HƯƠNG SƠN
Tiên Sơn thường có Tiên ông, nhưng vùng núi có Tiên nữ thường được gọi là Hương Sơn với hương vừa có nghĩa là tiên hương (tương tự như tiên nước, tiên hoa, tiên ánh sáng) vừa có nghĩa là vết tiên bằng hương.
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội :
– Xã Hương Sơn hiên nay là hợp nhất của xã Hương Sơn và Tiên Sơn với 6 thôn: Đục Khê, Hội Xá, Yến Vỹ, Tiên Mai, Phú Yên và Hà Đoạn. https://huongson.myduc.hanoi.gov.vn/lich-su-hinh-thanh
– Vùng này nhận nước sông Đáy, ở Hương Trượng – ngã ba sông Đáy, sông Bùi và sông Tích rồi xuôi dòng qua Vạn Tiên về chùa Hương
Hương Sơn và Hương Khê, Hà Tĩnh
– Hương Khê là huyện phía Tây Nam và Hương Sơn là huyện phía Tây Bắc của Hà Tĩnh, giáp Lào. Giữa hai huyện này là Vũ Quang mà được tạo ra bằng cách lấy các xã của ba huyện xung quanh là Hương Sơn, Hương Khê và Đức Thọ.
– – – Hương Sơn Hà Tĩnh là vùng có nhiều địa danh sơn nhất trên đất nước ta. Có thể nói tất cả các xã của Hương Sơn đã từng có tên bắt đầu bằng Sơn.
– – – Hương Khê Hà Tĩnh là vùng có nhiều địa danh hương nhất trên đất nước ta.
– – – – – – Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, gọi chung là huyện, huyện Hương Khê khi đó bao gồm 37 xã đều bắt đầu bằng Hương là Hương Bình, Hương Quang, Hương Đại, Hương Điền, Hương Đô, Hương Đồng, Hương Gia, Hương Giang, Hương Hà, Hương Hải, Hương Hòa, Hương Lạc, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Lĩnh, Hương Lộc, Hương Mai, Hương Phố, Hương Thịnh, Hương Long, Hương Minh, Hương Phong, Hương Phú, Hương Vĩnh, Hương Phúc, Hương Phương, Hương Thanh, Hương Luyện, Hương Thọ, Hương Thu, Hương Thủy, Hương Tân, Hương Trạch, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Hương Yên và Hương Mỹ.
– – – – – – Sau này việc tách nhập địa giới hành chính với tên mới, tạo ra vô cùng thô thiền bằng cách ghép 2 tên và vứt chữ hương chung đi. Kết quả là xuất hiện những xã có tên xa lạ, lạc quẻ giữa vùng núi non bao đời nay vẫn ngào ngạt hương của từng làng, từng xã mà hoà quện vào nhau thành một biển hương. Những mảnh đất mất tên gốc hương trở thành những mảnh đất tha hương trên chính quê hương mình.
– – – Hương Khê có hai khối núi Rào Cỏ & dãy Giăng Màn
– – – – – – Rào Cỏ là một khối núi ở biên giới Việt-Lào. Phía đông của núi Rào Cỏ là thung lũng Hương Khê, phía tây là sông Nậm Ca Đinh bên Lào, phía nam là vùng đất trũng Quy Đạt (thuộc tỉnh Quảng Bình). Rào Cỏ là một trong các đỉnh núi cao nhất nước ta.
– – – – – – Giăng Màn là dãy núi nối cực nam huyện Hương Khê Hà Tĩnh với cực Bắc của tỉnh Quảng Bình, kết thúc ở đèo Mụ Giạ Quảng Bình. Thác Vũ Môn nơi có huyền thoại Cá chép hoá rồng nằm trong dãy núi Giăng Màn, thuộc đia bàn xã Phú Gia huyện Hương Khê.
Hương Sơn là xã nằm ở góc Đông Bắc của huyện Lạng Giang, tính Bắc Giang
– Phía Đông giáp huyện Lục Nam
– Phía Tây và Nam giáp các xã của huyện Lạng Giang bên bờ sông Thương : xã Quang Thịnh , thị trấn Kép, xã Hương Lạc, xã Tân Hưng
– Phía Đông là sông Thương, bên kia sông là tỉnh Lạng Sơn. Như vậy cả hai bên bờ sông Thương đoạn này đều có tên Lạng.
Hương Sơn, Thái Nguyên :
– Tỉnh Thái Nguyên có hai địa danh Hương Sơn nằm hai bên sông Cầu
– – – Phường Hương Sơn nằm ở biên của thành phố Thái Nguyên, giáp thành phố Sông Công và sông Cầu. Phường Hương Sơn là trường hợp tiêu biểu nhất, được chia thành 16 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 16.
– – – Hương Sơn, thị trấn huyện lỵ của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn thị trấn có hệ thống kênh đào nhân tạo nối giữa sông Cầu và sông Thương (còn được gọi là sông Máng).
– Thái Nguyên có 3 thành phố cấp huyện nằm cạnh nhau thay vì có một thành phố với ba quận, bao bọc bên ngoài bởi các huyện. Thái Nguyên là sự kết hợp có tính thái cực giữa các huyện kim thổ và các huyện nhiều cây cối và sông hồ. Một số phường của Thái Nguyên giống như là một phố, với các tổ dân phố được đánh số từ nhỏ đến lớn, như số nhà.
– Hương Sơn xa xưa có thể là các giao giữa các vùng rất khô như phố núi, mà ở nơi giao thoa này có mạch khí đất và mạch nước, tạo ra hương, chứ không phải vì ở đây có núi.
Hương Sơn là xã thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
– Hương Sơn là xã miền núi nằm bên bờ sông Hiếu
– Trong huyện Tân Kỳ có xã Tiên Kỳ, tách ra từ xã Tiên Đồng
Hương Sơn là một xã thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
—o—o—o—
HƯƠNG TÍCH
Vùng núi có cả động, suối, hồ và giếng Tiên, nghĩa là có cả Tiên Sơn và Hương Sơn, và có cả Tiên Tích và Tiên Hội được gọi là Hương Tích. Nước ta chỉ có hai vùng như vậy là
– Hương Tích, dãy Hương Sơn, Hà Nội
– Hương Tích, dãy Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Có một sự giống nhau đến khó lý giải giữa hai vùng Hương Tích này
– Dãy Hồng Lĩnh chia làm 3 nhóm núi: nhóm Thiên Tượng, nhóm Đụn và nhóm Hương Tích.
– – – Nhóm Hương Tích – Hồng Lĩnh ứng với dãy núi Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, mà nằm ở hữu ngạn sông Đáy
– – – Nhóm Thiên Tượng – Hồng Lĩnh ứng dãy Tượng Lĩnh của Kim Bảng Hà Nam. Cả hai nơi đều có núi Tiên và địa danh Tiên Sơn. Tượng Lĩnh nằm ở ngã ba Châu Giang – Sông Đáy
– – – Nhóm Đụn – Hồng Lĩnh tương ứng với núi Đọi, biểu tượng của Hà Nam, gắn với sông Châu Giang
– Dãy Hương Sơn Hà Nội có sự tích 99 ngọn núi mang hình con voi, Hương Sơn Hà Tĩnh có sự tích 99 ngọn núi do ông Đùng gánh về xếp ở đây
– Hai quần thể đều có nhiều hang động Trong dãy núi Hồng Lĩnh có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng… Trong dãy Hương Sơn có động Tiên và động Hương Tích đã được biết đến từ lâu.
– Hai quần thể đều có suối nước, bao gồm suối nước ngầm. Hồng Lĩnh có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi. Hương Sơn cũng có sông Đáy, suối Yến và dòng nước ngầm đi từ Cửa Hương.
– Hồng Lĩnh có 8 lối ra vào, gọi là cửa truông thuận tiện cho đi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, như truông Cộng Khánh, truông Vắn (Cố Ghép)… Hương Sơn có bến Đục là cửa lộ và các động ngầm, mà tiêu biểu là hang cửa Hương là cửa ẩn. Người dân họ nói rằng động Hương Tích là cái hàm của một con rồng mà đuôi ở tận Ái Nàng – Hang Nước (xã An Phú). Mà dòng nước ở Cửa Hương được bắt nguồn ở địa phận Ái Làng, xã An Phú (nơi có vùng nước xoáy có hình thùng rượu tạc 3 cô gái tiến vua) xuyên qua lòng núi rồi tụ lại ở thôn Phú Duy (nơi tìm thấy trống đồng, hiện được để tại bảo tàng lịch sử Hà Tây). Từ đây, sau khi tưới mát cho những thảm lúa mướt xanh, xuôi dòng Thanh Hà rồi thoát ra sông Đáy. Trước kia, có người vô tình thả quả bưởi ở vùng nước xoáy Ái Làng, rồi lại vớt được nó ở chính đầm nước hang Cửa Hương. Như vậy, đầm nước được hình thành từ dòng chảy ngầm khoảng 10km trong lòng núi. Chưa ai đi được suốt mạch nước ngầm này cho nên nó vẫn là điều bí ẩn.
– Chùa Hương – Hồng Lĩnh nằm ở đĩnh Hương Tích, chùa Hương – Hương Sơn nằm ở động Hương Tích. Hai chùa Hương đều thờ Quán Âm Nam Hải với cùng một sự tích. Thời gian lễ hội của cả hai chùa Hương này đều trùng nhau, là vào mùa Xuân
– Hương Tích – Hồng Lĩnh và Hương Tích – Hương Sơn đều có rất nhiều địa danh Tiên và Hương.
Có thể nói rằng hai quần thể Hương Tích này là một cặp âm dương nối vùng Tây Nam của Thăng Long tứ xứ với vùng Đông Nam của xứ Thanh Nghệ.
Hương Tích – Hồng Lĩnh cũng đối xứng với Hương Khê theo trục Đông Tây của tỉnh Hà Tĩnh
– Đây là hai khu vực nhiều địa danh Hương nhất tỉnh Hà Tĩnh, mà cũng là nhất cả nước
– Đây là hai khu vực nhiều địa danh Ngàn nhất tỉnh Hà Tĩnh, mà cũng là nhất cả nước
– Rào Cỏ và Giăng Màn là nguồn của bộ sông Ngàn, đặc trưng của Hà Tĩnh gồm có Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi, Ngàn Mọ (sông Rào Cái), đối xứng với núi Ngàn Hống, là nơi quy tụ hệ thống núi của Hà Tĩnh theo tích ông Đùng gánh núi rải rác thắp nơi về đặt tại Hồng Lĩnh
– Hồng có nước có lửa mộc thổ, Hương Khê là khí có lửa mộc thổ, khi có rất nhiều ngàn cả nước và lửa, cả hình và âm, chúng ta lại có chữ Hồng. Như vậy ở Hương Khê có hồng ẩn và ở Hồng Lĩnh có hương ẩn.
Nước ta còn có một quần thể Hương Tích nữa gọi là Tam Hương Phú Yên gồm
– Núi Hương thuộc xã Hòa Phong, cao 142 mét
– Bàu Hương : dưới chân núi Hương có dòng sông nhỏ uốn lượn quanh chân núi rồi đổ về thôn Thạnh Phú, xã Hòa Mỹ. Tại đây, dòng sông mở rộng tạo thành một vùng đầm nước mà người dân quen gọi là Bàu Hương.
– Chùa Hương Tích (Tổ đình Hương Tích) ở xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, Việt Nam.
– Chùa được khai sơn bởi nhà sư Vạn Ân dòng Lâm Tế. Có câu “Muốn tu Phật thì về Phú Yên. Muốn tu Tiên thì sang Bảy Núi”. Điều này không có nghĩa Phú Yên không có tiên, mà tu tiên ẩn trong tu phật, đặc biệt là trong tu thiền. Có thể nói khi Đạo giáo bị suy so với Phật giáo, thì một số hội, quán và hội quán Đạo giáo được chuyển thành chùa và một số dòng tụ đạo giáo được ẩn hết vào các dòng thiền tông. Lâm Tế Tông có vai trò vô cùng quan trọng với sự kết hợp với Phật giáo và Đạo giáo miền Trung, trong đó sư Vạn Ân là một trong những người rất quan trọng.
TIÊN & HƯƠNG
Khi ghép Tiên và Hương sẽ được Hương Tiên giống như hương hoa, hương lúa … và Tiên Hương giống như tiên hoa, tiên nước …
Tiên hồn cũng chính là hương hồn. Khi nói “hương hồn” nghĩa là hồn là được quy tiên, hồn đã về được cái gốc hương và cái gốc tiên của hồn, chính cái gốc ấy tạo nên trường gia tiên mà nuôi dưỡng dòng máu gia đình dòng họ. Tìm về hương hồn là cái gốc của phong tục thắp hương trên ban thờ gia tiên.
Địa danh Tiên Hương của nước ta
– Thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định : núi Tiên Hương, Phủ Tiên Hương thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và chùa Tiên Hương
– Thôn Tiên Hương, xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá : giáp với vùng rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình
Phủ Tây Hồ ở Hồ Tây nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh là một vùng tràn ngập tiên cảnh tràn ngập hương và tiên
– Đây đã từng là vùng trồng lúa, trồng hoa và làm thuốc nam lớn nhất của Hà Nội, với làng hoa Quảng Bá, Nhật Tân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu, Khán Xuân, và làng thuốc nam Đại Yên. Đến bây giờ vẫn còn làng hoa Nhật Tân và chợ hoa Hoàng Hoa Thám.
– Các sự tích và di tích của đạo Lão quanh hồ Tây rất nhiều mà tiêu biểu là đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên, một trong Tứ Quán Thăng Long, các di tích liên quan đến cáo chín đuôi hồ Tây và Lê Văn Thịnh hóa hổ.