SƯ TỬ, HỔ & MÈO
===
Họ Mèo (Felidae) là một họ động vật có vú trong Bộ Ăn thịt (Carnivora). Các thành viên của họ mèo gồm sư tử, hổ, báo, linh miêu, mèo gấm, mèo rừng và cả các loại mèo nhà.
Họ mèo, mà tiêu biểu là hổ và sư tử, có thể coi như đứng đầu chuỗi thức ăn. Không có giống vật nào chọn các thành viên họ mèo làm thức ăn chính của chúng. Ngược lai, họ mèo chỉ sống bằng cách ăn thịt các động vật thuộc họ khác.
Sư tử được coi là chúa sơn lâm ở rất nhiều vùng trên thế giới. Sư tử chiếm địa vị tuyệt đối trong các cánh rừng châu Phi. Sư tử là con vật được sử dụng làm biểu tượng phổ biến ở châu Âu.
Tại châu Á, sư tử không phổ biến bằng hổ, nhưng sư tử vẫn thường được coi là chúa sơn lâm hơn là hổ. Sư tử được gắn với vương quyền, nghi lễ, cúng tế.
Tại Nam Mỹ, báo đốm được coi là chúa tể rừng rậm. Tại cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ, đại bàng đều được coi là chúa tể, nhưng chỉ của bầu trời.
Tóm lại dưới mặt đất, quyền lực tuyệt đối với muôn loài thuộc về các đại diện của họ mèo, mà tiêu biểu là sư tử.
Sư tử là 1 trong 12 cung chiêm tinh của châu Âu, nhưng không có hổ hay mèo.
Tại châu Á, họ mèo đóng góp hai đại diện vào bộ 12 con giáp là hổ và mèo, trong đó, hổ là dương, và mèo là âm.
So sánh hổ và mèo, thì hổ thực sự chỉ ăn thịt, mà không ăn bất kỳ cái gì khác, còn mèo nếu cần có thể ăn tạp hơn. Hổ dành cả cuộc đời nó để thực hiện những cuộc săn mồi đơn độc. Cơ bản hổ đực là con vật đơn độc, nó không có cuộc sống cặp đôi mà chỉ có hành động giao phối, không có cuộc sống bầy đàn và không nuôi con. Săn mồi và ăn mồi là lẽ sống của nó, và toàn bộ sức mạnh của hổ là để phục vụ cho lẽ sống này.
Do hổ thực sự không có đời sống “xã hôi” như sư tử, mà hổ chỉ là thú săn mồi mạnh nhất, nó khó có thể chiếm vị trí chúa sơn lâm của sư tử.
Săn mồi, nuôi con và dạy con săn mồi, là việc của sư tử cái, còn sư tử đực chuyên về bảo vệ và tổ chức đàn. Điều này chẳng khác nào cách tổ chức xã hôi của loài người, mà phụ nữ đi chợ, nấu cơm, chăm sóc con, còn đàn ông đi làm, giao tiếp xã hội, xây dựng ngôi nhà và bảo vệ gia đình.
Nếu cần thì sư tử đực vẫn săn mồi, và người ta thường xuyên quan sát được các trường hợp sư tử đực săn mồi chỉ để hỗ trợ sư tử cái. Đây là một việc chẳng tồn tại trong thế giới loài hổ, cũng như trong các loài ăn thịt khác. Tóm lai là sư tử đực săn mồi, vì một bản năng xã hôi của con đực, chứ không phải vì cơn đói, vì máu săn mồi, hay để tranh giành con cái trong mùa sinh sản. Nếu con cái của nó không cần sự giúp đỡ, thì con đực cũng thôi.
Sư tử, ngược lại hoàn toàn với hổ, có một đời sống cá nhân, cặp đôi, gia đình và bầy đàn.
Sư tử đực các đặc trưng giới tính khác hẳn sư tử cái, trong đó có những đặc trưng giới tính như cái đầu và cái bờm, mang tính giao tiếp, tính biểu đạt, tính xã hội, chứ không mang tính sinh sản. Một con sư tử chúa có các biểu tượng nam tính vượt trội so với các con đực khác trong đàn.
Một con sư tử đực chúa thường tìm kiếm một không gian dành riêng cho nó, nơi nó dành thời gian ở một mình, để “quan sát, chiêm nghiệm sự đời”. Đồng thời sư tử đực chúa có không gian và thời dành riêng cho vợ con nó. Nếu trong đàn có nhiều con cái cùng kết đôi với sư tử đực chúa, nó vẫn biết con nào là “hoàng hậu”, và con hoàng hậu này sẽ được ở riêng trong khi con “thứ phi” có thể vẫn sống chung với đàn.
Vai trò của sư tử chúa trong việc quan sát và ra quyết định về việc cả đàn sẽ sống ở đâu, bao lâu, kết đôi và tranh chấp con cái giữa các con đực trong đàn sẽ xử lý thế nào, sư tử con nói riêng và cả đàn sư tử nói chung sẽ được bảo vệ ra sao là rất rõ ràng.
Sư tử đực hoàn toàn có thể sống đơn độc, nhưng cơ bản nó “không hạnh phúc và không có thể có một cuộc đời toàn diện” như khi nó có đôi, có con và có đàn.
Có thể nói, không thể có một loài động vật hoang dã nào có thể có môt đời sống cá nhân, cặp đôi và bầy đàn phát triển được như sư tử. Một con sư tử, đặc biệt sư tử đầu đàn sẽ có tầm nhìn, suy nghĩ, ý chí và một đời sống xã hội với các cảm xúc phức tạp vượt trội so với một con hổ. Sư tử thực sự là chúa sơn lâm, không phải hổ, là vì như thế.
Mặc dù chúng ta nói rằng mèo là tiểu hổ, nhưng mèo hoàn toàn không giống hổ, cũng chẳng giống sư tử. Mèo là trung bình cộng của cả hổ và sư tử. Đó có thể là lý do mà sư tử và hổ đều nằm trong họ mèo.
Mèo đực và mèo cái hoàn toàn có thể sống đơn độc rất tốt suốt cả cuộc đời, hoặc sống theo đàn. Vào giai đoạn giao phối, những con mèo dành phần lớn thời gian cho việc tìm kiếm, chinh phục và ở bên bạn tình. Sau đó những con mèo cái dành rất nhiều thời gian cho việc sinh con, bảo vệ con và lúc đó chúng thể hiện khả năng săn mồi rất mạnh mẽ để nuôi con.
Sư tử và hổ là ông vua của núi rừng, còn mèo là bà chúa trong nhà. Trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, chó được nuôi để lấy thịt, sữa, sức kéo và sự bảo vệ, còn mèo được nuôi không vì bất kỳ lý do nào trong số các lý do trên. Mèo được nuôi vì giá trị tinh thần. Mèo là bà chúa của các vật nuôi.
Mèo được nuôi trong gia đình kể cả khi chẳng có chuột. Mèo cho ngôi nhà một cảm giác ấm áp, yêu thương, đầy đủ. Bất kể được thuần dưỡng nhiều năm, mèo vẫn có thể giữ được bản năng kiếm mồi của thú ăn thịt, bản năng bầy đàn kết đôi, bản năng sinh con, nuôi con, chăm sóc con, bảo vệ con, dạỵ con. Đồng thời mèo thực sự có bản năng và có nhu cầu về việc được sống dưới một mái nhà, về việc có một tổ ấm, nên mèo mới có thể sống với con người.
Đặc trưng của tính âm là sự thu hút, mèo có thể nói là con vật nuôi cực kỳ âm tính. Nó thu hút người ta đem nó về nhà để nuôi, để chở che, bằng sự âm tính này. Người ta tốn công sức và thức ăn nuôi mèo, chứ người ta chẳng thu được nhiều lợi ích vật chất nào từ việc nuôi mèo, như nuôi các con vật khác.
Những đặc trưng quan trọng nhất của loài hổ dành cho hổ đực. Nói cách hổ mang tính dương. Những đặc trưng quan trọng nhất của loài mèo dành cho mèo cái. Nói cách khác mèo cái mang tính âm, so với hổ. Đặc tính cặp đôi và bầy đàn của sư tử tạo nên bởi cả sư tử đực và sư tử cái.
Biểu tượng tinh thần về một người đàn ông đầy nam tính, dũng mãnh và cao quý của gia đình, của dòng họ, của xã hội là dành cho sư tử đực. Biểu tượng về sức mạnh cơ bắp, sự tàn bạo và nhanh nhay trong việc săn đuổi và tiêu diệt con mồi là dành cho con hổ.
Biểu tượng về một tính nữ mềm mại, uyển chuyển, để ôm ấp, để bảo vệ, để chở che, để xây tổ ấm, để chia sẻ, để chữa lành là một con mèo cái. Mèo thụ động thì rất thụ đông, nó có thể sưởi nắng hay nằm ườn cả ngày, nhưng không kém phần bản năng và hoang dã.
Và thế là, sư tử trở thành một hình tượng văn hoá, dòng họ, quyền lực, tâm linh của châu Âu, trong khi mèo và hổ kết hợp tạo nên 2 trong bộ 12 con giáp của châu Á, nơi phân cực âm dương diễn ra mạnh mẽ hơn châu Âu.
Cơ thể một con sư tử đực sẽ khác hẳn một con sư tử cái, cơ thể một con hổ đực mạnh hơn và ưu việt hơn để săn mồi so với cơ thể con hổ cái, còn cơ thể của một con mèo đực thì chẳng khác gì cơ thể con mèo cái. Bạn không thể phân biệt mèo đực và mèo cái qua bộ lông, hay các đặc điểm bên ngoài, trừ khi vach bộ phân sinh dục ngoài mà rất ẩn của chúng ra.
Trong phim Soul 22, linh hồn của anh nhạc sỹ Joe thay vì nhảy vào cơ thể của mình đang nằm hôn mê trên giường bệnh, trong cơn hoảng hốt lại nhảy vào cơ thể của một con mèo đực Mr. Mittens, mà được mang đến bệnh viện vì chủ nó tin rằng nó có thể chữa lành tinh thần cho các bệnh nhân.
Còn cơ thể nam tính của Joe ngược lại bị sử dụng bởi một cô nàng đỏng đảnh, cá tính và khó tính chả khác gì một con mèo cái, cô nàng mang bí số Soul 22. Cô nàng mèo này có thể làm những việc bình thường với một thân thể nam bằng một tính cách nữ : lắng nghe người ăn mày chơi đàn, quan sát chiếc lá rơi, thưởng thức bánh pizza, thấu hiểu người thân và chia sẻ với người lạ trong cửa hàng cắt tóc….
Dù là các động vật ăn thịt đứng đầu trong chuỗi thức ăn, hổ và sư tử lại bị ăn thịt trưc tiếp và gián tiếp bởi một loài động vật ăn tạp, là con người. Nạn săn bắt và phá rừng đã trực tiếp góp phần đẩy sư tử và hổ vào nguy cơ tuyệt chủng. Nếu như đầu thế kỷ 20, thế giới có nửa triệu con sư tử sống hoang dã thì số lượng sư tử hoàn toàn sống hoang dã hiện nay là rất thấp, và một số chủng loại sư tử đặc thù đã hoàn toàn tuyệt chủng. Tình trạng tương tự xảy ra với hổ.
Trong thể kỷ 20 và 21, tất cả các giống loài động vật hoang dã đều suy giảm về số lương và suy thoái về chất lương, nói cách khác là tuyệt chủng về lương và chất, để nhường không gian sống cho loài người, với số lương cá thể đạt đỉnh cao.
Có một người bạn tôi nuôi một con mèo, lúc nó gần chết, anh ấy muốn xem tiền kiếp cho nó, và chúng tôi mở ra môt cuộc đời mà tôi, anh ấy và con mèo là 3 người bạn.
Và thế là, tôi băn khoăn tự hỏi, những linh hồn chúa sơn lâm bị rơi vào tuyệt chủng, nếu buộc phải đầu thai trong hình hài con người sẽ có cuộc đời và một tính cách ra sao ?
Một con hổ sẽ là một người đàn ông rất nam tính về mặt thân thể, biểu đạt và hành động. Anh ta có hào quang cam đỏ, ấm áp mạnh mẽ chắc chắn như làn da hổ. Anh ta có mắt tinh, tai thính như hổ. Anh ta có khả năng ẩn thân để vồ mồi chính xác như hổ. Anh ta phô diễn uyển chuyển và tạo niềm tin như con hổ. Anh ta phải tính toán khi nói thật, và nói thật như vậy là phải có mục đích, còn nối dối thì là bản năng hành động sẵn có của thú săn đánh lừa để tiếp cận con mồi. Anh ta tàn bạo khi cần thiết và bạo lực vô cớ khi thú tính nổi lên. Anh chăm sóc nhẹ nhàng là có toan tính. Anh ta dành cả cuộc đời để săn mồi như hổ. Anh ta có nhiều con mồi như là vợ, con, đồng nghiêp, nhân viên, người quen, người lạ và anh ta không chê mồi. Nếu anh ta nhắm trúng bạn là con mồi thì cơ hội thoát thân của bạn là cực thấp. Dù bạn trở thành vợ anh ta, dù bạn sinh con cho anh ta, hay bạn trung thành phục vụ anh ta, thì tình cảm đích thực nhất ở sâu trong con người của anh ta là sự thoả mãn khi xẻ thịt con mồi chính mình săn được.
Một con sư tử sẽ là người đàn ông dũng mãnh. Với khả năng săn mồi siêu việt, tàn bạo khi cần thiết, anh ta săn mồi, nhưng con mồi và việc săn mồi đều không phải là mục đích cuộc đời. Sư tử nhân ra con cái của mình bằng một bản năng chính xác. Sư tử quan tâm đến gia đình, và kiến tạo bầy đàn.
Và một con người mang hồn mèo sẽ không qua quan tâm đến hình thức của mình rằng mông phải cong, eo phải nhỏ, ngực phải nở, mà con mèo ấy sẽ làm mọi việc bằng bản năng giới tính sẵn có bên trong.
Năm Hổ, xin hãy quan sát và có ứng xử với bản năng thú săn mồi và con mồi bên trong con người bạn. Ai cũng có hai bản năng này ở mức độ khác nhau. Không có gì xấu hay tốt, không có gì cao hay thấp. Bạn là người khi ban có cái đầu mà biết bạn là ai, có trái tim mà biết bạn muốn gì, và bạn có khả năng tự chủ cả thân thể và tinh thần, chứ không phải vì bạn mang tấm thân con người.
HỔ
– Hổ đực : TÔI LÀ TÔI & TÔI LÀM CHỦ HIỆN THỰC
– Hổ cái : TÔI ĐI TÌM TÔI & TÔI ĐI TÌM HIỆN THỰC
===
TÔI LÀ THÂN THỂ NÀY
Với hổ, tôi là thân thể của tôi, giới hạn của tôi là giới hạn thân thể tôi, nhu cầu của tôi là nhu cầu thân thể tôi, cuộc đời của tôi là cuộc đời của thân thể của tôi.
Đặc điểm thân thể của hổ là sự thống nhất hoàn hoả thành một khối trong từng cử chỉ. Đấy là một vẻ đẹp hiếm có trong thế giới động vật. Thân thể ấy cho hổ một sức khoẻ phi thường.
– Miệng hùm, miệng cọp : Miệng hổ được coi là đại diện cho toàn bộ sức mạnh săn mồi của con hổ
– Thân hùm, lưng hùm được coi là đại diện cho sức mạnh vận động, đuổi bắt và vồ mồi của hổ
– Khoẻ như hùm
Khi hổ bị đói, bị tổn thương thân thể hoặc bị áp sát thân thể, nó sẽ rất dữ
– Hổ đói vồ mồi
– Dữ như cọp đói
– Dữ như cọp thọt (bị què)
– Bức hổ nhảy tường
– Chim cùng thì mổ, hổ cùng thì vồ
Thân thể là không gian cá nhân mà hổ bảo vệ, không để bất kỳ con vật nào đụng chạm vào.
– Lâm thế cưỡi hổ/Cưỡi trên lưng hổ/Leo lên lưng hổ : hổ không cho bất kỳ ai sử dụng thân nó, đụng chạm vào thân thể nó. Nếu một người lâm vào thế cưới hổ, thì hổ sẽ không chấp nhận, cưỡi tiếp thì bị hổ chống trả mà nhảy xuống cũng sẽ bị hổ giết. Cưỡi hổ là một trạng thái vừa cực động vừa chết kẹt.
– Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp : Miệng đại diên cho sức mạnh của hổ, sau miệng hổ là cái chết. Vuốt râu hùm hay xỉa răng cọp là hành động tự tử vì nó đụng đến không gian cá nhân của hổ ở vị trí gần miệng.
Hổ bảo vệ con, bằng tất cả tính mạng, vì con cái là sự nối tiếp của thân thể.
– Hổ đực dù có thể không sống cùng con hay chăm sóc, thì dù có chết đói cũng không ăn thịt con
– – – Hổ dữ không ăn thịt con
– Hổ cái đang trong thời gian nuôi con ở trong hang với con. Khi đưa con ra ngoài hang để săn mồi, nó có thể tấn công quyết liệt người nào đến gần nó với con, thay vì chỉ bỏ đi đường riêng của nó như lúc nó không có con nhỏ bên cạnh
– – – Dữ như hổ cái,
– – – Dữ như bà chằn
– – – Dữ như cọp cái
Người cầm tinh con hổ rất coi trọng
– Nhu cầu cơ thể, đặc biệt ăn uống
– Vận động và thể dục thể thao
– Y tế và các công việc để chăm sóc sức khoẻ
– Bản năng của cơ thể bao gồm tình dục
Người cầm tinh con hổ
– ý thức được sức mạnh và sự hấp dẫn thân thể và giới tính của mình
– ám ảnh về các hạn chế về cơ thể, và nỗ lực thay đổi
– bị hấp dẫn giới tính dạng thân thể và tình dục
===
THÂN THỂ ÂM THANH & KHÔNG GIAN ÂM THANH CỦA HỔ
ÂM CUNG :
Hổ có trường âm thanh rất mạnh bao quanh cơ thể, goi là âm cung, nó làm cho vận hành của hổ cực kỳ nhịp nhàng và uyển chuyển.
Tiếng GẦM của hổ tạo nên không gian cá nhân âm thanh bảo vệ con hổ và cho nó sự riêng tư thoải mái. Tiếng gầm tạo ra âm thanh dạng cung bảo vệ hổ, không khác gì hào quang. Tiếng gầm là sự tuyên bố của con hổ về chủ quyền không gian cá nhân, mà nó không muốn bị xâm phạm. Tiếng gầm của hổ đồng thời khiến các con vật khác phải lùi lại, trong một bán kính nhất định, cho con hổ không gian cá nhân, dạng hình cầu.
HÀO QUANG
– Hổ cũng có trường hào quang rất mạnh
– THỊ UY : Người hổ thích THỊ UY, bằng hành động thể hiện quyền lực qua hình ảnh và được tiếp nhân qua thị giác như quần áo, xe hơi, nhà cửa hoành tráng …. Lúc thị uy trường hào quang của hổ được mở rộng và trở nên rất mạnh.
– HỔ DANH : Danh tiếng là một kỳ thuật thị uy của hổ. Nó tạo ra một dạng không gian cá nhân, mà các loài khác không dám xâm phạm. Người hổ thường ra sức khuếch trương, bảo vệ, để các con đối tượng khác nghe tiếng, và nghe hổ danh là phải lùi lại. Người hổ đặc biệt nam rất coi trọng danh tiếng, địa vị, uy tín trong công việc, là những thứ cụ thể của hổ danh.
HỔ & GIÓ
– Vận hành của hổ uyển chuyển như gió, và vân hành của hổ cuốn gió quanh hổ đi theo hổ, trở thành một phần của thân thể của hổ
– – – Vân tùng long phong tùng hổ (Mây theo rồng, gió theo hổ)
– – – Hổ sinh phong
– Vì hổ chuyển động như gió và cuốn gió theo nên
– – – Trời sinh hùm chẳng có vây/Hùm mà có cánh hùm bay lên trời
MÀN ĐÊM ĐEN : Trong đêm đen không trăng không sao như đêm 30, có trường năng lương ánh sáng (hào quang) và âm thanh (âm cung) của hổ ở trạng thái mạnh nhất. Màn đêm đen này là một khu rừng âm thanh với hổ. Cho nên hổ là ông hoàng của những đêm Ba Mươi, và hổ có tên là ông Ba Mươi.
===
TÔI LÀ CHỦ CỦA KHÔNG GIAN NÀY
Hổ cần phải sống ở trong không gian
– Nó sống mình trong không gian này
– Nó lựa chọn một mình
– Nó bảo vệ một mình
– Nó sở hữu một mình
– Nó là chủ duy nhất
Hổ coi không gian sống là các lớp mở rộng của cơ thể của mình mà gồm.
– Hang mà thường trong núi
– Lãnh thổ bao quanh hang : quả núi
– Lãnh thổ mà nó đang ẩn nấp để săn mồi : khu rừng
– Lãnh thổ bao quanh quả núi và các khu vực săn mồi : rừng núi/núi rừng
Hổ không cho phép kẻ thứ hai xuất hiện ở không gian này, như không cho phép ai đụng vào cơ thể nó và nếu có một kẻ như vậy thì
– Kẻ này sẽ bị tấn công, bị giết chết
– Kẻ này sẽ tấn công hổ, giết chết hổ
Hổ nổi tiếng về dữ dằn vì hai lý do
– Bởi vì vô cùng quyết liệt và tập trung trong việc tiêu diệt con mồi
– – – Dữ như cọp xổ rọ
– Bởi vì hổ có sức mạnh thân thể nên xâm phạm lãnh thổ của hổ tương đương với cái chết với kẻ xâm phạm. Hổ đứng đầu về bản năng dữ dội trong bảo vệ lãnh thổ
– – – Ác như hùm
– – – Dữ như cọp/Dữ như hổ
HANG : Hổ phải sống trong hang của nó.
– Vào hang bắt cọp
– Chui vào hang hùm
– Gặp phải hang hùm
– Hang hùm ai dám mó tay
– Vào hang hổ, bắt hổ con mới tài
– Hang hùm miệng rắn
Nếu đủ mạnh phải chuẩn bị đầy đủ, rồi vào tận hang để bắt cọp, nghĩa là phải xông vào giữa không gian cá nhân của hổ để bắt hổ, còn nếu rượt đuổi nó thì sẽ bị nó săn ngược lại.
Người hổ rất có trách nhiệm và quyết liệt với việc xây dựng và bảo vệ NGÔI NHÀ.
CHỖ ẨN NẤP : Hổ ẩn mình rất khéo. Hổ ẩn nấp trong hai trường hợp
– Ẩn nấp săn mồi : Hổ dùng sự ẩn nấp để tiếp cận con mồi. Lúc ẩn nấp nó không tuyên bố chủ quyền không gian cá nhân, mà chỉ giữ sự ẩn thân cá nhân, để một mình theo đuổi con mồi.
– Ẩn nấp nghỉ ngơi
Khi đang ở trạng thái ẩn nấp, mà bị bắt gặp, hổ sẽ tránh bất kỳ tương tác nào để tập trung mục tiêu nó đang theo đuổi.
NÚI
– Nơi nào có núi, nơi đó có hổ : Nếu bắt hổ trong môi trường của họ, thì con hổ sẽ biến kẻ săn hồ thành con mồi, vì hổ gần như bách chiến bách thắng trong lãnh thổ cá nhân.
– Điệu hổ ly sơn : Để bắt hổ, phải “điệu hổ ly sơn”, để hổ vào không gian lạ, không phải không gian cá nhân của nó, thì con hổ sẽ bị quy phục.
RỪNG
– Rừng nào cọp nấy
– Thả hổ về rừng : nếu đã bắt được hổ thì phải nhốt nó lai, tách nó ra khỏi rừng, còn nếu đã thả nó về rừng thì rất khó khống chế lại nó
RỪNG NÚI là nơi hổ làm chủ, hổ là Chúa sơn lâm.
Không gian cá nhân là điểm mạnh để hổ tự bảo vệ và dựa thế để tấn công kẻ khác trong đó, và không gian cá nhân trở thành là điểm yếu để hổ bị tấn công nếu
– Không gian cá nhân bị suy
– – – Người khôn thất trí cũng khờ
– – – Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn
– Hổ bị ra khỏi không gian cá nhân của nó, đặc biệt không gian đó không có núi rừng
– – – Cọp rừng lạc xuống ruộng sâu/Bị bầy chó cỏ thi nhau sủa ầm
– – – Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh
– Hổ bị giam vào không gian cá nhân của kẻ khác làm chủ
– – – Trói hổ phải trói cho chặt
– – – Hổ nhốt trong chuồng
===
ĐỐI THỦ CỦA HỔ
Hổ là kẻ săn mồi dữ dội và quyết liệt.
– Nó chọn con mồi.
– Nó lặng lẽ rình râp con mồi đầy khéo léo và kiên nhẫn.
– Nó vồ con mồi.
– Nó tha con mồi.
– Nó ăn thịt con mồi.
Mỗi bước nó làm đều cực kỳ khéo léo, mạnh mẽ, chính xác và hiệu quả.
LONG HỔ : Đối xứng Hổ với tiếng gầm như tuyên ngôn về thân thể trong không gian, là Rồng ánh sáng linh hồn xuyên suốt theo thời gian. Cho nên nếu chúng ta có thể kết hơp hổ với rồng chúng ta sẽ có Thiên hạ vô địch hay một vị Thiên hoàng có long mệnh.
– Long tranh, hổ đấu
– Long bàn, hổ cứ (long bàn bạc, quan sát cả địa bàn, hổ chiếm giữ căn cứ, cố thủ cứ điểm)
– Long hành, hổ bộ: Dáng đi như rồng như hổ
– Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê
– Rồng cuộn, hổ ngồi (trong Chiếu dời đô)
HÙNG HỔ : Gấu không hẳn là kẻ săn mồi, kẻ ăn thịt nhưng gấu cũng có sức mạnh giết chết kẻ thù trong một cái tát mà hổ cũng phải nể, phải tránh. Gấu không phải con mồi của hổ, cũng không phải kẻ cạnh tranh con mồi với hổ. Gấu và hổ hai thằng hùng cứ hai phương
– Làm hùng làm hổ
– Ăn gan hùm, uống mật gấu
RẮN HỔ : Có loài rắn tên là rắn hổ, mà có nhiều đặc tính như hổ. Đây là hai loài săn mồi dùng miệng để tự vệ, tấn công, giết chết, và ăn con mồi.
– Hùm thiêng rắn độc
– Hang hùm nọc rắn
– Hang hùm miệng rắn
– Hùm tha rắn cắn
HỔ SÓI : Sói và hổ là hai đối thủ trực tiếp trong thế giới các kẻ săn mồi. Sói săn theo bầy còn hổ săn mồi đơn độc.
– Bán chó buôn hùm
– Bán hùm buôn sói
– Miệng hùm hang sói
– Xua hổ nuốt sói : Dùng kẻ thù này diệt kẻ thù kia
– Cọp dữ không chống được sói bầy
CÁO HỔ : Cáo không có sức mạnh thân thể và không gian của hổ,
nhưng có sự tinh ranh và linh hoạt
– Cáo đội lốt cọp/Cáo đội lốt hùm
– Dựa hơi hùm, vễnh râu cáo
– Hổ độc không cực được cáo đàn (Mãnh hổ nan dịch quần hồ)
VOI HỔ : Voi không phải thú săn mồi nhưng khi vào đường cùng hay bi chọc dẫn, nó sẽ rất dữ
– Tránh voi gặp hổ
– Rừng già lắm voi, rừng còi lắm cọp
===
TÔI LÀ CÁ THỂ, CÁ NHÂN, DUY NHẤT
Hổ sống đơn độc, chúng sống đơn độc, kiếm ăn đơn độc, bảo vệ lãnh thổ đơn độc, đối diện với kẻ thù đơn độc. Trong mùa giao phối hai con hổ kết hợp để rồi tách nhau ra. Hổ cái chỉ ở cùng con khi con nhỏ, sau đó khi hổ con đủ cứng cáp sẽ tách hổ mẹ ra sống riêng, như một cá thể hổ.
Hổ đại diện cho tính cá thể.
– Một rừng không có hai cọp : Hổ chỉ chấp nhận trong một không gian sống chỉ có một có một kẻ làm chủ, và đó là mình.
– Hai hổ tranh ăn : Hai con hổ tranh ăn là tình huống rất hiếm thấy, vì hổ luôn săn mồi đơn độc trong lãnh thổ cá nhân. Nếu có tình huống hai hổ tranh ăn, thì điều này có nghĩa là chúng đã cùng đường đến mức phải xâm phạm không gian và con mồi của nhau, lúc đó cuộc chiến giữa hai con hổ này là một sống một chết, con thắng có thể ăn thịt luôn con thua. Khi tranh ăn với nhau, hai con hổ biết kết cục sẽ là như vây, và chúng chấp nhận cuộc chiến sinh tử này.
– Tam hổ thành nhân : Hai con hổ đã không thể ở cùng nhau, nhưng nếu vì lý do nào đó mà ba con hổ chấp nhận làm việc nhau, thì điều này chỉ có thể là do ba con hổ này có chung một mục đích quan trọng. Ba con hổ có thể vượt lên được bản năng gốc của mình vì một mục đích chung thì chắc chắn phải đủ trưởng thành, phải thành nhân.
Trong đời thực các tình huống này xảy ra thế nào ?
– Trong gia đình nếu có người hổ, thì người đó sẽ rất gia trưởng, đặc biệt nếu vai trò của họ là ông, là cha, là con trai trưởng. Nhưng gia đình có hổ cũng rất ấm áp hạnh phúc nếu như người phụ nữ rất âm nhu
– Trong công việc nếu có người hổ, thì người này sẽ chỉ chấp nhận quyền lực tuyệt đối của cá nhân mình, đặc biệt nếu người này sếp, là trưởng nhóm
– Trong hội nhóm nếu có người, nếu có các công việc mà người hổ tham gia thì họ sẽ muốn làm người đưa ra quyết định cuối cùng
– Trong gia đình, nếu người chồng là hổ đực, hoàn toàn kiểm soát tình hình gia đình, trong khi người vợ là con giáp nào đó mà luôn nghe theo chồng, thì một khi người vợ chuyển sang hổ thì mới thực sự có động lực và thực lực chia tay được. Dù hổ cái khác với hổ đực, nhưng cơ bản chúng đều là cá thể không phù hợp với cuộc sống cặp đôi.
– Trong công việc, nếu xuất hiện hai hổ thì một hổ sẽ phải ra đi
Một ví dụ về chuyện tam hổ là các anh hùng của Tam Quốc Chí. Câu chuyện Tam Hổ gần như không thể xảy ra, mà trong từng khía cạnh cụ thể của công việc khi một người sẽ làm hổ, thì hai người còn lại phải chuyển thành vận hành bằng con giáp khác. Đó là câu chuyện về Lưu Bị, Quan Trường và Trương Phi. Con hổ trùm là Lưu Bị.
Hổ không thể làm nhóm với hổ, nhưng hổ có thể làm nhóm với các các con giáp khác, với vai trò lành đạo. Lĩnh vực phủ hợp nhất để hổ có thể làm việc nhóm là công việc, đặc biệt công việc
– Bảo vệ thân thể
– Bảo vệ ngôi nhà
– Bảo vệ gia đình, dòng họ, dòng máu
– Bảo vệ lãnh thổ
– Chiến tranh chính thống
– Chiến tranh quyền lực
– Công việc về kinh tế
– Công việc về quân sự
===
ÔNG CÔNG
CÔNG LỰC là lực vật lý tập trung vào mục tiêu.
– Lực thân thể : Với hổ là thân thể
– Lực nhà cửa : Với hổ là cái hang
– Lực vật chất : Với hổ là núi
– Lực đất đai : Với hổ là khu rừng
Sử dụng công lực là cách hổ dùng để săn mồi, để giao phối, để bảo vệ lãnh thổ và để làm gần như mọi thứ trong cuộc đời nó. Tất cả các loài thú đều dùng công lực để săn mồi và công việc để sống nhưng hổ là loài thú vô địch
CÔNG SỨC & CÔNG LAO : Người hổ có quán tính dùng công lực
– Dùng sức mạnh thân thể : dễ bạo lực
– Dùng quyền lực vật chất :
– Dùng quyền lực nhà cửa :
– Dùng quyền lực đất đai
Người hổ thường KỂ CÔNG, đòi công bằng cho CÔNG SỨC và CÔNG LAO bỏ ra
CÔNG VIỆC : Công việc là việc dùng công lực để hoàn thành. Với hổ công lực là
– Công việc kiếm tiền : Săn mồi là công việc của hổ.
– Công việc xây, mua nhà : Với hổ, nhà là cái hang
– Công việc kiến tạo lãnh thổ sống : Với hồ là việc lựa chọn, đánh dấu và bảo vệ lãnh thổ săn mồi
– Công việc bảo vệ lãnh thổ sống : Bảo vệ rừng núi
Người hổ coi trọng công việc kể cả khi nhu cầu sống đã đầy đủ. Cuộc đời là công việc. Người hổ chăm chỉ nhưng có khi
– vì công việc hy sinh tình cảm hoăc
– đặt tình cảm dưới công việc hoặc
– coi tình cảm là công viêc hoặc
– lợi dụng tình cảm để được việc mình
CÔNG QUYỀN : Quyền lực tập trung, chính thống, gắn với lãnh thổ ví dụ
– Nhà nước với người đứng đầu lãnh thổ
– Các tổ chức gắn với lãnh thổ với người đứng đầu
Người hổ điều hành tổ chức kiểu ông chủ khá độc tài, như ông vua, nhưng công tâm.
CÔNG LÝ & CÔNG BẰNG : Công lý là tiêu chuẩn để đạt được sự công bằng, chủ yếu trong quan hệ công việc và công quyền, theo một tiêu chuẩn pháp lý chung dành tất cả, được ban hành và thực thi bởi quyền lực tập trung
– BAO CÔNG là ông Hổ
ÔNG CÔNG trong bộ Đầu nhau là ông Hổ. Đó là người đứng đầu ngôi nhà và gia đình, dòng họ và đất nước, đại diện cho
– Công quyền
– Công việc
– Công lực
– Công sức
– Công lao
– Công bằng
– Công lý
Những người yếu năng lượng hổ
– năng lực công việc không tốt, năng lực tập trung không tốt, làm việc không ra đến kết quả cuối cùng
– vô ý thức về không gian cá nhân của mình và người khác : phô bày thân thể, dễ bị xâm hại và chiếm dụng không gian cá nhân
– có tư tưởng nạn nhân và không có năng lực bảo vệ trước kẻ săn mồi
===
LÀ HỔ ĐỂ BIẾT ĐỐI ĐẦU TRỰC DIỆN
ĐỐI MẶT
Một đặc trưng của hổ là tính đối đầu trực diện, nói cách khác là tính đối mặt
– Hổ đối mặt với đối tượng bên ngoài
– – – con mồi hay mục tiêu cuối cùng/cao nhất/quan trọng nhất,
– – – hổ đối mặt với kẻ thù/kẻ tấn công/kẻ xâm phạm
– – – hổ đối mặt với kẻ cạnh tranh/đối thủ, hổ đối mặt với nhóm thuộc hạ
– Hổ đối mặt với chính nó
Khi tương tác với hổ, ta phải tự biết ta chọn làm kẻ thù hay thuộc hạ của hổ, để mà có tư thế và lựa chọn vị trí phù hợp với hổ, còn không hổ sẽ chọn thay ta, và điều này có thể dẫn đến việc ta sẽ mất mạng.
Muốn vận hành cùng hổ, ta phải ở ngay phía sau đầu hổ, lúc đó hổ không coi ta là kẻ thù, mà coi ta là cùng phe, là thuộc hạ. Nếu đang ở thế cưỡi lưng hổ rồi, chỉ có cách duy nhất vận hành cùng hổ, nghĩa là phải ở phía sau đầu nó, hướng về phía trước cùng nó, chứ không phải trên đầu nó, trên ngươi nó, đè xuống phía dưới lưng nó
– Cầm gươm đằng lưỡi, cưỡi hổ đằng đầu
Muốn đối đầu với hổ, muốn là kẻ thù của hô, muốn tiêu diệt hổ, hoặc hãy xuất hiện trước đầu, trước mặt hổ
– Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang
– Vào hang bắt cọp
Muốn thành con mồi của hổ, hãy xuất hiện trước miệng hổ, phần trọng tâm của mặt hổ hoặc xuất hiện trước miệng hang hổ, mà nó bảo vệ như không gian cá nhân không được xâm phạm
– Miệng hùm gan thỏ
– Sa vào miệng cọp
– Chui vào hang hùm
– Hang hùm nọc rắn/Hang hùm miệng rắn
Muốn trêu trọc hổ thì hãy ở không trước không sau hổ, mà ở hai bên hổ, nhưng hãy cẩn thận, các vị trí quá gần hổ, đặc biệt gần đầu và gần miệng hổ
– Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp
– Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu/Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn
TÍNH ĐỐI XỨNG ÂM DƯƠNG CẤU TRÚC & VẬN HÀNH
Khi hổ chon đối đầu/mặt với cái này thì hổ sẽ quay lưng/đuôi lại cái kia. Nó biết rất rõ ràng và nó rất dứt khoát với sự lựa chọn này. – Hổ có năng lực đối mặt theo 3 phương :
– – – Đằng trước nơi có đầu, mặt, miệng
– – – Đất nơi có chân, bụng và chóp đuôi
– – – Hai bên khu vực có thể xoay đầu và mặt sang
– Hổ không có năng lực đối mặt theo 3 phương
– – – Đằng sau nơi có mông và cái đuôi
– – – Trên đầu và trên lưng
– – – Hai bên vùng không thể xoay đầu và mặt sang
Chính vì đặc trưng này nên hổ phải bảo vệ 3 phương yếu của mình
– – – Ở tư thế và môi trường mà không cái gì có thể tiếp cận từ đằng sau và từ phía trên : dựa lưng vào núi, trên đầu là trần hang hoặc khoảng trống không có cây cối lớn, hai bên có khoảng trống để xoay đầu và người người.
– – – Bằng vận hành của cơ thể và môi trường : Phía sau là phía hổ cần bảo vệ đặc biệt khi ra ngoài săn mồi. Hổ có trường âm toàn diện và vượt xa đuôi của mình, nhưng đuôi hổ giống như nhạc trưởng cho trường âm phía sau. Hổ luôn vận động đồng chiều với gió và cuốn theo gió, nên các loại mùi hương, vận động và các dấu hiệu khác của kẻ thù tấn công từ phía sau sẽ bị hổ phát hiện.
Các giác quan quan trọng để bảo vệ hổ tương ứng theo các phương yếu và mạnh là
– phía sau, trên trời và hai bên là âm thanh, mùi hương và xúc giác da, trong khi các giác quan dành cho phía trước
– phía trước, dưới đất và hai bên là thị giác, vị giác và trực giác tim
Khỉ biết đặc tính này của hổ, nên khỉ thích giật đuôi và giật tai hổ như trò chơi, nhưng hổ lại chẳng làm được gì vì hổ chỉ chủ động ở phần đầu, mặt, miệng mà bị động ở đuôi cũng như hai bên. Ngoài ra hổ không có năng lực đối phó với kẻ thù trên cao, như khỉ. Nên khỉ thường từ trên cành cây hạ xuống giật tai và giật đuôi hổ, trêu hổ, rồi lại vút lên cành cây trốn. Hổ có tức cũng không làm gì được khỉ.
CHỈ CÓ MỘT MÌNH MỚI THỰC SỰ CHỦ ĐỘNG ĐƯỢC
Khi chọn đối mặt với chính mình, hổ sẽ luôn ở một mình và chỉ một mình
– Hổ đực đối mặt với chính nó ở trong hang, không ra ngoài và không muốn bất kỳ ai vào hang
– Hổ cái đối mặt với chính nó bằng cách ở chỗ nào đó bên ngoài một mình. Khi hổ chọn một mình, ở chỗ ẩn nấp, mà bị bắt gặp, nó sẽ lủi đi, chọn chỗ khác.
Người mệnh hổ rất coi trọng ngôi nhà của mình. Hổ nam muốn tự xây nhà và bảo vệ khu vực cửa nhà rất cẩn thận. Hổ nữ thì yêu thích trạng thái chăm sóc, thư giãn và tiện nghi của ngôi nhà. Hổ nam nữ không ưa ở chung cư cao tít và ở như vậy cũng sẽ bị suy.
Khi bắt được con mồi, hổ luôn lặng lẽ tha con mồi đi, và không tạo ra bất lỳ sự tương tác nào trong quá trình này. Tha con mồi và ăn con mồi là một phần của đối mặt với chính mình, hổ sẽ chọn làm việc này lặng lẽ dù là hổ đực hay hổ cái
– Mèo tha miếng thịt thì đòi/Hùm tha con lợn thì ngồi mà trông
– Mèo tha miếng thịt thì gào/Hùm tha con lợn thì nào thấy ai
– Mèo tha thịt mỡ thì la/Kễnh tha con lợn cả nhà im hơi
Hổ nữ khi bắt gặp bất ngờ ở lúc đang muốn ở một mình tự do hay muốn một mình làm việc riêng tư, mà bị bắt gặp, sẽ quay đầu lẩn đi rất lặng lẽ. Ta gọi trang thái này là xấu hổ.
Trong thời gian chăm sóc con nhỏ, khi cần tha con đi ra khỏi nơi ẩn nấp chính và quay về nơi ẩn nấp chính, hổ cái cũng làm việc này rất lặng lẽ, trừ khi nó có cảm giác bị tấn công.
Nói chung con hổ sẽ không thay đổi lộ trình, mục tiêu, trạng thái cá nhân để tương tác với đối tượng mà nó vô tình bắt gặp. Nó coi trọng sự riêng tư. Nó chỉ làm việc nó cần và nó muốn. Đặc điểm này của con hổ giống hệt con rắn.
Hổ và rắn chỉ tấn công trong hai trường hợp
– Tự vệ do bị tấn công, bị cản đường
– Săn mồi
Ngược lại, hổ và rắn sẽ tránh mọi tiếp xúc
– Hổ lủi đi lặng lẽ, quay về chỗ nấp, quay vào trong hang
– Rắn bò lượn vòng, tránh đi chỗ khác, và cũng quay về chỗ nó muốn nằm nghỉ
Hổ không xấu hổ, rắn không lươn lẹo, chúng chỉ tập trung vào cái chúng muốn, rắn ghét sự dây dưa vô tích sự, hổ ghét sự đàn đúm mất thời gian.
CHẤP NHẬN HIỆN THỰC
Đối mặt với chính mình là trạng thái chiêm nghiệm và tự vấn lương tâm hoặc thư giãn với chính mình.
– Người hổ có thế mạnh thiền định, và các trạng tự thái chiêm nghiệm, tự rút kinh nghiệm, các trạng thái tu thân
– Người rắn có thế mạnh thiền quán, và các trạng thư giãn, buông xả
Một người không có sự đối mặt với cái cần đối mặt, họ không bao giờ thực sự bắt đầu, triển khai giải quyết và kết thúc vấn đề. Một người không có sự đối mặt với chính mình, họ không bao giờ có sự trưởng thành đích thực. Tu tập và hành thiền với họ là bản chất là một trò đàm đúm, một sở thích dị biệt, một việc làm để thể hiện, hay một thói quen đến hẹn lại lên cho người nhàn cư.
Hai trạng thái đối mặt dạng dương và âm sẽ đưa ra hai trạng thái chấp nhận hiện thực kiểu dương và âm
– Hổ đực đối mặt cả kẻ thù và con mối, đó là cách nó chấp nhận hiện thực khách quan. Một người nam thường không chấp nhận sự áp đặt của hiện thức khách quan lên mình. Khi đối mặt, người nam chủ động sống với hiện thực khách quan đó.
– Hổ cái đối mặt với chính nó, với các quan hệ của nó, đó là cách nó chấp nhận hiện thực chủ quan, và sống một cách khách quan với hiện thực chủ quan này. Nếu người nữ thường dễ dàng chấp nhân mọi thứ một chiều theo bản chất nữ, thì họ chấp nhận hiện thực mà chẳng hiểu gì, chẳng quan tâm gì với nó. Khi đối mặt, một người nữ buộc phải hiểu cái mà họ chấp nhân, chứ không phải chứ chấp nhận bừa để bỏ qua nó. Cho nên hổ nữ sẽ luôn tự vấn với câu hỏi “Tại sao” hiện thực lại là như thế.
Chỉ khi và khi một con người có sự chấp nhận 2 chiều như vậy với hiện thực, thì họ mới thực sự sống trong hiện thực, và do đó có được minh triết về hiện thực.
===
VÌ SAO HỔ CÓ QUÁ NHIỀU TÊN GỌI ?
Tên gọi của hổ phụ thuộc và việc người ta mô tả
– một con hổ hay một đặc tính giống loài của hổ về âm hay hình,
– một con hổ hay một đặc tính giống loài của hổ về cấu trúc hay vận động,
– một con hổ hay một đặc tính giống loài của hổ về thân thể hay tinh thần, hay
– giống loài hổ hay một con hổ chung chung với tất cả các trạng thái này
1. Nhóm tên mô tả hình hay cấu trúc và sắc thái gồm
– Sắc thái của da lông :
– – – Cọp (vằn đen trên sắc vàng, đỏ, cam),
– – – Beo (đốm đen trên sắc vàng, đỏ, cam),
– Tư thế toàn thân
– – – Kễnh (nằm hoặc một tự thế thư giãn, riêng tư, không đối mặt)
– – – Mãnh (đứng, ngồi mà đối mặt trực diện)
– Cả tư thế và sắc thái da :
– – – Chằn (sắc xanh, không vằn, không đốm và cơ thể đang bước đi, quan sát từ bên cạnh)
– – – Chằn nam quan sát từ đằng trước
2. Nhóm tên mô tả âm chia hai nhóm
– Âm vận hành : Dần (vận hành chuỗi nhịp tính nam), Hùm (vận hành một nhịp tính nữ), Chằn (vận hành sóng, xoắn và chia khúc dọc người tính nữ)
– Âm tinh thần : chúa Sơn Lâm, ông Ba mươi, ông Cả, ông Mãnh, Chằn Tinh (vô tính), bà Chằn
3. Nhóm tên mô tả cả hai trạng thái âm và hình : Hổ. Hổ lại chia hai loại đực và cái
– Đực : Dần, Hùm, chúa Sơn Lâm, ông Ba mươi, ông Cả, ông Mãnh, ông Cọp, ông Beo, hổ đực
– Cái : Bà chằn, con chằn, Bạch Hổ, hổ cái
– Vô tính, trung tính : Hổ, Chằn Tinh, Kễnh
Hổ đại diện cho tính cá thể duy nhất, nên mỗi tên gọi của hổ xác định một trạng thái cụ thể và chính xác tuyệt đối
– Bạch Hổ âm là âm cung bao bọc không tâm. Trong bộ Thanh Long trong bộ Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước, Bạch Hổ âm đối xứng với Thanh Long dương. Thanh Long là tính dương xuyên suốt 12 con giáp, còn với Bạch Hổ là âm cung bọc tất cả 12 con giáp. Hình dung nếu 12 con giáp xếp nối nhau thành hình tròn, thanh long là vận hành chạy từ con giáp này sang con giáp khác, như bản nhạc qua 12 nốt nhạc, còn Bạch Hổ là cả âm cung, cung nhạc nền của cả vòng tròn Địa chi này.
– Bạch Hổ hình đơn giản là con hổ trắng, nó có thể là đực hoặc cái, dù thông thường nó là hổ cái.
– Bà chằn là hổ cái thường được mô tả với màu xanh, thay vì màu đỏ, đen vàng như cọp đực.
– Chằn tinh là trạng thái sóng cuộn nhịp nhàng từ đầu đến đuôi một con hổ đang bước đi. Chăn tinh rất giống một con trăn hay con hổ lớn màu xanh.
– Ông Ba mươi là âm cung dương có tâm không bao neutron đen. Ba Mươi là đêm đen không trăng, không sao, giống như là âm thanh bi hút vào hố đen. Ông Ba mươi là trạng thái hổ âm tĩnh lặng hoàn toàn, không âm thanh, không ánh sáng, tất cả đồng hoá về trạng thái không.
– Ngọc hoàng là hổ thống nhất, hợp nhất, đồng hoá hoàn toàn âm thanh trong ánh sáng vàng.
– Chúa sơn lâm là hổ hình nhưng thực ra lại là âm,
– Hổ là âm gầm với sắc lửa đỏ từ tâm tạo nên trường âm hình cầu, từ âm sinh ra hình
– Hùm là âm cung với thể rơi từ trên cao xuống, khi hổ chụp hay vồ con mồi để cắn, từ âm sinh ra hình
– Dần là hổ với các nhịp vận hành dứt khoát như chu kỳ bước chân chạy, chu kỳ đi săn mồi, từ âm sinh ra hình
– Cọp là hổ hình chỉ thể hiện ra ngoài bằng sắc cho nên có cọp xanh, đỏ, có hình mất âm vì hình nuốt âm. Cọp là nam với ba sắc chính là đỏ vàng và đen, cọp nói chung là sắc lông văn
– Kễnh là hổ hình, thể hiện bằng tư thế nghỉ ngơi, tư thế nằm, nằm ngoài trời trong không gian của hổ hoặc trong hang, nếu ông kễnh nằm trong hang thì dù ông kễnh có hành động là xé xác con mồi trong hang, thì hành động này không nhìn được.
– Ông mãnh không liên quan đến sắc mà liên quan đến thế về cả thân thể và tinh thần, ông mãnh có thế đứng, hay thế ngồi dạng đối mặt, oai phong
– Báo là giống loài trong họ hổ, nhưng thay vì có vằn như hổ lại có đốm, và trèo leo giỏi
– Beo là dạng mèo rừng chủ yếu sống dưới đất như hổ nhưng da đốm như báo. Khoa học xếp beo vào mèo rừng nhưng dân gian xếp beo là một chi của hổ.
– Ông Cả cũng là hổ, mang tính dòng máu. Nếu kễnh là một con hổ, trong tư thế cụ thể, còn ông Cả là dòng máu vận mang ADN hành xuyên qua các giống loài
===
HỔ
Bạch Hổ
Hổ danh
Xấu hổ
Hùng hổ
Hổ gầm, Hổ vồ
Hổ báo
Rắn hổ mang
HÙM
Hùm beo
Tôm hùm
DẦN
Dần, Rần rần, Dần dần
Cái dần
Dần cho một trận nhừ tử
Gái tuổi Dần (hàm ý chỉ về người phụ nữ cao số và khó lấy chồng)
CỌP
Cọp vồ
Dấu chân cọp
BEO
Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau
CHẰN
Chằn, bà chằn
MÃNH
Ông mãnh
Mãnh hổ
Mãnh liệt
KỄNH
Dạy con, con chẳng nghe lời/Con nghe ông kễnh, đi đời nhà con
ÔNG BA MƯƠI
Ông ba mươi
Ba mươi chưa phải là Tết
Tối như đêm ba mươi
CHÚA SƠN LÂM
Chúa sơn lâm
ÔNG CẢ
Tránh cọp thì lại gặp beo
Tránh hùm thì mắc hổ
Tránh ông Cả, ngả phải Ông Ba Mươi
SỰ TÍCH – VĂN HOÁ
– Ông Công (bộ Đầu nhau)
– Bao công
– Trí khôn của ta đây
TÍNH DỮ CỦA HỔ
Dữ như bà chằn
Ác như hùm
Dữ như cọp/Dữ như hổ
Dữ như cọp đói
Dữ như cọp xổ rọ
Dữ như cọp thọt (bị què)
Dữ như cọp cái
Hổ dữ không ăn thịt con
Sợ cọp sợ cả cứt cọp
Dưỡng hổ thương sanh
Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức suốt năm canh
ĐẶC ĐIỂM THÂN THỂ
Mặt nhăn như hổ cù
Khám hổ bì, Mó dái cọp
Hổ vằn ngoài da người vằn trong dạ
Dựa lưng hổ
Mình hổ, tay vượn
Khoẻ như hùm
TÍNH ĐƠN ĐỘC CỦA HỔ
Một rừng không có hai cọp
Hai hổ tranh ăn
Tam hổ thành nhân
TÍNH ĐỐI ĐẦU
Lâm thế cưỡi hổ/Cưỡi trên lưng hổ/Leo lên lưng hổ
Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang
Cầm gươm đằng lưỡi, cưỡi hổ đằng đầu
MIỆNG HÙM
Miệng hùm gan thỏ
Sa vào miệng cọp
Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu/Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn
Vào hang bắt cọp
Chui vào hang hùm
Hang hùm nọc rắn/Hang hùm miệng rắn
HÙM THA MỒI
Mèo tha miếng thịt thì đòi/Hùm tha con lợn thì ngồi mà trông
Mèo tha miếng thịt thì gào/Hùm tha con lợn thì nào thấy ai
Mèo tha thịt mỡ thì la/Kễnh tha con lợn cả nhà im hơi
HỔ ĂN THỊT
Ăn như hùm như hổ
Ăn như hùm đổ đó
Hùm mất hươu tiếc hơn mèo mất thịt
Ki ca ki cóp cho cọp nó xơi/Ki cóp cho cọp nó tha
HANG HÙM
Gặp phải hang hùm/Hang hùm ai dám mó tay
Vào hang hổ, bắt hổ con mới tài
RÙNG NÚI
Thả hổ về rừng
Rừng nào cọp nấy
Điệu hổ ly sơn
Nơi nào có núi, nơi đó có hổ (Thành ngữ Trung Quốc)
Trói hổ phải trói cho chặt (câu nói của Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa)
Hổ nhốt trong chuồng
Cọp rừng lạc xuống ruộng sâu/Bị bầy chó cỏ thi nhau sủa ầm
Người khôn thất trí cũng khờ/Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn
Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh
NHÓM SĂN MỒI
Hùm thiêng rắn độc
Hùm tha rắn cắn
Làm hùng làm hổ
Ăn gan hùm, uống mật gấu
Bán chó buôn hùm
Bán hùm buôn sói
Miệng hùm hang sói
Xua hổ nuốt sói
Cọp dữ không chống được sói bầy
Trên rừng hổ lang, dưới làng mặt rổ
Long tranh, hổ đấu
Long bàn, hổ cứ:
Long hành, hổ bộ: Dáng đi như rồng như hổ
Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê
Rồng cuộn, hổ ngồi (trong Chiếu dời đô)
Cáo đội lốt cọp/Cáo đội lốt hùm
Dựa hơi hùm, vễnh râu cáo
Hổ độc không cực được cáo đàn (Hán Việt: Mãnh hổ nan dịch quần hồ)
Tránh voi gặp hổ
Rừng già lắm voi, rừng còi lắm cọp
HỔ & GIÓ
Vân tùng long phong tùng hổ (dịch nghĩa: Mây theo rồng, gió theo hổ)
Hổ sinh phong
Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long
Trời sinh hùm chẳng có vây
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời
KỴ CỦA HỔ
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
VẬN ĐỘNG CỦA HỔ
Bức hổ nhảy tường
Chim cùng thì mổ, hổ cùng thì vồ
Hổ đói vồ mồi
ĐỊA CHI
Tuổi Thân thì mặc tuổi Thân
Hễ đẻ giờ Dần thì sướng bằng vua
Cầm tinh con Hổ còn lo nỗi gì
KẾT HÔN
Cha mẹ em vội tham vàng/Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Con gái lấy phải chồng già/Cũng bằng con lợn cọp tha vào rừng
Con gái mà lấy chồng quan/Nhược bằng để hổ nó mang lên rừng
Con gái mà lấy chồng xa/Cũng như heo nái cọp tha về rừng
Lấy chồng trong lũng như thúng gạo nếp hương/lấy chồng xa đất, xa mường như cọp tha xương về nơi đất lạ (tục ngữ người Mường).
Ngó lên đám mía xanh um/Mụ gia như hùm, ai dám làm dâu
Hổ được coi là thú săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn, cho nên hổ được gọi là chúa sơn lâm.
Thế hổ sẽ bị tiêu dịệt vì lý do gì ?
– Hổ bị con người săn bắt và nuôi nhốt để lấy lông và các bộ phận, hoặc để diệt trừ hậu hoạ bị tấn công cho con người
– Chúa sơn lâm băng hà khi chuỗi thức bi suy thoái hay rừng bị tàn phá và thu hẹp
12 con giáp chia thành các bộ âm dương, tam hợp, tứ trụ, ngũ hành, lục tổ. Một trong các cách chia là lục tổ âm dương như sau
– Dần – Mão
– Thìn – Tị
– Ngọ – Mùi
– Thân – Dậu
– Tuất – Hợi
– Tý – Sửu
Trong đó, Dần hay hổ là dương, đối xứng với Mão hay mèo là âm. Tương tự, Thìn hay rồng là dương đối xứng với Tị hay rắn là âm, còn Ngọ hay ngựa là âm, đối xứng với Mùi hay dê là dương.
Cũng có thể lấy hổ đối xứng với một con vật khác, ví dụ hổ đối xứng với ngựa.
– Hổ chỉ ăn thit và là con vật rình rập săn mồi đơn độc
– Ngựa chỉ ăn cỏ và có tính đồng loại “một con ngựa đau cả tày bỏ cỏ”
Nếu bạn sinh năm Hổ, tính cách bạn có giống hổ không ? Thực ra tính cách của bạn là kết quả của một ma trận đa chiều và chuyển động siêu phức tạp, trong đó năm sinh chỉ là một mà thôi.
Nếu ADN gốc của bạn là hổ thì lúc đó bạn sẽ giống hổ nhất. Lúc này tính cách bạn sẽ thế nào ? Trong chuyện Tôn Ngộ Không, thực ra cả 5 thày trò Đường Tăng đều có gốc là một con vật nào đó, và Đường Tăng là hổ. Bạn sẽ bảo Đường Tăng bi săn đuổi để ăn thịt, Đường Tăng ngây thơ hiền lành dễ bị lừa, Đường Tăng chả biết đánh đấm, Đường Tăng chỉ quan tâm đến Kinh Phật. Đường Tăng có khác gì con mèo, không ăn chuột. Vâng đó là quy luật, dương quá hoá âm. Nghĩa là con vật ngược nhất với con hổ vẫn sẽ là … con hổ.
===
HUYỀN THOẠI VỀ CÁC BÀ HỔ
===
TÊN CỦA CÁC BÀ HỔ
Nếu dùng hổ đực để mô tả hổ cái thì sẽ chỉ đúng ở vẻ bề ngoài. Hổ là loài có đặc điểm cá thể cùng giới tính khác hẳn nhau nên người bình thường hầu như không có năng lực phân biệt và gọi tên đúng loài hổ nào với loài hổ nào trong hơn 10 tên gọi về hổ.
Các loài hổ cái tiêu biểu với tên gọi riêng
– Bà chằn xanh lá hoặc nhiều màu khá đậm
– Bạch hổ
– Hắc hổ
Nói đến hổ đực là nói đến anh hùng, nói đến hổ cái là nói đến các anh hùng đời thực mà như huyền thoại và mà cũng là nói đến những loài quỷ cái hay quỷ dạ xoa, mà thực hư không ai hiểu gì.
===
CHẰN
CHẰN là hổ cái xanh, xanh ở đây là sắc màu tinh thần và sắc màu vận hành. Có cả chằn đực và chằn cái.
– Một số ví dụ của ông chằn là nhân vật hoạt hình nổi tiếng Shreck xanh lá và Quan Vân trường (Trương Phi là kễnh đỏ và Lưu Bị là hoàng hổ). Chằn đực dù đánh nhau giỏi như bản chất loài hổ, thì bên ngoài chiến trường rất thích nghệ thuật, giải trí, cái đẹp tao nhã và coi trong người yêu cùng bè bạn còn hơn đánh nhau.
– Bà chằn phổ biến hơn nên nếu chỉ nói con chằn thông thường sẽ là nữ. Tục ngữ có câu “Dữ như bà chằn”, “Dữ như chằn cái” và câu “Dữ như con chằn” vẫn là nói về chằn cái, vì chằn đực gần như là loài hiền lành nhất trong họ nhà hổ, trong khi chằn cái thì đanh đá ra mặt. Bà chằn tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam là bà Trưng Trắc.
Chằn là loài hổ thích biểu đạt chỗ đông người nhất trong khi các loài hổ khác đều chọn ẩn nấp kính đáo trong hang, trong núi, trong rừng, trong bóng tối, không gây tiếng động và nếu có chỉ là gầm lên một tiếng khi cần thị uỵ. Các bức tượng chằn ở các đền đài Khmer nói chung là chằn nam hơn là chằn nữ, hoặc là chằn vô tính, chằn không cần xác định giới tính. Bởi vì hổ là vô địch trong việc bảo vệ lãnh thổ, chằn đứng ở các điểm thờ cúng để bảo vệ các điểm đó.
Chằn cái khi ghép với rắn được
– Chằn tinh là loài hổ mang tinh thần rắn : Apep nữ thần ban đêm của Ai cập
– Trăn tinh là loài rắn mang tinh thần như hổ : Loài trăn tinh được mô tả trong cổ tích Thạch Sanh thực sự là con hổ trong lốt con rắn.
Đời thực chúng ta có rắn hổ mang là loài rắn mang vận hành hổ
Điều đặc biệt của hổ nữ là nó rất mạnh ở hai bên và hai bên sẽ đối xứng với nhau thay vì bị phân cực thành hai bên phía trước dưới (khu vực đối mặt) và hai bên phía sau trên (khu vực không đối mặt) như hổ đực. Bên trái và bên phải của hổ nữ rất đối xứng sang nhau và có thể vận hành sang nhau rất uyển chuyển, tạo ra một dạng bà chằn là hổ cái mà luồng vận động trên thân chính y như con rắn hổ mang.
Chằn gắn sâu sắc với các biểu tượng và hoạt động nghệ thuật văn hoá và tín ngưỡng mà có múa hát kết hợp với võ thuật hoặc múa hát sử dụng rất nhiều công lực cùng các động tác có sử dụng vũ khí
– Các điệu múa chằn của người Khmer
– Các trạng thái múa hát và lên đồng của các shaman giáo
Múa hát lên đồng trong đạo Mẫu chính là trạng thái chằn
– Vận hành chằn âm (âm thanh) trong lên đồng là để âm nhạc hoà quyện với toàn bộ vận động của cơ thể, thông qua trạng thái cảm xúc dạng nữ
– Vận hành chằn dương (hình tướng) là việc đóng vai với các trang phục của người hoá thân, rồi cầm quạt, cầm cờ, cầm đao, cầm kiếm, múa may với các động tác dứt khoát như là Quan Công
Giới tính nào lên đồng cũng được, chỉ là họ cần có đủ cả chằn dương và chằn âm, chằn nào ra chằn đó, âm dương, nam nữ, âm hình hoà hợp nhưng phải tách bạch. Thời nay việc này rất khó, do năng lượng quá suy, cho nên âm dương chập cheng, mâu thuẫn không đủ lớn để chuyển hoá, mà mập mập mờ mờ rồi tranh nhau biểu đạt trong âm và hình. Người lên đồng như thế nào, sẽ gặp được thánh thần như vậy.
===
HẮC HỔ
HẮC HỔ thường được hình dung như sự kết hợp của Mèo mun và Báo đen. Các nhân vật huyền sử của Hắc Hổ trong văn hoá là
– Black Panther, chiến binh báo đen
– Nyx nữ thần đêm tối của thần thoại Hy Lạp
Hắc hổ là hổ ghép với mèo đen và heo đen, trong địa chi. Mèo mun, báo đen, lợn đen đều có trong thực tế.
Hắc hổ liên quan đến tráng thái mộng như
– mộng ngày đối xứng với mơ đêm
– ác mộng đối xứng mơ đẹp
– mộng tưởng đối xứng với hoang tưởng : Hoang tưởng là trạng thái tưởng tượng sai sự thật mà được bộc bộ lộ, nên được nhận biết. Mộng tưởng là trạng thái tưởng tượng sai sự thật ẩn giấu, gây ảo giác thông qua cảm xúc chủ quan mà người nữ muốn có, mượn một đối tượng thực trong cuộc đời người đó.
Lấy ví dụ một phụ nữ độc thân đã lâu
– Mộng ngày : Ban sáng, cô ấy ngồi bên cửa sổ nhìn ra bên ngoài và trong tâm trí mình cô ấy thấy bạch mã hoàng tử đang gọi tên cô ấy ngoài cửa sổ ‘
– Ác mộng : Ban đêm cô ấy gặp ác mộng là cô ấy sẽ không được yên thân chết già trong cô đơn mà cha mẹ cô ấy sẽ mắng nhiếc vi cô ấy không lấy nổi chồng, rồi cho cô ấy vào bao tải vứt cô xuống sông
– Mộng tưởng :
– – – Ban sáng cô ấy ngồi bên cửa sổ và thấy thằng bạn trai cũ đang gọi tên mình, nó thầm yêu mình mà không nói ra, vì thế nó hành hạ vợ nó, người nó không yêu. Cô có cảm giác được yêu, cảm giác được thoả mãn vì trả được thù và cảm giác tự mãn vì mình mạnh mẽ và hấp dẫn.
– – – Ban đêm cô ấy gặp ác mộng rằng thằng bạn trai cũ tìm đến mình, bị đe doạ phải yêu nó và lấy nó, cô đang lương lự, thì vợ nó chạy tới, cả ba giằng co rồi cả ba cùng rơi xuống sông không rõ sống chết
– – – Khi các giấc mơ này được lặp lại vững chắc, nó thay đổi cảm xúc thực và ký ức thực của cô với anh bạn trai cũ
Hổ là con giáp đứng đầu về năng lực đối mặt với hiện thực và chấp nhận đầy đủ hiện thực. Một con hổ đực hoàn toàn có thể có rất nhiều mơ ước, mà hướng tới việc hiện thực hoá trong tương lai những điều nó đang làm hoặc chưa làm được trong hiện tại nhưng muốn làm. Mơ ước của hổ nói chung giống như là nghiên cứu tiền khả thi của một dự án mà chính hổ vừa là ông chủ vừa là người thực thi.
Hắc hổ có thể gọi là con hổ ảo nhất trong các loại hổ. Hắc hổ tấn công chính nó và đối tương thực bởi trạng thái mộng, và nó là phong thuỷ vần vũ của cõi mộng.
===
BẠCH HỔ
BẠCH HỔ là loài hổ cái mang tính huyền sử trong bộ Thanh Long Bạch Hổ Huyền Vũ Chu Tước. Trong bộ này Bach Hổ đối xứng với Chu Tước, đều là nữ, và kết đôi cùng Thanh Long, là nam. Bạch Hổ là quỹ đạo mặt trăng, hoặc người nữ có vận hành ứng với quỹ đạo mặt trăng.
Bạch Hổ vừa đối vừa ghép với chim
– Hổ mà tinh thần chim :
– Chim mang tinh thần hổ :
Nếu như mèo và rắn đều nằm trong bộ 12 con giáp, thì chim không nằm trong bộ này, rồi Bạch Hổ lại đối với Thanh Long, mà long là rồng, loài mà chúng ta không quan sát được trong thưc tế. Con chim ở trong vận hành Bạch Hổ chính là vận hành phong thuỷ của 11 con giáp con giáp còn lại quán chiếu sang Bạch Hổ. Điều này khiến cho Bạch Hổ sẽ vận hành toàn bộ vòng địa chi, nhưng xuất phát từ con giáp hổ. Bạch Hỗ vẫn luôn là một trong những bí ẩn lớn nhất của 12 con giáp.
Hổ nữ có năng lực trong các quan hệ song hành hai bên rất mạnh so với hổ nam chỉ chuyên đi quan hệ tôi là cá thể trung tâm và những thằng khác vây quanh tôi.
Bạch Hổ có 3 quan hệ cặp đôi chính
– Hoàng Hổ : Trong quan hệ này Bạch Hổ là quỹ đạo quanh mặt trời, là mặt trăng, còn Hoàng Hổ là măt trời trung tâm
– Ông 30 : Trong quan hệ này Ông 30 là hố đen, Bạch Hổ là đường chân trời sự kiện, hố trắng, là sao Kim
– Thanh Long : Trong quan hệ này Bạch Hổ là Trái đất hình và Trái đất âm thanh, Hằng Nga
Ví dụ 1 : Dòng huyền sử Hai Bà Trưng
Bà Man Thiện là một Bạch Hổ đích thực của toàn bộ các nữ anh hùng thời Hai Bà Trưng, và bà mới là nhân vật chính được thờ ở đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh. Bà Man Thiên có 3 đối xứng nam
– Tô Định là đối thủ của bà Man Thiện : Ông 30
– Văn Định, chồng bà là đối xứng song hành của bà Man Thiện : Thanh Long
– Hán Quang Vũ Đế là đối phương của bà Man Thiện : Hoàng Hổ
Phù điêu Bạch Hổ đối Thanh long ở hai bên gian chính điện thờ của đền Hai Bà Trưng Mê Linh vô cùng đặc biệt, vì nó mô tả Bạch Hổ Man Thiện trong cả ba quan hệ này.
Bạch Hổ có đối xứng âm là Chu Tước : Bạch Hổ giữ cấu trúc quỹ đạo và tâm, còn Chu Tước giữ vân hành giữa tâm và quỹ đạo. Bà Man Thiện có đối xứng âm là Chu Tước Đại Vương. Cho nên đền Trình của đền Hai Bà Trưng Mê Linh cần thờ Chu Tước Đại Vương, mà chính là một chuyển hoá đối xứng nữ của bà. Người đi đền Hai Bà Trưng Mê Linh phải gặp Chu Tước Đại Vương thì mới thực sự vân hành được luồng đi vào trung tâm đến, còn nếu đi thẳng vào trung tâm đền thì sẽ mất luồng, vì không trình người giữ luồng vận hành là Chu Tước Đại Vương.
Thế hệ sau của Bạch Hổ Man Thiện & Chu Tước Đại Vương là
– Trưng Trắc mất ở Hát Môn, đền thờ Hát Môn là Bạch Hổ, đối xứng với Trưng Nhị đền thờ ở Đồng Tâm gần bờ sông Hồng là Chu Tước
– Bát Nàn Đại Vương có đền thờ ở Đền Bát Nàn (nằm ở xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Đền Tiên La (2 xã Đoan Hùng và Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), và Đền Tân La (thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên) là Chu Tước, đối xứng với Hồ Đề là Bạch Hổ
Như vậy 1 cặp Bạch Hổ – Chu Tước, đã phân chia thành 2 cặp, và các thế hệ sau tiếp tục như vậy, cho đến chúng ta bây giờ như một quá trình phân bào sự sống. Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn hợp lại, để kết thúc chu kỳ Công nguyên tính từ thời Hai Bà Trưng đến nay.
Ví dụ 2 : Dòng huyền sử Âu Cơ – Lạc Long Quân
– Bạch Hổ/Chu Tước :
– – – Vụ Tiên, vợ Đế Minh là Chu Tước (mà cũng là Hồng Loan)
– – – Hương Vân Cái Bồ Tát, mẹ Kinh Dương Vương là Bạch Hổ (mà cũng là Hoa Cái)
– Bạch Hổ/Chu Tước
– – – Tiên Cát (thờ ở đền Tiên Cát, Bến Gót, Phú Thọ) vợ của Kinh Dương Vương là Bạch Hổ
– – – Bạch Hạc là Chu Tước
– Bạch Hổ/Chu Tước : Người sinh Bách Việt
– Chu Tước Âu Cơ người đi lên núi với 50 con
– Bạch Hổ Biển Đông, người đi cùng Lạc Long với 50 con
===
Như vậy ba dạng hổ nữ đều liên quan đến vận hành cảm xúc trong đó
– Bà chằn thiên về cảm xúc thân thể & ý chí thân thể
– Hắc hổ thiên về cảm xúc lý trí và ý chí lý trí
– Bạch hổ thiên về cảm xúc hoà quyện trong cả lý trí, ý chí và thân thể
===
CHẰN
Chằn tinh theo góc nhìn Phật giáo (Viên Sanh)
Chằn tinh trong văn hoá Khmer
Tượng chằn trong đời sông tâm linh của đồng bào khmer
Nghệ thuật điêu khắc
===
CON GIÁP DẦN CỦA PHỤ NỮ & ĐÀN ÔNG
===
Hổ anh là chúa sơn lâm
Hổ em xấu hổ, chui vào trong hang
Hổ anh rình nấp vồ mồi
Hổ em chỉ thích ngắm trăng dưới hồ
Hồ anh gầm để thị uy
Hồ em ló mặt dạ vâng rồi chuồn
Hổ anh trụ ở trung tâm
Hổ em lặng lẽ nằm ra ngoài rìa
Hổ anh ngửi thịt là ham
Hổ em chỉ biết ăn chay nghĩ nhiều
Hổ anh đen đỏ với cam
Hổ em bạch hổ, yêu loài thanh long
Hổ anh là loài hổ danh
Bên ngoài lẫm liệt, bên trong gầm gừ
Hổ em ở ẩn trong hang
Thách mày nhòm ngó, việc tao tao làm
Hổ vồ chính xác không sai
Con mồi nào cũng trúng ngay miệng hùm
Hổ rình rập, có tiến lùi
Con mồi đã chọn quyết là không buông
Hổ làm công việc phải xong
Làm bằng thực lực đứng đầu sơn lâm
Hổ dần là dần tận xương
Dần dần tiến tới, không cần rối ren
Đêm ông ba mươi tung hoành
Trời đêm lúc ấy không sao trăng gì
Suốt đời làm kẻ săn mồi
Đời ta chủ động, đói no tiến lùi
Bắt cọp phải vào trong hang
Còn săn đuổi cọp, ta thành mồi ngon
Diệt cọp, điệu hổ ly sơn
Trơ trơ chỗ trống, cọp thành nai tơ
Cọp hùm phải sống trong hang
Hang thời đã mất, rừng thì quá xa
Thanh thiên bạch nhật lộ ra
Hổ nằm hổ tiếc thời ta anh hùng
Hổ nhiều sắc cũng nhiều tên
Mãnh, chằn, cọp, hổ, hùm, beo với dần
Ông ba mươi, chúa sơn lâm
Bạch hổ, hắc hổ, cam vàng, đỏ, xanh
Hổ đơn độc không thích đông
Một mình gánh vác giang san giống nòi
Trên rừng một chúa sơn lâm
Trong tình yêu chỉ mình chàng cùng ta
Cọp nam chỉ thích làm vua
Ở trong tình cảm muốn là trung tâm
Đi ra ngoài phải dẫn đầu
Kéo bè kéo lũ thành tàu đi theo
Cọp nữ công tư phân minh
Không đem công việc về trong gia đình
Việc ai phận người ấy lo
Đứng ngoài quan sát, không ham tranh giành
Mất hổ thân tâm ươn hèn
Đối đầu không đặng, đường mình không đi
Ra ngoài luôn thành nạn nhân
Vất va vất vưởng, việc đành dở dang
Một thời khắc một việc thôi
Làm chưa xong việc, thân không nề hà
Mỗi công việc một mục tiêu
Mục tiêu chưa đạt, ta còn tập trung
Người nữ con giáp hổ dương
Thị chúng, ra lệnh, tao người chức to
Người nữ con giáp hổ âm
Buông rèm nhiếp chính, tầm nhìn tổng quan
Người nam con giáp hổ dương
Trung tâm ta đứng, mở mang bên ngoài
Người nam con giáp hổ âm
Tính toán tổng thể, diệt bay kẻ thù
Mất hổ cuộc đời vòng vo
Băn khoăn chẳng hiểu, sống chi thêm buồn
Mất hổ là mất bản thân
Mất hổ ta mất vòng tròn địa chi
===