Tên đi cả bộ ĐỒNG
Đồng – Đống – Đông – Đổng – Động – Đỗng
===
Bộ ĐỒNG
1. ĐỒNG
ĐỒNG (KIM THỔ) :
Mỏ đồng, quặng đồng, kim loại đồng : Tại nước ta, quặng đồng được tìm thấy chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Bắc, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng… Trong đó các mỏ đồng lớn như mỏ Sinh Quyền – Lào Cai, mỏ Yên Châu – Sơn La, mỏ Sơn Động – Bắc Giang…
Gò đồng : Làng Đại Bái
Đúc đồng gồm các bước
– Làm khuôn cơ bản bằng đất
– Nấu đồng (nấu nguyên liệu đồng)
– Đúc đồng (đổ nguyên liệu đồng vào khuôn)
– Mài dũa đánh bóng
Tổ nghề đúc đồng là
– Nguyễn Minh Không, Nguyễn Chí Thành, Đức Thánh Nguyễn, Lý Quốc Sư (quê ở Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình), Khổng Minh Không
– Nguyễn Giác Hải, Nguyễn Viết Y, Không Lộ Giác Hải Thiền Sư (làng Phước Kiều) (quê ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định)
– Nguyễn Công Truyền (làng Đại Bái)
Làng nghề đúc đồng nổi tiếng nhất là
– Làng Ngũ xã, Hà Nội nổi tiếng với các bức tượng đồng đen. Tổ nghề, thành hoàng làng Nguyễn Minh Không. Thế kỷ 17 – 18 đời Lê, một số thợ đúc đồng ở năm xã của huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm, Hưng Yên là xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên (hay Thái Ti) và Điện Tiền (có tài liệu khác nói năm xã của tổng Đề Cầu: An Nhuệ, Kim Tháp, Lê Xá, Thư Đôi và Đề Cầu) có tên Nôm là làng Hè, làng Me, làng Giồng, làng Dí trên và làng Dí dưới kéo về đây mở lò đúc đồng, gọi là Tràng Ngũ Xã (trường đúc của năm xã)
– Làng Đại Bái, Bắc Ninh, tổ nghề Nguyễn Công Truyền, lập ra phố Hàng Đồng, Hà Nội
– Làng Vó (Quảng Bố), Bắc Bình đúc các chi tiết chính xác như khoá hay khớp
– Làng Lộng Thượng (Làng Rồng), Hưng Yên : đây là một trong các làng thành lập nên làng đúc đồng Ngũ Xã, ở Hà Nội, thờ Khổng Minh Không ở chùa
– Làng Nôm (Hưng Yên) : nghề đồng nát, buôn đồng nguyên liệu tái chế, gốc tạo ra phố Hàng Đồng Hà Nội, và làng đồng ở Huế
– Làng Mỹ Đồng, Hải Phòng, đồ đồng công nghiệp, đồ đồng tàu thuỷ
– Làng Tống Xá – Vạn Điểm, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định : đồ thờ bằng đồng, tượng đồng. Thờ tổ nghề Nguyễn Minh Không.
– Làng Chè Đông (Trà Đông), Thanh Hoá : đô thờ bằng đồng, đồ mỹ nghệ bằng đồng, trống đồng, tranh đồng. Thờ tổ nghề Nguyễn Minh Không, và hai ông họ Vũ họ Nguyễn được truyền nghề đầu tiên.
– Làng Phường Đức, Huế, gốc làng nghề là dân làng Đồng Xá, Siêu Loại, Bắc Ninh (gồm làng Đại Bái, làng Vó, làng Nôm và làng Lộng Thượng)
– Làng Phước Kiều, Quảng Nam. Tổ nghề là Không Lộ Giác Hải thiền sư.
– Làng Bằng Châu, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định
– Làng Diên Khánh, Nha Trang
– Làng An Hội, TP Hồ Chí Minh
– Làng Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu : chuông đồng
Đồng nguyên chất có màu đỏ, gọi là đồng đỏ
Đồng hợp kim
– đồng đen : đồng đen cũng có rất nhiều loại.
– đồng thau, có màu vàng, gọi là đồng vàng, đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm.
– đồng điếu là hợp kim của đồng và thiếc.
– đồng bạch
– đồng thoà, đồng có trộn một ít bạc và vàng
Đồ đồng
– Tượng đồng : đặc biệt tượng đồng đen
– – – Tượng Phật Adiđà ở chùa Thần Quang, Ngũ Xá,
– – – Tượng Huyền Thiên ở đền Quán Thánh Hà Nội
– – – Tượng Huyền Thiên ở đền Trấn Vũ Gia Lâm.
– – – Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh) là 1 trong 4 An Nam tứ đại khí, đã bị phá huỷ.
– Tháp đồng :
– – – Tháp Báo Thiên là 1 trong 4 An Nam tứ đại khí, đã bị phá huỷ.
– Đồ phong thuỷ đồng
– – – Trống đồng : Các địa phương nổi tiếng nhất về trống đồng là Phú Thọ, Thanh Hoá và Tây Nguyên.
– – – – – – Trống đồng Đông Sơn
– – – – – – Trống đồng Ngọc Lũ đều là các bảo vật quốc gia.
– – – – – – Trống đồng Hoàng Hạ
– – – Thạp đồng :
– – – – – – Thạp đồng Đào Thịnh (Bảo vật Quốc gia) đào ở Yên Bái để ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
– – – – – – Thạp đồng Hợp Minh (Bảo vật Quốc Gia để ở Bảo tàng Yên Bái. Thạp đồng hầu hết phát hiện ở 2 bên sông Hồng, đoạn chảy qua Yên Bái và được trưng bày ở bảo tàng Yên Bái.
– – – – – – Thạp đồng Đào Xá
– – – Vạc đồng :
– – – – – – Vạc đồng nhà Nguyễn có 7 chiếc đặt tại hoàng cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, một chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh.
– – – – – – Vạc đồng Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
– – – – – – Vạc đồng chứa dầu sôi để tra tấn tội nhân dưới diêm phủ, địa ngục
– – – – – – Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định) là 1 trong 4 An Nam tứ đại khí, đã bị phá huỷ
– – – Hạc cưỡi rùa bằng đồng
– Đồ thờ bằng đồng :
– – – Bộ tam sự bằng đồng, bộ ngũ sự bằng đồng là những đồ thờ cúng bằng đồng phổ biến trên bàn thờ gia tiên người Việt. Bộ Tam Sự bao gồm một đỉnh đồng, một đôi hạc hoặc đôi chân nến. Bộ Ngũ Sự gồm đỉnh đồng, đôi chân nến và đôi hạc.
– – – Đèn đồng & tượng đèn đồng
– – – – – – Đèn & tượng đèn ở di chỉ Làng Vạc (Nghệ An)
– – – Đỉnh đồng
– – – Choé đồng
– – – Lọ đồng
– – – Lư đồng, Lư hương đồng,
– Đồ mỹ thuật bằng đồng : tranh đồng, đĩa đồng, tượng đồng
– Nhạc cụ đồng :
– – – Khánh đồng :
– – – Chuông đồng : Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội là 1 trong 4 An Nam Tứ Đại Khí đã bị phá huỷ
– – – Cồng chiêng đồng
– Đồ dùng đồng : mâm đồng, nồi đồng
– Vũ khí đồng : mũi tên đồng, dao đồng …
– Công cụ đồng
– Lnh kiện đồng : dây đồng, kèo đồng
Trơ như đá, vững như đồng
Lạnh như đồng;
Nồi đồng cối đá
Vàng thau lẫn lộn
Thật vàng chẳng phải thau đâu
Xin đừng thử lửa thêm đau lòng người
Vàng mười, bạc bảy, thau ba
Đồng đen trinh tiết lại pha lộn chì.
Đồng đen là mẹ trâu vàng
Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng, nên chiêng.
Đàn-ông mà lấy đàn ông
Một trăm gánh đồng đúc chẳng nên chuông
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Phòng văn hơi giá như đồng
Mình đồng da sắt;
Nhà anh cột sắt kèo đồng
Nhà em cột sậy chạm rồng tứ linh
ĐỒNG (KIM KHÍ) : đơn vị đo lường giá trị vật chất
– Đồng (tiền tệ)
– Số đếm + đồng : Ba đồng, bốn đồng, năm đồng
– Đồng tiền : đồng tiền bát gạo, đồng quà đồng bánh, đồng tiêu vặt
– Đồng đô la, đồng rúp, đồng nhân dân tệ
– Tiền đồng
– Đồng công, đồng nợ, đồng lỗ, đồng lãi, đồng vốn
– Từng đồng : Tính từng đồng từng hào
– Một đồng : Không còn một đồng
– Mấy đồng hả bác ? Mấy đồng mà làm ghê gớm
– Đồng trinh, đồng cắc, đồng hào, đồng xu
– Đồng (khối lượng) : khối lượng
– Đồng lượng : đồng bạc, đồng vàng
– Số đếm + đồng : Ba đồng cân, bốn đồng cân, năm đồng cân
Tính từng đồng
Đồng tiền liền khúc ruột
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Đồng/Nén/Cắc bạc đâm toạc tờ giấy
Đấng đồng tiền bát gạo
Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.
Quan văn mất một đồng tiền
Coi bằng quan võ mất quyền quận công.
Đồng một có người, đồng mười có ta.
Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê
ĐỒNG MỘC (THỔ MỘC)
– Đồng bằng
– Đồng : Đồng cỏ, đồng cạn, đồng sâu, đồng trũng, đồng lầy (đầm lầy)
– Cánh đồng : cánh đồng lúa, cánh đồng hoa màu, cánh đồng cỏ …
– Cầy đồng, ra đồng, làm đồng, thăm đồng, đi đồng (đi vệ sinh, ngày xưa đi ngoài đồng ???), ngoài đồng
– Hương đồng : Hương đồng gió nội
– Gà đồng, chuột đồng, cua đồng, cá đồng, lươn đồng, trạch đồng, ếch đồng
– Mục đồng (trẻ chăn trâu)
– Đồng lúa, đồng ruộng, đồng chiêm trũng, đồng chiêm
– Đồng mô
Cầy đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cầy
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
Mèo mả gà đồng
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, dầu ống.
Xuân thu nhị vụ nhà nông
Xuống đồng thì cấy, lên đồng thì thôi.
Quê mùa ở đất đồng chiêm
Lấy dao cắt cỏ, lấy liềm bổ cau.
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng
Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.
Đồng không mông quạnh
ĐỒNG cấu trúc, hình thể, chất liệu, sắc thái (HOẢ THỔ)
– Đồng cấu trúc
– – – Đồng nhất,
– – – Đồng bộ,
– – – Đồng hình, Đồng dạng
– – – Đồng tâm, Đồng nhân
– – – Đồng trục, Đồng phương, Đồng hướng
– – – Đồng hạng, đồng cấp, đồng giá, đồng mức
– – – Đồng quy, quy đồng (mẫu số)
– – – Đồng phục
– – – Hợp đồng, hội đồng, cộng đồng, công đồng (ban công đồng ở đình, đền, miếu)
– – – Thiên đồng (sao)
– Đồng sắc thái
– – – Đồng sắc, Đồng màu
– Đồng chất
– – – Đồng chất
– – – Đồng vị hoá học
– – – Đồng phân hoá học
– – – Đồng chức hoá học
– – – Chất đồng, nguyên tố đồng (nguyên tố hoá học) Cu
– Đồng hoá
ĐỒNG – vận hành, âm thanh, ngôn từ, thời gian (THUỶ KHÍ)
– Đồng thanh âm
– – – Đồng điệu (lạc điệu)
– – – Đồng nhịp
– – – Đồng thanh
– – – Đồng thoại
– – – Đồng ca
– – – Đồng vọng
– Đồng ngôn từ
– – – Đồng âm (từ đồng âm khác nghĩa)
– – – Đồng dao
– Đồng thời gian
– – – Đồng niên, đồng tháng, đồng giờ …
– – – Đồng khắc
– – – Đồng thời
– – – Đồng hồ
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
Đồng âm khác nghĩa
ĐỒNG vận hành (THUỶ KHÍ)
– – – Đồng : Đồng chủ tịch
– – – Đồng sức, Đồng hành, Đồng bộ, Đồng diễn, Đồng lõa, Đồng đều, Đồng khởi, Đồng loạt, Đồng quy, Đồng hoá
– – – Hoà đồng, Hiệp đồng, Đổ đồng, Thông đồng, Tán đồng
– – – Đồng đạo, Đồng nghĩa, Đồng chí, Đồng đội, Đồng minh, Đồng sự, Đồng nghiệp, Đồng môn, Đồng ngũ
– – – Đồng bọn, Đồng mưu, Đồng phạm, Đồng đảng,
– – – Đồng cảnh (cảnh ngộ), Đồng tịch, Đồng sàng, Đồng cam
– – – Gia đồng, hề đồng, tiểu đồng
– – – Đồng khoá, Đồng khoa, Đồng liêu, Đồng học
– – – Đồng tử (mắt) : Thiện tài Đồng tử
Đồng sinh đồng tử
Đồng tịch đồng sàng
Đồng sàng dị mộng
Quy đồng mẫu số
Hiệp đồng tác chiến
Đồng cam cộng khổ
ĐỒNG – thân thể, dòng máu (THUỶ THỔ)
– Đồng loại, Đồng huyết, Đồng tộc, Đồng tông
– Đồng hao, Đồng lứa,
– Hài đồng, nhi đồng, đồng ấu, đồng trinh, thần đồng, tiên đồng (em bé)
– Bà đồng, Cốt đồng, Lên đồng, Ngồi đồng, Hầu đồng, Bắt đồng, Chấm đồng, Nhảy đồng (đạo Mẫu).
– Đồng tính
– Đồng trinh : Đức Mẹ Đồng Trinh
– Đồng bào
– Đồng hương
– Đồng lứa
– Đồng đường : Tứ đại đồng đường
Tứ đại đồng đường
ĐỒNG – tinh thần, linh hồn (HOẢ KHÍ)
– Đại đồng, dị đồng
– Đồng đình
– Đông bộ, Đồng nhất, Đồng hoá, Đồng quy
– Đồng đẳng
– Đồng lòng, Đồng tình, Đồng tâm, Đồng ý, Đồng cảm, Bất đồng, Đánh đồng, Đổ đồng, Tương đồng, Hiệp đồng
– Đồng khí
– Đồng nguyên
Đồng tâm hiệp lực
Đồng tâm nhất trí
Đồng cam cộng khổ
Đồng quy nhất thể
Tam giáo đồng nguyên
ĐỒNG & KHÁC, LẠC, DỊ, ĐA
– Đồng & Lạc : Tiền đồng – Hậu lạc, Đồng điệu – Lạc điệu, Đồng bộ – Lạc quẻ
– Đồng & Dị : Đại đồng – Dị đồng, Đồng nhất – Dị biệt
– Đồng & Đa : Đồng dạng – Đa dạng
– Đồng & Khác : Đồng chất – Khác chất
Đia danh tên ĐỒNG
– Tỉnh : Lâm Đồng, Đồng Nai, Đồng Tháp
– Thành phố/huyện : Đồng Hới, Đồng Xoài, Đồng Hỷ, Đồng Phú, Đồng Văn, Đồng Xoài, Đồng Xuân
– Phố : Hàng Đồng
– Bãi biển : Đồng Châu,
– Chợ : Đồng Xuân
– Đia danh khác :
– – Hà Nội : Đồng Tâm, Đồng Nhân (đền Đồng Nhân thờ Trưng Trắc, bà Đồng Nhân thờ Trưng Nhị), Phúc Đồng Đồng, Đồng Xuân
– – Đà Nẵng : Đồng Đình ..
Tên riêng ĐÔNG
– Sao Thiên Đồng
– Sao Kim giữ nguyên tố Cu
– Đức Mẹ Đồng Trinh
– Kim Đồng – Ngọc Nữ
– Đồng quy (quy là rùa)
2. ĐỐNG
ĐỐNG (KIM THỔ)
Đống bát, đống đĩa, đồng dép, đồng hàng, đống đồ, đống cát …
Hàng đống, vài đống, cả đống, một đống
Chất đống, đổ đống, vứt đống, dồn đống
ĐỐNG – có thể chuyển hoá thành đất (MỘC THỔ)
Đống rơm, đống rạ, đống củi
Gò đống
Đống đất, Đống bùn
ĐỐNG – có sự sống
Đống mối : đống mối xông
Mả đống, đống (mả) : đống đất chôn xác người chết dọc đường không có mộ
Ông đống : người chết và mộ được mối xông thành gò (được coi là linh thiêng)
Chết cả đống hơn sống một người
Một lễ sống, bằng đống lễ chết.
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Đống xương vô-định đã cao bằng đầu
Ngọc lành nỡ để ấn trên đống bùn
Tên riêng
Huyện : Đống Đa,
Đền Đống Nước (phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội)
3. ĐỘNG
ĐỘNG (ngọại động từ)
Động tụi đó như chọc ổ ong
Sấm bên đông, động bên tây
ĐỘNG (trạng từ) : động tới, động vào, động đến
– Không được động đến
HỄ ĐỘNG
– Nói động tới : Nói động tới thì khóc;
– Hễ động tới/đến : Hễ động tới thì xin tiền;
ĐỘNG (liên từ)
– Động đến trạng tháii gì đó …, Không ốm thì thôi, động ốm là ốm nặng.
– Động vào trạng thái nào đó … Vùng này động mưa là úng.
– Việc làm chạm tới trái tim
ĐỘNG (danh từ) : trạng thái không bình an
– Có động : có biến, có bất an
– Động long mạch, động lòng, động binh, động chạm
Rút dây động rừng
ĐỘNG : hành động
Danh từ : Hành động, Hoạt động, Chuyển động, Vận động, Rung động, Bạo động, Chấn động
Bị động, chủ động, thụ động
Danh từ: Động tĩnh, Động thái, Động tác,
Động từ : Động cựa, Động viên, Động đậy, Động chạm
Động từ/Tính từ : Biến động, lay đông, giao động, xao động, chuyển động, vận động, đả đông, cử động, chấn động, rung động, phát động, xao động, xúc động, cảm động, rung động, chấn động
…
ĐỘNG : cái hang
– Hang động
– Đông nước, động khô, không cao, động thấp, động đá,
– Động tiên
– Thạch động
– Cửa động, lòng động, nền động, lối vào động, nhũ hoa của động …
4. ĐÔNG
ĐÔNG THỜI GIAN
Mùa đông :
– xuân hạ thu đông, lập đông, đông chí, tiết đông,
– khí đông, gió đông,
– vụ đông
– màu đông về
Mùa hè cho chí mùa đông,
Mùa nào thức ấy cho chồng ra đi
Chồng tôi đi đã ba đông
Hẹn về năm ngoái, sao không thấy về
ĐÔNG KHÔNG GIAN
– Chính đông, chếch đông
– Phương Đông, hương Đông, mặt Đông, phía Đông
– Đông cung, Tây cung, Bắc cung, Nam cung
– Cầu đông, phủ đông, cửa đông, quảng đông
– Á đông, Đông dương,
– Viễn đông; Cận đông, Trung đông, Trung cận động
Ghe bầu trở lái về đông
Làm thân con gái thờ chồng nuôi con
ĐÔNG VẬN HÀNH
– Hừng đông, rạng đông
ĐÔNG VẬN HÀNH
Đông (động từ) : chuyển từ chất lỏng sang chất rắn hoặc chất dịch sệt, dịch đặc, dich keo, dịch hồ, chủ yếu vì nhiệt độ giảm
Đông (động từ) :
Đông cứng, đông lạnh, đông đặc
Đông tuyết, đông băng
Đông lại
Nấu đông (Thịt nấu đông), Rã đông, Làm đông, Chờ đông
Thịt đông, mỡ đông, máu đông : cục máu đông
Đông mỡ, đông máu, đông thịt
Tủ đông
ĐÔNG CẤU TRÚC, SỐ LƯỢNG
Đông (tính từ)
Đông chật, Đông đảo, Đông nghịt, đông đúc
Đám đông (đám đông thì lan ra, còn đông thì lại)
Chợ đông,
Đông con, đông người, đông dân, đông khách
Càng ngày càng đông, đông dần
Đông lên (đông số lượng cấu trúc thì lên, đông vận hành thì xuống)
Đông như kiến cỏ
Đông như quân nguyên
Người đông như hội
Thân em như thước lụa điều.
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
Tên riêng
Huyện : Đông Anh, Đông Giang, Đông Hà, Đông Hảỉ, Đông Hòa, Đông Hưng, Đông Sơn, Đông Triều,
Đông Hải
Đông Hải Đại Vương
Cầu Đông
5. ĐỔNG
Đổng (Lời nói, việc làm không đích danh) : Chửi đổng, nói đổng, làm đổng, sai đổng
Đổng (trông coi, giám sát, cai trị) : Đổng binh, Đổng dịch, Đổng lí, Đổng nhung
Phù Đổng :
Tên nhân vật :
– Phù Đổng Thiên Vương
– Đổng Bình, Đổng Trác
6. ĐỖNG