MÈO MẢ GÀ ĐỒNG

Loading

Câu “mèo mả gà đồng” chỉ đàn bà và đàn ông hay ra ngoài lăng nhăng, chung chạ với nhiều người và trong thời gian dài hoặc đàn ông đàn bà không lập gia đình, chỉ sống như tình nhân tạm bợ và thường mai đây mai đó, nên có thể có nhiều quan hệ tạm bợ một lúc hay cứ hết quan hệ tạm bợ này chuyển sang chỗ khác lại có quan hệ tạm bợ khác.
Mèo và gà là hai vật nuôi phổ biến. Mèo mả gà đồng gốc là mèo nhà và gà nhà, nhưng thường bỏ nhà đi xa nhiều ngày, sống bán hoang dã, lang thang, và trong quá trình đó có thể kết đôi với các đối tượng bên ngoài.
Gà có 3 loại
– Gà rừng
– Gà nhà
– Gà đồng là gà được nuôi hoặc sống gần người ngoài đồng nhưng vẫn giữ nhiều bản năng hoang dã. Ví dụ gà tre mình nuôi thả tự do trong sân vườn có gốc là gà rừng và bây giờ nó đi xa suốt, dù có lúc về nhà, nên nó đã thành gà đồng.
Mèo cũng có
– Mèo nhà
– Mèo rừng
– Mèo hoang là mèo sống ở phố, ở làng, ở đồng, nghĩa là giữa xã hội loài người, chứ không sống trong rừng, nhưng lại không được người nuôi trong nhà, nên tự lang thang kiếm ăn
Mả là nấm mộ đất mới chôn người mất còn trong thời gian tang lễ, mộ thường đã chôn lâu qua thời gian tang lễ. Mèo hoang có thể ra đồng xa kiếm ăn và ngoài đồng xa thường có mả. Người ta bảo mèo mang nhiều tính âm so với chó, hổ hay gà, nên mèo có thể cảm nhận được âm hồn. Mèo nhà thì thích những nơi có hơi ấm, như gần người sống trong nhà, gần bếp lửa và sưởi nắng trên mái nhà, mèo mả thì gần với mồ mả.
Chia sẻ:
Scroll to Top