LÀNG NÀNH

Loading

Làng có 9 xóm từ 1 đến 9
– Xóm 1, 2, 3 có Miếu Thượng
– Xóm 4, 5 có Miếu Trung, đền Từ Vũ (xóm 5)
– Xóm 6 có cụm đình Hạ Thôn (đình Ninh Hiệp) thờ Lữ Gia, điếm Kiều thờ Bạch Hổ mà được Lý Nương, Tổ Mẫu Thuốc Nam đỡ đẻ và chùa Khánh Ninh
– Xóm 7, 8 cụm có đình Ninh Giang, chùa Đại Bi và đền thờ Tổ Mẫu Thuốc Nam (gốc là điếm Kiều)
– Xóm 9 có đình Hiệp Phù thờ thần Bạch Sam tướng của Phù Đổng Thiên Vương
– Chung cho cả Tổng : đền Cả (đã bị phá từ thời Pháp), chùa Nành hay chùa Cả gốc là am thiền của sư thầy Khâu Đà La, đền Thạch Sàng thờ Khâu Đà La

Ngoài ra làng còn có các nhà thờ họ
– Nhà thờ họ Nguyễn Đức

Làng Nành nổi tiếng về cả văn lẫn võ, cả nam lẫn nữ
– nam của làng nổi tiếng về đỗ đạt khoa bảng : từ thời Lê Trung Hưng đến nay, Nành đã có năm tiến sĩ, sáu quận công và nhiều văn quan, võ tướng.
– nữ của làng có 4 hoàng hậu, hoàng phi trong đó có
– – – Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền của vua Lê Hiển Tông, mẹ của công chúa Lê Ngọc Hân. Trường Hán học ở làng Nành do Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền, vợ Vua Lê Hiển Tông, người Nành khởi lập. Bà đã cung tiến căn nhà khách làm lớp học, hiến 10 mẫu ruộng cho làng làm học điền để tạo vốn cho trường hoạt động.
– – – đền Lê Ngọc Hân mới xây , mộ Lê Ngọc Hân, 2 con trai (mộ gió vì mộ gốc đã bị quật lên đổ xuống sông Hồng tại vị trí đền Ghềnh) : Khi nhà Nguyễn trả thù nhà Tây Sơn, Hoàng hậu Ngọc Hân (là con gái Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền và hai con bị sát hại ở Huế. Năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền khi ấy đang sống ở Phù Ninh thuê người vào Huế, đem hài cốt của ba mẹ con Ngọc Hân về làng. Sau được an táng di hài ba mẹ con tại bãi cây Ðại hay bãi Ðầu voi ở làng Nành (Ninh Hiệp). Bà Nguyễn Thị Huyền không có con trai nên chuyển Dinh Thiết Lâm làm đền thờ (thờ cả bà và Ngọc Hân). Khoảng từ thời Minh Mạng sang đời Thiệu Trị (1841) có người trong làng tố giác việc thờ cúng này. Vua Thiệu Trị ban sắc, bắt phá hủy đền thờ ở Dinh Thiết Lâm. Mộ ba mẹ con bị quật đào, đổ hài cốt xuống sông, nơi này sau lập đền Ghềnh thờ Ngọc Hân cùng các con. Một thời gian sau, nhân dân trong làng bí mật đắp lại một nấm mộ chính nơi Ngọc Hân cùng hai con nhỏ từng được an táng. Đền thờ và mộ gió của Ngọc Hân cùng 2 con mới được xây dựng tại làng gần đây.

Dân làng nổi tiếng tháo vát và giàu có với 2 nghề nổi tiếng
– Nghề buôn vải : Chợ vải Ninh Hiệp, tập trung ở xóm 5, 6, 7 là chợ vải lớn nhất cả nước
– Nghề sơ chế thuốc nam, nguyên liệu thuốc được nhập từ khắp nơi trên : Thời Nguyễn đã có người Nành làm đến chức Chánh Ngự Y và Phó Ngự Y trong triều. Hiện nay mảnh đất tấc đất tấc vàng của Ninh Hiệp không còn trồng cây thuốc, người làng cũng không còn ai bốc thuốc, mà người làng chỉ còn sơ chế thuốc từ nguyên liệu nhập khẩu rồi bán buôn cho nhà thuốc nam thuốc bắc.

Bản chất của hai ngành nghề thuốc và vải vẫn là buôn bán có chế biến để gia tăng giá trị. Cả hai nghề này đều có gốc tổ mẫu là Lý Nương nhưng Lý Nương chỉ được thờ là Tổ Mẫu nghề dược.

Làng Nành nằm bên bờ sông Thiên Đức cổ, mà nay đã bị thu hẹp đi rất nhiều, nhưng ngày xưa khu vực này cực kỳ thuận lợi cho đi lại, điều này giải thích vì sao sau này làng Nành vẫn mạnh về trao đổi và kết nối cả vật chất và tinh thần.

Chia sẻ:
Scroll to Top