HÀNH HÌNH & HỆ TIÊU HOÁ
Hôm qua, sau bữa cơm tối, mình mở sách hình học ra để học cùng con, nhưng lăn ra ngủ. Hồi mình còn đi học, vẽ được hình là giải được hình, nhưng giờ vẽ hình rất khó.
Hoá ra là mình bị hình hành, mình không tiêu hoá được hình, đặc biệt khi còn đang phải tiêu hoá bữa tối. Thế là môn hình học tiêu hoá mình, đưa mình vào giấc ngủ luôn. Nghĩ đến các bạn học sinh hôm nào cũng phải tiêu hoá bao nhiêu môn học chán ngán mà thương. Nhiều bạn mới học đã ngán, càng học càng ngán, loanh quanh từ ngu thành ngủ, rồi từ ngủ thành ngu.
Tóm lại, mình phải hành được hình, mình có năng lực hành hình, dạng năng lực của thú săn mồi, nếu không mình thành con mồi cho môn hình luôn.
Hành hình là khả năng chuyển hoá hình thành mùi, vị và đặc biệt là âm. Đây là chức năng chính của hệ tiêu hoá : hệ tiêu vận hành thức ăn, hành hình thức ăn, tử hình thức ăn, chuyển hình thức ăn, biến hình thức ăn thành mùi, vị và đặc biệt là âm.
Thoạt nghe hành hình, ai cũng nghĩ đến những phương pháp tử hình một người, mà không nghĩ đến việc hành hình là chức năng của hệ tiêu hoá. Khi bị hành hình và mất hình, mất thân dương, một người dương chuyển thành người âm, với thân âm.
Đặc trưng của thú săn mồi và hệ tiêu hoá của gần như mọi giống loài đều là hành, đặc biệt là hành hình, chuyển hình thành âm, đi vào máu huyết của hệ tuần hoàn, khí huyết của hệ kinh lạc và thần kinh của hệ tâm trí, rồi chuyển âm thành hình hài cơ thể, tâm trí, công việc.
Ví dụ
– Răng có chức năng chặt và nghiền thức ăn, làm cho cấu trúc ăn bị bẻ gãy, đỡ cồng kềnh phức tạp hơn, đồng thời đọc vị thức ăn thông qua hình và âm của chúng, để báo cho cơ thể về bản chất của thức ăn là lành hay độc.
– Dạ dày có chức năng hầm thức ăn, làm cho thức ăn cơ bản là hình chuyển thành hình âm, dạ dày là bao tử, nơi bao thức ăn và tử hình thức ăn
Như vậy việc chính của tiêu hoá chính là tiêu biến và hoá chuyển hình thành âm. Năng lực tiêu hoá chính là năng lực chuyển hình thành âm, mà kiểu gì cũng liên quan đến chuyển hoá mùi vị
===
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỆ TIÊU HOÁ
– Thức ăn
– Bất kỳ cái gì chúng ta phải tiêu hoá như trách nhiệm, công việc, xúc cảm, kiến thức …
Tiêu hoá đích thực là công việc của mọi giác quan
– Mắt nhìn thức ăn, đánh giá cấu trúc thức ăn, hiểu thành phần thức ăn – HÌNH
– Tai nghe về thức ăn, tần số thức ăn và nhịp, chu kỳ, giờ giấc ăn uống – ÂM
– Mũi ngửi mùi thức ăn, dẫn dắt đến với thức ăn – MÙI
– Miệng nếm vị thức ăn – VỊ
– Tay sờ, cầm, chọn, chế biến, gắp thức ăn là tương tác âm hình, dẫn dắt việc lựa chọn thức ăn cho cơ thể và định vị không gian cho thức ăn
Nếu không có sự thống nhất đối tượng sẽ xảy ra hai trường hợp
– Thức ăn mất âm hình mùi vị
– Thức ăn loạn âm hình mùi vị
===
CẤU TRÚC CỦA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
Đường tiêu hoá có thể chia tạm thời theo cấu trúc hình âm và vận hành hình âm như sau
MIỆNG – Dương
– Môi : Âm
– Lợi trước răng : âm dương
– Răng : Dương
– Lợi sau răng : dương âm
– Lưỡi : Âm
HẦU HỌNG – Âm
– Tiền hầu (miệng hầu Amiđan)
– Hầu : nhận vào, chuyển hoá, kết hợp nhiều luồng hình âm, mùi vị từ mắt, mũi, tai và miệng
– Hạ hầu (hầu họng)
– Họng
– Cuống họng giáp với Thực quản/Khí quản
THỰC QUẢN – Dương
– Thực quản
DẠ DÀY/BAO TỬ – Âm
– Tâm vị
– Dạ dày
– Môn vị
TÁ TRÀNG – Dương
– Tá tràng hay Hành tá tràng : là trung tâm phân tán luồng tiêu hoá về các tràng khác nhau
RUỘT NON – Âm
– Hỗng tràng
– Cổng rốn
– Hồi tràng
– Van hồi manh tràng
– Manh tràng
RUỘT THỪA – Âm dương
RUỘT GIÀ – Dương
– Kiết tràng (kiết tràng lên – ngang – xuống)
– Trực tràng
HẬU MÔN – Âm
===
CƠ QUAN HỖ TRỢ VÀ PHỐI HỢP VỚI ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
Các cơ quan hỗ trợ cho đường tiêu hoá cả đầu ra và đầu vào
TUYẾN
– Các tuyến niêm mạc
– Các tuyến dich : tuyến nước bọt
TẠNG : gan, mật, tuỵ, lá lách, thận & các tuyến của các cơ quan này
– Gan có chức năng bẻ các thức ăn có cấu trúc phức tạp. Thức ăn không tiêu hoá được mà còn lây lan khắp nơi cái cấu trúc này ra trong cơ thể chính là chất độc. Cho nên gan chính là trung tâm giải độc kiểu bẻ gãy cấu trúc thức ăn. Thức ăn có cấu trúc phức tạp mà bẻ được thì lại là chất bổ, tuy nhiên năng lượng bẻ một số thức ăn còn cao hơn chất bổ thức ăn đem lại, thì thức ăn đó là loại vô bổ, thậm chí có hại
– Mật có chức năng tiêu chuyển hoá hình âm thức ăn
– Lá lách có chức năng chuyển hoá phần thức ăn đã vào cấu trúc của máu
– Tuỵ đối xứng với mật, như lá lách đối xứng với gan
– Thận có chức năng lọc hình và hình âm độc khỏi máu, mà chủ yếu do tiêu hoá chưa tốt nên máu bị độc
ĐƯỜNG
– Đường máu của hệ tiêu hoá
– Đường thần kinh của hệ tiêu hoá gồm thần kinh ngoại biên và thần kinh riêng của hệ tiêu hoá
Tất cả các cơ quan của cơ thể, đều thực hiện xuất và nhập (lể ra và lể vào) với đường tiêu hoá.
===
ĐẦU RA – ĐẦU VÀO
Theo luồng vào – thức ăn
– Đầu vào là thức ăn
– Đầu ra là bài tiết
– Hỗ trợ đầu vào : Tay và hành vi tiếp nhận thức ăn, giác quan và nhận thức về thức ăn
– Hỗ trợ đầu ra : Chân trụ, ví dụ ngồi
Theo luồng ra – biểu đạt âm thanh
– Đầu ra là biểu đạt nói năng, chửi bới, khóc lóc, gào thét … hay phát tiết thanh âm bằng mồm
– Đầu vào là nhận thức về hiện thực và xúc cảm với trải nghiệm
– Hỗ trợ đầu ra : Hầu, họng, miệng, lưỡi, các giác quan
– Hỗ trợ đầu vào : Chân & hiện thực, các trải nghiệm
Đường tiêu hoá đứng giữa Nhận thức – Hành vi & Nguyên nhân – Kết quả của cả hai luồng trên
– Tay/Chân/Giác quan/Tâm trí – Đường tiêu hoá – Chân/Tay/Hiện thực/Hành động
– Chân/Tay/Hiện thực/Hành động – Đường tiêu hoá – Tay/Chân /Giác quan/Tâm trí
===
THANH ÂM
Nhịp điệu, thanh âm của luồng tiêu hoá
– Chân là nhịp tim, tay là nhịp thở, thì đường tiêu hoá là tiếng lòng, với dạ dày là tiếng tim âm, hậu môn và miệng là thở ra và thở vào
– Chân là hơi thở, tay là nhịp tim, thì đường tiêu hoá là tiếng lòng
với tá tràng là tiếng thở âm, hậu môn và miệng là thở ra và thở vào
– Chân giữ cả hai nhịp thì ăn uống sẽ đi từ nhu cầu cá nhân và hoàn cảnh thực tế, dạ dày cũng vậy
– Tay giữ cả hai nhịp thì ăn uống sẽ đi từ cảm hứng và các quan hệ sống, dạ dày cũng vậy
===
VÒNG TRÒN ÂM ĐƯƠNG CỦA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
– Chữ S : Đường tiêu hoá
– Vòng tròn : Âm cung, hào quang
– Nửa đen : Các cơ quan hỗ trợ đầu vào đường tiêu hoá và việc tiêu hoá
– Nửa trắng : Các cơ quan tiếp nhận đầu ra của đường tiêu hoá : máu, thần kinh
=== === ===
Phân tích tính “hành hình” của hệ tiêu hoá qua thanh âm “hành” và “hình”
HÀNH
Hành (thực vật) :
– cây hành, hành lá, hành củ, củ hành, hành ta, hành tây, hành phi, hành tỏi, hành dăm
– phi hành, trần hành, băm hành, thái hành, trồng hành
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ
– Thịt đầy xanh, không hành không ngon
– Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Bà ơi, đi chợ mua tôi đồng giềng
– Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tráng pháo, bánh chưng xanh.
Hành (vật chất) :
– – – ngọc hành là một loại ngọc như ngọc lam
Hành (cơ thể học) :
– – – ngọc hành : dương vật
– – – hành tá tràng (cơ thể học) : đoạn ruột nằm ngay dưới da dày
Ngũ hành : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ (đây là ngũ hành khí)
Hành
– Hành ai đó lên bờ xuống ruộng
– Hành con, hành cái
– Bị sốt hành, bị chủ hành, bị trời hành …
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ
– Ai ơi đã quyết thì hành,
Đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây
Hành hạ
Hành xác
Hành hình :
Hành động
Hành vi
Hành xử
Hành sự
Hành hiệp
Hành trình
Hành thiền
Hành tẩu : liên quan đến bôn tẩu
Hành ấm, hành uẩn : ý thức luôn vận hành, luôn tự đi
Hành lý : liên quan đến du hành & hành trình
Hành khiển, quan hành khiển
Vận hành : hành theo vận (chủ thể hành, theo vận khách thể, vận khách quan, vận môi trường)
Thừa hành : trước đã làm thế nào, sau cứ làm đúng như thế
Thi hành : bảo gì làm nấy, ra lệnh như thế nào, làm đúng như thế nấy
Chấp hành : quy định như thế nào, làm đúng như thế này
Điều hành : ra lệnh và đưa ra quy định để người khác hành
Song hành
Đồng hành
Hàng hành
Học hành : Học phải hành, học đi đôi với hành
Tri hành : tri hành hợp nhất (tri giác và hành vi hợp nhất)
Thực hành : đem những kiến thức và cái được học ra hành
Vi hành : đi bí mật
Bộ hành : đi bộ
Dạ hành : đi đêm
Du hành : đi xa để rồi lại về
Lữ hành
Lưu hành
Thịnh hành
Hoành hành
Nhục hành
Tống hành : đưa đi xa
Biệt hành : tống biệt hành
Từ hành
Đại hành : đi xa (nghĩa là chết)
– Lê Đại Hành thực ra chỉ có nghĩa là tên thuỵ của vua Lê đã chết.
Quyền hành
===
HẠNH
Hạnh (thực vật) :
– cây hạnh,
Chẳng qua mai trước, hạnh sau khác gì
Hoa chào ngõ hạnh, hương bay dặm phần (Kiều)
– – – lá hạnh
Sắc như lá hạnh
Khi khoé hạnh, khi nét ngài (Kiều).
– – – ngọn hành
Dầu dầu ngọn hạnh như đầm hạt mưa.
– – – dầu hạnh, đèn hạnh
Đêm chong đèn hạnh dầu hao than dài
– cây hạnh cẩm thạch
– cây ngân hạnh
Hạnh : Công dung ngôn hạnh
– Hạnh của cái gì đó : là cách thức vận hành, cách sống của cái đó
– Hạnh của ai đó : là cách thức vận hành, cái sống của người đó
Hạnh : hành là đi, hạnh là đến
Hạnh nguyện
Hạnh phúc
Hạnh nhân
Đức hạnh
Bất hạnh
Vạn hạnh
Nhất hạnh
Hân hạnh
Vinh hạnh
Tiết hạnh
Tên người : Mẫu Liễu Hạnh
===
HANH
Hanh
– trời hanh, tiết hanh, mùa hanh, gió hanh, nắng hanh
– hanh = thanh với nghĩa thanh, mảnh, nhỏ, dài, khô : hanh củi, hanh tre
Hanh :
– nhà bị hanh : nhà bị cháy do thời tiết hanh
– da bị hanh : da bị khô, mất nước do thời tiết hanh
Hanh khô
Hanh tạnh
Hanh thông : hanh thông liên quan đến vận hành hoả khí kim, tương tự như cát tường; còn lưu thông liên quan đến vận hành thuỷ thổ mộc, tương tự như luân chuyển
Đành hanh
===
HẢNH
HÃNH
HÁNH
=== === ===
HÌNH
Hình học
Hình khối, hình phẳng
Hình tĩnh, hình động
Hình vuông, hình tròn, hình thang, hình tháp, hình tam giác, hình bình hành, hình đa giác lồi, hình đa giác lõm
Hình 1D, 2D, 3D, 4D …
Hình thể
Hình thế
Hình thù
Hình tích
Hình dáng
Hình dạng
Hình dong : Trông mặt mà bắt hình dong
Hình mạo
Hình hài
Hình hài
Hình nhân
Hình âm
Hình tướng
Hình tượng
Hình ảnh
Hình sắc
Hình bóng
Hình chiếu
Hình hoạ
Hình thái
Cấu hình
Âm hình
Hữu hình – Vô hình, vô hình trung, vô hình chung
Dị hình – Siêu hình
Cực hình
Thành hình
Tấm hình
Địa hình – Thiên hình vạn trạng – Tình hình
Đội hình
Ngoại hình, thân hình, vóc hình
Nguyên hình
Loại hình
Muôn hình
Truyền hình
Toà hình
Pháp hình
Gia hình
Giảm hình,
Hành hình
Nhục hình
Toà hình
Tiểu hình
Đại hình
Tử hình
Hình thành
Hình dung
Biến hình
Định hình
Phá hình
Mạo hình
Hiện hình
Ghép hình
Chụp hình
Hoạ hình
Tạo hình
Truyền hình
===
HINH
HỊNH
HÍNH
HỈNH
HĨNH