SƯ VẠN HẠNH Ở CHÙA CỔ PHÁP

Loading

Hỏi : Vạn hạnh là gì ?
Trả lời : Vạn pháp là cái pháp của vạn vật. Vạn hạnh là cái hạnh của vạn trạng. Vạn pháp quy tâm, tâm lại quán chiếu đi muôn hình vật là vạn trạng. Vạn hạnh là nguyên tắc vận hành và quán chiếu của vạn vật, ngược với quy pháp và diễn dịch của tâm. Vạn pháp và vạn vật đi cùng nhau tạo nên đồng nguyên và đồng không. Khi tâm quá yếu; pháp chưa quy được về tâm đã mất, đừng nói là vạn pháp; tâm chưa quán chiếu về vật, đừng nói là vạn vật, tâm đã loạn.
Hỏi : Cổ pháp là gì ?
Trả lời : Cổ pháp là pháp vạn vật, pháp đồng với hạnh, pháp sinh tử như Tứ pháp của Phật Tổ Man Nương. Cổ Pháp là pháp sinh tử, Cổ Phật là Phật Nhiên Đăng. Đất nào sinh phật, sinh vương, sinh thánh thì đất ấy là Cổ Pháp. Đất Cổ Pháp có chùa Cổ Pháp, là nơi sinh ra Lý Công Uẩn. Đất Luy Lâu có Phật Tổ Man Nương, sinh ra Tứ Pháp và có chùa Tổ và chùa Tứ Pháp. Đất làng Nành có Khâu Đà La sinh ra Thạch Quang Phật, có chùa Nành. Đất Phù Đổng sinh ra Thánh Gióng và có chùa Kiến Sơ. Đây đều là các chùa Tổ, sinh ra các dòng tu.
Hỏi : Cổ Pháp và Tứ Pháp liên hệ thế nào ?
Trả lời : Các vị La Hán là các vị thầy sinh tử, đi đường cho vạn hạnh, nên nét mắt, dáng điệu đi đứng nằm ngồi mỗi người một vẻ. Các vị La Hán đỡ vận hành sinh tử đối xứng với các vị Hộ Pháp đỡ cấu trúc không sinh không tử, và cả hai đối cùng xứng với bộ Bà mụ, mà gốc là Tứ Pháp. Cân bằng giữa La hán và Hộ pháp, chính là Tứ Trấn, như Tứ Trấn chùa Nành của Tổ Sư Khâu Đà La hay Tứ Trấn Thăng Long.
Chia sẻ:
Scroll to Top