Điên : Nhận thức và Hành vi

Loading

Điên có thể tạm thời chia thành ba dạng
– Nhận thức không phù hợp với hiện thực : ví dụ trời nắng thì bảo là trời mưa, xấu như ma nhưng lại lo lắng vì có nhiều người hâm mộ theo đuổi không sống được yên ổn
– Hành vi không phù hợp với đối tượng và môi trường : ví dụ đi bộ qua đường cao tốc, mà vừa đi vừa ngắm trời và hát múa
– Nhận thức và hành vi không phù hợp với nhau :
– – – nhận thức một đằng, hành vi một nẻo : suy nghĩ sống động như bộ phim là mình sẽ xinh đẹp, duyên dáng, thành công, thành ông này bà kia … nhưng lúc đó chân tay và mặt mày đờ đẫn
– – – nhận thức mây trời gió biển, hành vi ngớ ngẩn lặp lại, cụ thể là không có năng lực tự nuôi sống bản thân : người theo tôn giáo, tâm linh, minh sư, chân sư dễ rơi vào trạng thái này
– – – một số hành vi cụ thể đạt trình độ cao như kỹ năng ghi nhớ hay kỹ năng làm việc cụ thể gì đó, nhưng nhận thức cơ bản trong quan hệ cơ bản lại ngô nghê : 1 số dạng thiên tài cực đoan hoặc tự kỷ rơi vào trường hợp này
– – – hành vi và nhận thức mâu thuẫn trực tiếp với nhau : muốn yêu thương chăm sóc một người, lại chửi bới và đánh đập người đó …
Gốc của cả ba trạng thái này là không đủ sự tự chủ và hoà hợp về nhận thức và hành vi.
===
Trường hợp 1. Nhận thức không phù hợp với hiện thực
Ai cũng có nhận thức không phù hợp với hiện thực, vì nếu chúng ta nhận thức được toàn bộ hiện thực, nhận thức được hiện thực trọn vẹn, nghĩa là chúng ta thành Thích Ca, đấng toàn giác, chúng ta đắc đạo, chúng ta ở cõi Niết Bàn rồi.
Tuy nhiên chỉ khi nhận thức không phù hợp với hiện thực ở mức độ căn bản và trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh tồn thì mới gọi là điên.
Ví dụ
– “trời nóng thì bảo trời lạnh” là dạng nhận thức không phù hơp với hiện thực khách quan của khách thể
– “gầy nhưng luôn sợ quá béo” là dạng nhận thức không phù hơp với hiện thực khách quan của chủ thể – bản thân mình
Chúng ta ai cũng có tiềm năng điên hoặc điên ở trạng thái ẩn ứng với hành vi nền và nhận thức nền. Nếu chúng ta để cho tình trạng nhận thức không phù hợp với hiện thực này ngày càng nặng, chúng ta sẽ thành điên lộ.
Học chỉ mang đến kiến thức (là một dạng khung nhận thức) và thường xuyên đưa đến khung hành vi. Học không đảm bảo cho việc đưa nhận thức cơ bản gần hơn với hiện thực. Thực tế là tỷ lệ điên trong người học hành nhiều cao hơn tỷ lệ điên trong những người nông dân sống bản năng đơn giản, gần gũi tự nhiên, bởi vì các khung nhận thức mâu thuẫn và khung hành vi tỏ ra bất lực với hiện thực.
===
Trường hợp 2. Hành vi không phù hợp với đối tượng và môi trường
Hành vi không phù hợp với đối tượng và môi trường khi một người không liên tục duy trì nhận thức về hành vi của chính mình. Lúc này, hành vi của người ấy sẽ thường xuyên mang tính tự phát hoặc lặp lại một bản năng sẵn có, bởi vì không được dẫn dắt bởi nhận thức tự chủ.
Ví dụ : nhận thức hướng về vận hành A/đối tượng A, trong khi thân thể đang ở vận hành B/đối tượng B. Ví dụ đang đi trên đường, nơi có nhiều luồng giao thông đi lại nhưng đầu nghĩ về đi biển hoặc đang đánh võ với kẻ thù, hoặc đang hôn nhau với người yêu.
Hành vi mang tính bản năng không tự chủ rất nhiều và ai cũng có
– Bật khóc tự phát khi đau khổ
– Hét lên bộc phát khi sợ hãi
– Rung đùi rung chân tự phát khi ngồi nói chuyện
– Nhíu mày tự phát khi gặp vấn đề khó hiểu
Nếu các hành vi tự phát chỉ xuất hiện ở một bộ phận của cơ thể thì việc này rất bình thường, thậm chí rất có lợi cho sức khoẻ, nhưng khi cả cơ thể vận hành tự phát như tự phát đi đường, tự phát trèo tường (mộng du) … thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.
Một người có hành vi phóng túng bừa bãi, thiếu kỷ luật dễ, thích gì làm nấy, cảm xúc quá đà bị rơi vào dang điên ngây dại hơn là dạng điên rồ dại.
Những người điên ngây dại này thường có hành vi ngơ ngác, đỡ đẫn, kiểu mộng du, mất hồn và rất dễ bị tai nạn.
Ai cũng có hành vi tự phát, và người có hành vi tự phát sống tự nhiên và cảm xúc hơn người có hành vi đóng khung. Vì ai cunngx có hành vi tự phát nên ai cũng có tiềm năng điên dạng này.
Ranh giới giữa điên và bình thường, giữa sống và chết nhiều khi rất mong manh.
Một người tự do phóng túng nhưng ngây ngô rất cần một sự chuyên cần để đảm bảo tâm trí và hành vi người ấy được rèn luyện trong lề lối.
===
Trường hợp 3 : Nhận thức và hành vi không phù hợp với nhau
Tất cả chúng ta đều có nhận thức và hành vi không phù hơp với nhau, ví dụ
– chúng ta muốn làm việc A và học để làm việc A, nhưng thực tế là chúng ta không thể làm được việc A hoặc làm việc A theo cách khác hẳn cách được họ.
– chúng ta có thể làm việc A nhưng lại không thể giải thích được, làm lại được hay chỉ dẫn cho người khác làm theo mình được
Tình trạng này phân tách hành vi và nhận thức quá lớn đôi khi giống như đa nhân cách, vì tôi cứ nghĩa một đằng rồi chính tôi lại làm một nẻo. Đến ngưỡng nào đó khi đa nhân cách trở thành mâu thuẫn nhân cách thì một người sẽ dễ bị điên.
Dạng mâu thuẫn nhân cách này rất phổ biến nhưng toàn ở trạng thái tiềm ẩn và khó nhận ra.
Nhận thức và hành vi không phù hợp là chuyện thường và điều này không có nghĩa là hành vì và nhận thức mâu thuẫn, nhưng hành vi luôn một đằng, nhận thức luôn một nẻo, không có sự đối chiếu, kiểm soát và hoà hợp với nhau, thì rất dễ mâu thuẫn với nhau, thành điên rồ dại, hoặc tách rời nhau, thành điên ngây dại.
===
Chia sẻ:
Scroll to Top