NĂM TỴ : TỴ NẠNH, TỴ HIỀM, GHEN TỴ, TỴ NẠN & TẮC TỴ

Loading

CÁC TRẠNG THÁI MẤT CÂN BẰNG CỦA TỴ
Tỵ là con vật cân bằng và chuyển hoá liên tục theo kiểu đánh đổi và bật tắt 3 bộ đôi của 6 nguyên tố cơ bản là Thổ – Khí, Thuỷ – Hoả, Kim – Mộc, ví dụ
– từ Khí sang Thổ, từ Thổ sang Khí,
– bật Hoả tắt Thuỷ, bật Thuỷ tắt Hoả,
– cắt chọn Kim và ghép hoà Mộc. .
Trong năm Tỵ, bất kỳ khi nào không cân bằng và chuyển hoá được giữa bộ đôi nguyên tố đối xứng này thì xuất hiện hai trạng thái
– tắc tỵ : không vận hành vì chết trong cấu trúc
– ty nạnh, ty hiềm, ghen ty và tỵ nạn : vận hành với xô xát, chối bỏ và đổ vỡ về cấu trúc
Tắc ty và ty nạnh, tỵ hiềm, ghen ty, tỵ nạn là hai trạng thái ngược nhau, mà sẽ bùng nổ trong năm Tỵ, nên chúng ta cần hiểu để hoá giải một cách linh hoạt nếu muốn đầu xuôi đuôi lọt trong năm Tỵ.
– Tắc ty là tình trạng chết cứng trong thổ và khoá khí
– Tỵ nạnh, ty hiềm, ghen tỵ là phóng tâm ra ngoài, lao vào người khác, mất trụ, mất thân, mất thổ, tự gây nạn cho mình và cho người
– Tỵ nạn là phóng thân ra ngoài, để trốn nạn, nhưng rủi ro mất gốc và chỗ mới đến có thể còn nhiều nạn hơn chỗ cũ trốn đi
TẮC TỴ LÀ GÌ ?
Hình dung chúng ta là con rắn vảy bị khô cứng không hô hấp qua da được, nói cách khác linh hồn bị chết kẹt bên trong tấm thân, tinh thần bị giam trong tấm da như một chiếc áo giáp không đóng mở được. Đó là tắc tỵ.
Các ví dụ của tắc ty
– bi ngạt mũi do bệnh bên trong người, chứ mình không bị bóp cổ hay tác động ngoại lực
– tự mình đi vào ngõ cụt chứ không phải do ai đó chặn đường mình.
Có một trạng thái tắc tỵ đặc biệt, gần giống với tự kỷ và bàng quang được mô tả trong bài vè về các lứa tuổi
Tuổi Tị con rắn bọng cây
Nằm khoanh trong bộng không hay chuyện gì
TỴ NẠNH, TỴ HIỀM, GHEN TỴ & TỴ NẠN LÀ GÌ ?
Hình dung chúng ta là một con rắn đầy tỵ nạnh, tỵ hiềm, chúng không yên ổn trong lớp vỏ của mình mà phùng mang, trợn má, thè lưỡi, lao vào cọ sát với các con rắn khác đến tróc da, trầy vẩy.
Hình dung chúng ta bị các con rắn khác ghen ty với mình, sợ quá phải rời khỏi hang và rơi vào cảnh tỵ nạn.
Quá nhiều tiếp xúc, ma sát, xô đẩy từ bên ngoài làm thân thể trầy xước, vướng mắc, đổ vỡ. Vận hành tỵ hiềm, tỵ nạnh, ghen tỵ và tỵ nạn gây ra nhiều thiệt hại, mà thiệt hại quá nặng thì có khả năng cũng lại tắc tỵ.
Tỵ hiềm, tỵ nạnh và ghen tỵ xảy ra do nhiều nguyên nhân
– Mình không nhận thức được giới hạn và sự tác động của mình đến người khác, gây ra sự tỵ hiềm, tỵ nạnh và ghen ty từ phía người khác
– Mình cố tình thể hiện để gây ra sự tỵ hiềm, tỵ nạnh và ghen ty từ phía người khác
– Mình có sự tỵ hiềm, tỵ nạnh và ghen tỵ với phía người khác mà mình không nhận thức được
– Mình luôn có sự tỵ hiềm, tỵ nạnh và ghen tỵ với phía người khác ở mức độ quá đà và trạng thái này trở thành động lực và định hướng vận hành của mình
CHUYỂN HOÁ TRẠNG THÁI MẤT CÂN BẰNG CỦA TỴ
Những trạng thái đặc trưng của tỵ cần phải được thấu hiểu và chuyển hoá qua xà và rắn. Tỵ có đủ cả cấu trúc và vận hành, còn xà thiên về cấu trúc, rắn thiên về vận hành.
– Xà là cấu trúc kết nối âm dương của các bộ đôi nguyên tố cơ bản.
– Rắn trườn bò, tấn công con mồi, tự vệ và lột xác … theo cách bật tắt và đánh đổi âm dương trong bộ đôi nguyên tố cơ bản, ví dụ để đi thẳng thì rắn cần lao chéo sang trái, rồi lại lao chéo sang phải
Tỵ có đủ phương đặc biệt là dọc, trong khi xà thiên về phương ngang và rắn mạnh về phương chéo
– Tắc tỵ xảy ra vì phương dọc và phương ngang khoá lẫn nhau, trở thành rắn đanh, rắn đơ, rắn nguyên cục. Khi tắc tỵ, cần sự rắn chắc, rắn rỏi trong tương tác.
– Tỵ nạnh, ty hiềm, ghen ty là tương tác theo phương chéo, việc mình không làm cứ nhao sang so bì những thứ chỉ thấy được từ bên ngoài với thằng khác. Cần bổ sung xà là kết nối rành mạch về cấu trúc bản chất như xà ngang (kết nối ngang hàng thì không tỵ nạnh), xà dọc (kết nối cao thấp trật tự rõ ràng thì không tỵ hiềm), thanh xà, bạch xà, hoàng xà … cũng đều là các trạng thái kết nối rất rành mạch, không xoắn xuýt, rồi loạn, vướng mắc, đổ vỡ như tỵ nạnh, ty hiềm, ghen tỵ.
Tuy nhiên, năm tỵ mà không có tỵ dù là tỵ nạnh, ty hiềm, ghen tỵ, tỵ nạn … thì sẽ tắc tỵ. Vậy chúng ta phải tỵ nạnh, tỵ hiềm, ghen ty, tỵ nạn … ở đâu, lúc nào, với ai, thế nào cho hợp lý ?
– Tỵ nạn : Tránh nạn, đi thẳng không được thì vòng sang bên cạnh, tránh xung đột, tránh đối đầu, tránh voi chẳng xấu mặt nào
– Tỵ nạnh : Ty nạnh là so sánh cái đã có với hai đứa bên cạnh, mà nếu mình chống nạnh hoặc nó chống nạnh là va vào nhau. Vậy cần có nhóm ngang hàng, đặt mục chung nhưng triển khai riêng, người này tỵ người kia, ma sát với nhau, thúc đẩy nhau, để người bị tụt lại phải tiến lên, tái thiết lập trạng thái ngang hàng
– Tỵ hiềm : Tỵ hiềm là so sánh cái mình không có và hoàn cảnh của mình không có. Vậy phải so sánh trong nhóm ngang hàng cùng mục tiêu, để biết cái mình thiếu so với người ta, để mình phải có cho bằng người ta, tái thiết lập trạng thái ngang hàng.
– Ghen tỵ : Yêu thích cái mình có nhưng bị người khác nhòm ngó, có thể cướp mất nên cần có nhiều hơn và có chắc hơn. Điều quan trọng nhất là tìm ra cái xứng đáng để mà yêu thích và đối tượng chính xác để mà ghen tỵ. Cái yêu thích phải nằm trong mục tiêu quan trọng mà mình cần đặt ra trong năm và đối tượng mình ghen ty là nhóm ngang hàng cùng mục tiêu với mình, không ghen vu vơ, bóng gió, dàn trải.
Nếu thực sự hoá giải được tắc ty và tận dụng được các trạng thái tỵ đặc trưng trên thì năm Tỵ lại tràn đầy cơ hội, linh hoạt, năng động và mềm dẻo, tạo nền tảng phát triển vững mạnh nguồn tài lộc khởi phát trong năm Thìn.

See insights and ads

Boost post
All reactions:

Minh Trang Nguyen, Dang Thanh Thuy and 16 others

2
7
Like

 

Comment
Share
Chia sẻ:
Scroll to Top