GIẾT NGƯỜI NHƯ NGOÉ
Tục ngữ Việt có câu “Giết người như ngoé”, nhưng ngoé là con gì ? Ngoé chỉ là con nhái nhỏ bé, yếu đuối gầy gò, sống ở đầm lầy, bờ bụi ẩm thấp ven bờ nước, vậy làm sao mà nó giết người được.
Có người nghĩ hay “giết người như ngoé” là giết người như giết ngoé, vì con ngoé yếu đuối rất dễ bị giết chết nghẻo.
Ở đầm lầy nơi ngoé sinh sống, sinh vật giết người như ngoé chính là đám chim nước như diệc, cò, vạc, bồ nông…. Đội chim này ăn tạp và chúng ăn bất kỳ con gì của đầm lầy bằng cách chụp con mồi trong mỏ và nuốt chửng nguyên con.
Bọn “giết người như ngoé” ăn sạch bất kỳ sinh vật nào sinh sống ở đầm lầy
– Cá : đương nhiên rồi, chúng có thể ăn những con cá siêu nhỏ đến những to siêu to mà ngỡ là không thể nào đi qua được cuống họng của chúng. Một vịt có thể nuốt hai ba con cá to bự cỡ vài ký vào mồm một lúc mà không hề hấn gì cả.
– Tôm : đây là món khoái khẩu của cò dù rằng chúng có hơi nhỏ
– Ếch, nhái, cóc … : bọn này ăn tất
– Rắn : Đôi khi cò vạc bị rắn nuốt, đôi khi cò vạc sẽ nuốt rắn. Rắn còn có răng để cắn con mồi, nuốt con mồi từ từ và tiêu hoá con mồi quá lớn nhiều ngày, còn bọn chim này cứ nuốt chửng liên miên hết con mồi to đùng này đến con mồi to đùng khác vào cái dạ dày
– Chuột : chuột đồng là thức ăn khoái khẩu của bọn chim nước, bọn nó tìm chuột trên cánh đồng và mổ chuột rồi nuốt chửng
– Ốc : chim nước ăn ốc
– Trai, hến : chim nước có thể nuốt chửng ốc hến, hoặc mổ con trai, hến ra lấy ruột ăn cực kỳ thành thạo
– Cua, cáy : chim nước nuốt chửng cả con cua bự, chả sợ gì mai và càng của cua
– Vịt và các loài chim nước : một con diệc hay một con bồ nông có thể nuốt chửng những con vịt nhỏ hơn chúng, nói cách khác bọn chim này ăn chim luôn
– Rùa : nếu cần chim nuốt chửng cả con rùa vào bụng, tiêu hoá cả cái mai rùa luôn
Nếu con cái của bọn chim này bị bệnh hay thiếu thức ăn là chúng cũng chủ động giết con non luôn bằng cách mổ chim non và đẩy chim non ra khỏi tổ, không dính mắc.
Những con chim nước này đúng là giết người như ngoé.
Bọn chim này không cần răng, không cần lưỡi, không cần nếm, không cần nhai, mà chỉ nhét thẳng thức ăn qua chiếc cổ siêu co dãn vào cái dạ dày cũng siêu co dãn của chúng. Hai cái mỏ của chúng có thể rời ra khỏi nhau để mở rộng vòm họng, khiến cho chúng có thể nuốt chửng những con mồi to khổng lồ.
Người của các con chim này thực chất là một cái bao tử, có thể co dãn và có khả năng tiêu hoá vô biên, nhờ một trường sóng âm. Vì tiêu hoá bằng sóng âm nên bọn này không cần xé xác con mồi, không cần vặt lông con mồi, không cần nhai con mồi, chỉ cần nuốt. Bọn chúng dùng sóng âm để phá hình, để hành hình, để chuyển hoá hình, để phá cấu trúc vật chất của con mồi, thay vì phải tác động vật lý đến con mồi.
Bọn chúng cũng dùng sóng âm để theo dõi con mồi và dùng trường âm như một dạng lưới để bắt mồi. Như vậy, giết người như ngoé là giết nguyên cả con người, thông qua một trường lượng tử âm thanh làm phân rã nước về cấu trúc cơ bản, nói cách khác là nước lã.
Cò diệc đều là các giống chim có vị nước lã, chúng tiêu hoá nguyên con mồi bằng cách chuyển code nước của con mồi về code nước nền của chúng, và bằng cách này toàn bộ con mồi sẽ bị phân rã. Vì mọi tế bào của cơ thể đều sinh ra từ máu nền, nếu con mồi bị thay máu nền thì nó sẽ chết, không phải chết một cách bình thường mà nó sẽ tan ra như cách mà nó đã được tạo ra, nghĩa là từ lượng tử và từ đơn bào.
Có thể nói giết người như ngoé là giết người bằng nước lã.
Nếu một người tự chết theo nguyên tắc phân rã tức thời toàn cơ thể, người này sẽ đạt trạng thái siêu thoát, gọi là hoá, mà được mô tả trong tích của các đình đền, là thân xác biến mất hoặc đùn thành tổ mối lớn chỉ sau một đêm.
Bà Ngoé được mô tả trong trong bài đồng dao Ông Nhăng Bà Nhăng, dưới tên bà Nhăng
Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để mà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công
Bài này nghe đầy mùi “giết người như ngoé” nhưng thực ra nói về việc cha mẹ bàn bạc với nhau về cách xử lý rốn rụng hay con rắn thằn lằn cụt đuôi của con sao cho rốn rụng có thể chuyển hoá được theo ngũ hành tương sinh (ông Nhăng) tương khắc (bà Nhăng)
– Kim sinh Thuỷ
– Thuỷ sinh Mộc
– Mộc sinh Hoả
– Hoả sinh Thổ
– Thổ sinh Kim
Năng lực chuyển hoá của ngoé tạo nên trạng thái “Thiên biến vạn hoá” và năng lực làm ra những cuộc chuyển hoá mang tính lật đổ truyền thống theo kiểu
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông
TÍNH KIM THUỶ CỦA DÒNG MÁU NGOÉ
Ngoé là một sinh vật lưỡng cư vô cùng cổ xưa của Trái đất. Dòng máu cổ này có trong dòng máu của mọi giống loài trong đó có chúng ta, nhưng chỉ có một số ít cá thể có thể có được một dòng máu ngoé thuần.
Dòng máu của ngoé thể hiện trong vận hành mang tính kim hơn là trong cấu trúc. Dòng máu ngoé tạo nên năng lực chuyển hoá bằng sóng âm ở những giống loài tưởng chừng rất khác nhau, nhưng có chung gốc kim thuỷ
– chim nước (hay gà nước)
– cáo hồ (hay hồ ly)
– sâu ngài (hay dòng sâu bướm đêm có nhiều lông gọi là ngài bao gồm tằm)
– kim liên (hay dòng sen có tính kim như bạch liên)
Con người cũng có thể mang dòng máu ngoé. Khi bạn mang dòng máu ngoé thì sao chiếu mệnh của bạn là sao Kim, tinh chủ là Thần Vệ nữ hay sao Thái Bạch, tinh chủ là Thái Bạch Kim Tinh.
Có cái gì chung giữa nữ thần “tình yêu” và “giết người như ngoé” ? Đó là sóng âm giữa các cực âm dương. Yêu cũng chính là hận, sinh cũng chính là tử. Chỉ khi nào có cả âm và dương thì vạn vật mới sinh sôi nảy nở và cân bằng.
Mang dòng máu này là các nhận vật lịch sử có sứ mệnh kết thúc thời kỳ hoàng kim cũ bằng các biện pháp mạnh tay và các cải cách cực kỳ quyết liệt và táo bạo tạo nên các chuyển hoá mang tính xoá cũ, xây mới
– Bà Vụ Tiên, mẹ của Kinh Dương Vương, thờ ở đền Tiên Cát, ngã ba Bạch Hạc. Bạch Hạc chính là tên của bà.
– Đắc Kỷ người kết thúc nhà Thương và mở ra thời kỳ Phong thần, và sự bắt đầu của nhà Chu, là dòng họ có gốc nằm trong dòng Bách Việt, và đất của Khương Tử Nha nằm ở phía Nam Thăng Long
– Bà Man Thiện, mẹ đẻ của Hai Bà Trưng đồng thời là kiến trúc sư chính của toàn bộ cuộc chiến Hai Bà Trưng. Bà sinh ra ở phía nam ngã ba Bạch Hạc, và mộ bà cũng ở đây
– Ả Lã Nàng Đê, một vị tướng của Hai Bà Trưng trầm mình trên sông Đáy, tên của bà cho thấy bà là nước Lã và nước sông Đáy chính là nước nền hay nước lã.
– Lữ Gia hay Lã Gia, Thừa tướng của ba đời vua nhà Triệu nước Nam Việt.
– Bà Bạch Liên Hoa, mẹ của Từ Đạo Hạnh, thời Lý
– Vị kiến trúc sư đứng sau chiến thắng Bạch Đằng, thời Trần
– Hồ Quý Ly chấm dứt nhà Trần và thảm sát tôn thất nhà Trần trong đó có Trần Khát Chân năm 1399, lập triều đại nhà Trần ở xứ Thanh, nay là Thanh Hoá.
– Hộ Quốc Phu Nhân, vị thần Hồ ly trắng được Lê Lợi thờ
Các vị thần đi đường chuyển hoá thanh âm
– Thần Bạch Mã được thờ ở trấn Đông Thăng Long
– Kim Liên, vị nữ thần được thờ ở đền Kim Liên, giữ trấn nam của Thăng Long và vị thần giữ vận hành của toàn bộ trục bắc nam của nước Việt, trong đó có đường xe lửa Bắc Nam và quốc lộ 1A
– Cửu Vĩ Long Vương, hay Lĩnh Nam thần thờ ở vùng Lĩnh Nam
MẸ SINH HOÁ
Ngoé đối xứng với Nhái
– Ngoé tính Kim – Nhái tính Mộc
– Ngoé sao Kim – Nhái là Mặt trăng
– Ngoé đứng bao tử, dạ dày, nên có câu “Giết người như ngoé” – Nhái đứng bao sinh, dạ con, nên có tên Nhái bầu
– Ngoé ứng với trạng thái ngẻo hay dừng vận hành, nghèo hay ít vật chất, phân rã vật chất – Nhái ứng với trạng thái chứa đựng, trù phú và tổng hợp vật chất
– Ngoé đứng hố đen hố trắng – Nhái đứng cầu torus
– Ngoé đứng Hoá – Nhái đứng Sinh, tạo ra cặp lưỡng nghi Sinh Hoá.
– Ngoé có biểu tượng là chéo ngoe nghéo tay, hay là hai sóng âm chéo nhau – Nhái có biểu tượng là bụng bầu, cung trăng cây đa chú cuội.
Ngoé và Nhái tạo nên lưỡng nghi âm dương của tính nữ. Sinh hoá và chuyển hoá là năng lực gốc của tính nữ mang tính Ngoé còn sinh dưỡng và sinh sản là năng lực gốc của tính nữ mang tính Nhái. Có thể nói không có năng lực chuyển hoá thì không thể có năng lực sinh sản, bởi vì sinh sản là quá trình chuyển hoá liên tục để tạo ra nguyên một con người.
Biểu tượng Ngoé hay biểu tượng về chuyển hoá liên tục chính là chữ vạn của đạo Phật.
Vân hành chuyển hoá liên tuc bằng sóng âm ngoé tạo nên “Vô thường”. Vận hành tuần hoàn trong vòng tròn của nhái tạo nên “Thường hằng”. Ghép hai trạng thái này tạo nên “Việt Thường” là tên của bộ lạc gốc của nước Văn Lang của các vua Hùng. Mẹ Việt Thường là Âu Cơ. Mẹ Âu Cơ chính là mẫu Sinh và mẫu Hoá của dân tộc Bách Việt. Mẹ sinh hoá cũng là mẹ Trái đất và mẹ Quán Âm.
Trong đạo Phật, có mẫu mẹ Hoá ẩn mẫu Mẹ sinh. Trong đạo Chúa, có mẫu mẹ Sinh ân mẫu Mẹ Hoá. Trong đạo Mẫu có cả mẫu mẹ Sinh và mẫu mẹ Hoá, ẩn Chúa và Phật. Đền Mẫu Sinh và đền Hoá ở trên núi Côn Sơn, ở dãy Yên Tử thờ cặp năng lượng này.