và dặn:
– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu
Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi.
Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về làm thịt. Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn uống xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng. Tấm gọi mãi nhưng chẳng thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước.”
Cá bống bị ăn thịt chính vào hôm ngày rằm, khi mà bóng trăng náu còn hình trăng lại tròn.
Mồng một lưỡi trâu
Mồng hai lưỡi gà
Mồng ba lưỡi liềm
Mồng bốn câu liêm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu phạt cỏ
Mồng bảy tỏ trăng
Mười rằm trăng náu
Bống được chia ra bốn phần ứng như sau
– Thịt (bản thể, thân thể, cơ thể tế bào)
– Máu (Máu)
– Xương (Xứ sở, cấu trúc nền)
– Bóng (Hồn)
Thịt cá Bống được Tấm nuôi lớn bằng “cơm vàng cơm bạc nhà ta”, nghĩa là cơm mang giá trị cả vật chất và tinh thần và cuối cùng thịt cá Bống lại được chuyển sang để nuôi Cám. Như vậy cá Bống chỉ là vật trung gian để chuyển hoá cơm từ Tấm sang cho Cám theo sơ đồ sau : Cơm của Tấm —> Thịt của cá Bống —> Cơm của Cám —> Thịt của Cám.
Sau khi bị giết thịt, cá Bống hiện ra với Tấm trong hình hài giọt máu, nổi lên trên mặt giếng. Giọt máu nổi lên trong giếng mang hồn và bóng hình của cá Bống gặp Tấm, cho thấy cá Bống chính là máu.
Máu chính là vật trung gian chuyển hoá vật chất từ thức ăn đưa vào hệ tiêu hoá thành thức ăn cho tế bào, theo sơ đồ : Thức ăn —> Máu —> Tế bào
Biết rằng
– Bống gốc là Rốn, đường vận chuyển máu hình thành từ thời kỳ bào thai
– Tấm gốc là Ối gồm ối nước, máu nền và ối màng hình thành từ thời kỳ bào thai
– Cám là Thân thể, tạo nên từ các tế bào, cho nên xát gạo ra cám mà chia nhỏ cơ thể thành tế bào thì đều là “nát như cám”
Cám đứng cơ thể tế bào, mà tế bào được nuôi bởi máu, vì máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ bộ phận tiêu hoá đến cho các tế bào. Thế là rõ ràng là Cám phải ăn thịt Bống, không ăn thịt Bống thì Cám chết, và một trong các mục đích tồn tại của Bống cũng chỉ để nuôi dưỡng Cám.
—o—
TÌM & CHÔN XƯƠNG CÁ BỐNG
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên, hỏi:
– Con làm sao lại khóc?
Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
– Con bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi. Rồi về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.
Tấm trở về theo lời dặn của Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
– Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!
Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì được xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.”
Xương, phần cấu trúc nền của cá bống được con gà trống tìm lại, vì gà trống gáy theo canh giờ, nghĩa là gà trống có năng lực chốt thời khắc chuyển giao giữa các chu kỳ thời gian, đặc biệt là các chu kỳ chuyển hoá âm thành hình.
Xương cá bống được chôn ở bốn chân giường, đại diện cho tứ trụ đất – nước – khí – lửa của Cha xứ sở. Chiếc giường xứ sở này đỡ giấc ngủ của người con gái Tấm Cám, và trong giấc ngủ ấy
– Thân thể Cám nghỉ ngơi và say sưa giấc nồng
– Tinh thần Tấm mộng mơ và lớn khôn
—o—
ĐÀO XƯƠNG CÁ BỐNG
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. Sau đó dì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:
– Mày hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm, chết với bà
Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường, Tấm ngồi nhặt một lúc mà chưa được một nữa, nghĩ rằng không biết bao giờ mới nhặt xong, Tấm buồn bã, bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi:
– Con làm sao lại khóc?
Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:
– Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem
Bụt bảo:
– Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.
– Nhưng ngộ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.
– Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt (tức chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết.
Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không sót một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
– Con làm sao còn khóc nữa?
– Quần áo con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội
– Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên.
– Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu.
– Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in.
– Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật.
– Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.”
16 tuổi âm là giai đoạn Tấm đào bốn cái lọ lên. Giai đoạn giữa ngày mười rằm và ngày mười sáu của tháng trăng đã xảy ra sự chuyển hoá kỳ diệu của xương cá bống, thành quần áo, hài, ngựa và yên ngựa. Thuật chuyển hoá mà Bụt dạy cho Tấm ngày nay chúng ta gọi là thuật giả kim. Tuần từ mười rằm đến mười sáu là cổng chuyển hoá từ nửa đầu tháng trăng (từ mùng 1 đến hôm rằm) sang nửa sau tháng trăng (từ mười sáu đến ba mươi).
Xương (Xứ sở) + Bóng (Hồn) là gốc của Bống nhận năng lượng từ xứ sở, từ đất mà liên kết với “nơi chôn nhau cắt rốn” lại được chuyển hoá tiếp thành
– Lọ 1 : Quần áo (Rốn – Khí)
– Lọ 2 : Hài (Ối – Nước)
– Lọ 3 : Ngựa (Thân – Lửa)
– Lọ 4 : Yên ngưa (Nhau – Đất)
—o—
CHIẾC HÀI TỪ XƯƠNG CÁ BỐNG
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi ngựa mà đi.
Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người. Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá cũng vừa tiến đến chỗ lội. Hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem; họ nhặt ngay được chiếc giày thêu của Tấm đánh rơi lúc nãy. Vua ngắm nghía chiếc giày không chán mắt, bụng bảo dạ:
– Chà, một chiếc giày thật xinh! Người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc
Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xem hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm. Cám mách mẹ:
– Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!
Mụ dì ghẻ của Tấm bĩu môi:
– Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!
Nhưng khi Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.”
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
17 tuổi trăng là giai đoạn Tấm rơi mất hài mà lấy lên từ bốn chân giường trong lần đầu đi xa nhà, xa mảnh đất, xa xứ sở quen thuộc gắn bó với mình từ thơ bé, bởi vì
Mười bảy sảy giường chiếu
18 tuổi trăng là giai đoạn Tấm gặp được hoàng tử, bởi vì
Mười tám rám trấu
“Mười tám rám trấu” là lúc hạt thóc đã chín rám vỏ trấu, sẵn sàng được gạt rồi sàng sẩy để trở thành Tấm và Cám. Mười tám mùng trăm, mười tám tuổi trăng là lúc Tấm rời ngôi nhà của cha mẹ, lên ngựa phi đến lễ hội, ra với cuộc đời, ra với xã hội, gặp được người yêu. Tấm đã từ cô gái bé bỏng trở thành thiếu nữ.

TẠI SAO BỐNG LÀ BỐNG BANG ?

 

Có thể nói nhân vật trung tâm của câu truyện Tấm Cám thực ra lại là cá Bống.
Vì sao Tấm gọi cá Bống là “Bống Bống Bang Bang” ?
Bống Bông Bang Bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Vì sao mẹ gọi con gái là “cái Bống là cái Bống Bang” ?
Cái bống là cái bống bang
Ăn cơm bằng sàng, bốc muối bằng vung
Mẹ giận mẹ vứt xuống sông
Bơi ra cửa biển lấy chồng lái buôn
Khát nước thì uống nước nguồn
Lạc đường thì bảo lái buôn đưa về
Bống thì liên quan quái gì đến Bang ?
– Bống là vận hành của cấu trúc bông hoặc bóng, có tính khí. Đơn bào như bào tử, vi khuẩn, virus đều có trúc bông
– Bang là một vùng đất, trong một lưới đất gọi là liên bang, người sống lang thang từ vùng này sang vùng kia gọi là cái bang
Mỗi cấp độ cha mẹ lại có cấp độ con tương ứng
– Cha mẹ xứ sở : Bang (hình)
– Cha mẹ hợp tử (dòng máu gốc) : Bống (bóng)
– Cha mẹ đẻ (bào thai) : Tấm (bóng)
– Cha mẹ nuôi : Cám (hình)
Bống Bang xuất phát điểm là lưỡng nghi Nhau – Rốn của tứ tượng bào thai, đối xứng với Tấm Cám là lưỡng nghi Thân – Ối, trong đó
– Bống là rốn,
– Bang là nhau,
– Tấm là ối
– Cám là thân, đặc biệt ở cấp độ tế bào.
Sau khi sinh, trường sinh học tế bào của nhau và rốn tạo ra một không thời gian đặc biệt được kiết giới lại gọi là “Nơi chôn nhau cắt rốn”. Lời gọi “Bống Bống Bang Bang” giống như lời gọi nơi chôn nhau cắt rốn, lời gọi đất nước, lời gọi xứ sở.
Chia sẻ:
Scroll to Top